Người bị oan sai gần 20 năm đã chết, sao chưa xin lỗi!

Hữu Long |

Trịnh Công Minh – người bị oan sai gần 20 năm vừa qua đời sau cơn bạo bệnh. Án oan Trịnh Công Minh đã rõ thế nhưng, đến nay vẫn chưa có một cá nhân, tập thể nào nhận trách nhiệm xin lỗi công khai và bồi thường cho người đã khuất.

>>> Miệt mài đòi công lý cho chồng bị án oan gần 20 năm 

Mỏi mòn tìm công lý

Bị tạm giam 18 tháng tù, trải qua 3 phiên tòa cùng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú suốt 17 năm là một “án tử” đối với cuộc sống của anh Trịnh Công Minh (trú thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana Đắk Lắk).

Mang án oan, anh Trịnh Công Minh và gia đình phải chịu ánh mắt dèm pha của hàng xóm, công việc làm ăn đổ bể…

Chị Tâm, vợ Trịnh Công Minh mong muốn cơ quan điều tra sớm giải quyết dứt điểm vụ án oan đối với chồng chị.
Chị Tâm, vợ anh Trịnh Công Minh mong muốn cơ quan điều tra sớm giải quyết dứt điểm vụ án oan đối với chồng chị.

20 năm mang thân phận trộm cắp là một thời gian dài với anh Trịnh Công Minh. Ấy thế mà với anh và gia đình, chưa một ngày họ từ bỏ niềm tin vào công lý để lấy lại danh dự của một công dân bình thường.

Anh Trịnh Công Minh nhiều lần chia sẻ, ước mơ lớn nhất của mình là được thừa nhận là người lương thiện để con cái tự hào về cha mẹ, được người hàng xóm nhìn nhận, hiểu thấu cho mối hàm oan mà anh phải chịu mấy chục năm qua.

Cuộc đời ngắn ngủi khi trên hành trình đi tìm công lý, anh Trịnh Công Minh chưa một lần bỏ cuộc, thế nhưng lại gục ngã bởi bệnh tật.

“Anh mất vào tháng 2 vừa qua sau một cơn bạo bệnh. Trước lúc lâm chung, anh giao hồ sơ, chứng cứ bị hàm oan của mình để tôi tiếp tục cầu cứu, lấy lại danh dự cho anh và gia đình. Anh qua đời đau đáu oan khuất, chết không nhắm được mắt” - chị Tống Thị Thanh Tâm, vợ anh Minh, đau lòng nói.

Từ đó, chặng đường đòi lại công lý của chồng được đặt hết lên vai chị Tâm, người đàn bà nhỏ bé.

Trách nhiệm bị đùn đẩy

Sau hàng trăm đơn thư gửi đến các cấp huyện, tỉnh và cả Trung ương, vụ án oan sai Trịnh Công Minh đã dần sáng tỏ.  

Anh Trịnh Công Minh bị bắt tạm giam và khởi tố vị tội trộm cắp tài sản nhưng ngay từ đầu, cơ quan điều tra không thu thập đủ chứng cứ buộc tội bị can. Thể hiện điều này, ngày 16.3.2015 (gần 17 năm kể từ ngày anh Minh bị tạm giam), Viện KSND huyện Krông Ana ra quyết định “Hủy bỏ biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú” đối với Trịnh Công Minh.

Sau ngày anh minh qua đời, chị Tâm vẫn mòn mỏi chờ đợi lời xin lỗi từ các cá nhân, tổ chức làm oan sai đối với anh Minh.
Sau ngày anh Minh qua đời, chị Tâm vẫn mòn mỏi chờ đợi lời xin lỗi từ các cá nhân, tổ chức làm oan sai đối với anh Minh.

Ba ngày sau, công an huyện ra quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can Trịnh Công Minh, do đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được tội phạm. 

“Từ đó đến nay, vẫn chưa có một cá nhân, cơ quan nào đứng ra nhận trách nhiệm, bồi thường cho gia đình tôi. 20 năm để chồng tôi bị oan sai, sao đến giờ vẫn không ai đứng ra xin lỗi!” – chị Tâm bức xúc.

Liên quan đế vụ án oan này, liên ngành huyện Krông Ana vào tháng 6.2015 đã có cuộc họp để làm rõ trách nhiệm các bên. Cuộc họp không tìm được tiếng nói chung bởi "Công an và Viện kiểm sát (VKS) khẳng định tòa án phải chịu trách nhiệm bồi thường. Không nhất trí, tòa án cho rằng, Công an và VKS phải chịu trách nhiệm bồi thường cho ông Trịnh Công Minh".

Thế là vụ án Trịnh Công Minh dù ai cũng hiểu oan sai, nhưng để kết luận ai là người bồi thường, xin lỗi quả không dễ dàng. Nhùng nhằng mãi đến ngày 28.8.2015, TAND tỉnh Đắk Lắk có thỉnh thị vụ án Trịnh Công Minh gửi TAND Tối cao đề nghị TAND Tối cao xin ý kiến chỉ đạo giải quyết dứt điểm vụ án.

Nhưng từ năm 2015 đến nay, TAND Tối cao chưa có câu trả lời. Án oan sai Trịnh Công Minh vì thế vẫn để ngỏ.

Liên quan vụ án Trịnh Công Minh, một lãnh đạo VKSND tỉnh Đắk Lắk thông tin, trong năm 2015, Viện cũng có văn bản thỉnh thị TAND tối cao  về việc làm rõ đơn vị nào chịu trách nhiệm khi để xảy ra oan sai. 

“Để xảy ra oan sai thì phải xin lỗi, bồi thường theo đúng quy định. Viện kiểm sát không né tránh nếu để xảy ra oan sai. Nói vậy nhưng TAND tối cao đến nay chưa kết luận cơ quan nào để xảy ra oan sai” – lãnh đạo VKSND tỉnh Đắk Lắk nói.  

Ngày 2.2.1997, công an phát hiện xe máy bị mất cắp tại thị trấn Buôn Trấp nên bắt khẩn cấp và khởi tố, tạm giam Trịnh Công Minh sau đó về tội trộm cắp tài sản.

Ngày 22.7.1998, VKSND huyện Krông Ana ra quyết định áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Minh - lúc này ông Minh bị giam giữ gần 18 tháng.

Ngày 12.10.1997, TAND huyện Krông Ana mở phiên tòa sơ thẩm, tuyên phạt ông Minh 12 tháng tù giam về tội trộm cắp tài sản.

Ngày 18.12.1997, TAND tỉnh xét xử phúc thẩm, tuyên hủy án sơ thẩm.

Tại phiên tòa sơ thẩm lần hai, TAND huyện Krông Ana tiếp tục trả hồ sơ cho VKS bổ sung chứng cứ.

Mãi đến năm 2015, vụ án Trịnh Công Minh mới được sáng tỏ.

Hữu Long
TIN LIÊN QUAN

Chủ tịch TPHCM gặp người dân oan sai ở Thủ Thiêm

M.Q |

Sáng 18.10, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong tiếp xúc với người dân trong phần diện tích 4,3 ha (khu phố 1, P.Bình An, Q.2) - khu vực vừa được Thanh tra Chính phủ xác định nằm ngoài ranh giới dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Oan sai trong vụ án “hai trẻ yêu nhau” ở Tây Ninh: Vẫn chưa được bồi thường

Phùng Bắc |

Bị cấp sơ thẩm tuyên 8 năm tù giam, bị bắt giam gần hai năm, sau nhiều lần xét xử, ngày 11.7 Toà án cấp phúc thẩm tuyên Đặng Thanh Tuấn không có tội, được trả tự do, tuy nhiên đến nay (23.9), VKS Tây Ninh vẫn chưa chấp nhận bồi thường oan sai...

Quy định mới về án treo: Hạn chế oan sai vì “chiều hướng dư luận”?

CAO NGUYÊN |

Mới đây, Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ Luật Hình sự về án treo đã bỏ nội dung “không cho phép hưởng án treo đối với trường hợp người phạm tội mà hành vi phạm tội gây ra bị dư luận xã hội lên án”. Nhiều ý kiến cho là cần thiết nhằm tránh tạo áp lực cho người tiến hành tố tụng, ngoài ra, có thể hạn chế được oan sai theo chiều hướng dư luận.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Chủ tịch TPHCM gặp người dân oan sai ở Thủ Thiêm

M.Q |

Sáng 18.10, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong tiếp xúc với người dân trong phần diện tích 4,3 ha (khu phố 1, P.Bình An, Q.2) - khu vực vừa được Thanh tra Chính phủ xác định nằm ngoài ranh giới dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Oan sai trong vụ án “hai trẻ yêu nhau” ở Tây Ninh: Vẫn chưa được bồi thường

Phùng Bắc |

Bị cấp sơ thẩm tuyên 8 năm tù giam, bị bắt giam gần hai năm, sau nhiều lần xét xử, ngày 11.7 Toà án cấp phúc thẩm tuyên Đặng Thanh Tuấn không có tội, được trả tự do, tuy nhiên đến nay (23.9), VKS Tây Ninh vẫn chưa chấp nhận bồi thường oan sai...

Quy định mới về án treo: Hạn chế oan sai vì “chiều hướng dư luận”?

CAO NGUYÊN |

Mới đây, Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ Luật Hình sự về án treo đã bỏ nội dung “không cho phép hưởng án treo đối với trường hợp người phạm tội mà hành vi phạm tội gây ra bị dư luận xã hội lên án”. Nhiều ý kiến cho là cần thiết nhằm tránh tạo áp lực cho người tiến hành tố tụng, ngoài ra, có thể hạn chế được oan sai theo chiều hướng dư luận.