Mượn thẻ thẩm định viên để lập công ty định giá tài sản ở vụ Vạn Thịnh Phát

Việt Dũng |

Trong số các bị can thuộc các công ty thẩm định giá, nâng khống giá trị tài sản của hệ sinh thái Tập đoàn Vạn Thịnh Phát để SCB giải ngân, Lê Huy Khánh liên đới gây thiệt hại hơn 11.714 tỉ đồng của ngân hàng này.

Trong số 86 người bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đề nghị truy tố trong vụ sai phạm tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị liên quan, có một số cá nhân là tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc các công ty thẩm định giá bị cáo buộc “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”.

Theo cáo buộc, bị can Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã trực tiếp chỉ đạo hoặc qua các đối tượng: Nguyễn Phương Hồng, Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung... để chỉ đạo các đối tượng tại Ngân hàng SCB, Vạn Thịnh Phát, đơn vị thẩm định giá tài sản đảm bảo thực hiện các thủ đoạn: Tạo lập khách hàng vay vốn khống, thuê/nhờ người đứng tên tài sản; Tạo lập hồ sơ vay vốn khống; Đưa tài sản đảm bảo được định giá trị, để tạo ra một bộ hồ sơ đúng như quy định nhằm che giấu, đối phó với các cơ quan thanh tra, kiểm tra, thực chất là để “rút ruột” Ngân hàng SCB.

Theo C03, năm 2019, Lê Huy Khánh liên hệ với La Xuân Phước, Phùng Xuân Khánh, Phan Công Hoàng Hiến để mượn Thẻ thẩm định viên, thành lập Công ty TNHH Thẩm định giá Tầm Nhìn Mới. Khánh làm giám đốc, đại diện theo pháp luật của công ty này.

Tháng 12.2021, Khánh thống nhất với Hồ Bình Minh - Phó Giám đốc Công ty TNHH Thẩm định giá MHD về việc nhận thẩm định, phát hành chứng thư thẩm định giá nâng khống giá trị tài sản, ghi lùi ngày chứng thư để SCB sử dụng, hợp thức hồ sơ tài sản đảm bảo, giải ngân cho vay.

Khánh thừa nhận, Công ty mới bắt đầu hoạt động từ tháng 3.2022 nhưng theo đề nghị của Hồ Bình Minh đã ký phát hành các chứng thư, báo cáo thẩm định giá lùi thời gian năm 2020, 2021 để hợp thức một số hồ sơ vay cho SCB. Qua đó, Khánh được Minh thanh toán khoảng 100-200 triệu đồng.

C03 cáo buộc, Khánh đã ký phát hành 2 Chứng thư Thẩm định giá, nâng khống giá trị tài sản và ghi lùi ngày phát hành chứng thư gồm: Quyền sử dụng đất tại Dự án Khu dân cư xã Long Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai và Quyền sử dụng đất tại số 100 đường Hùng Vương, phường 9, quận 5, TPHCM. Từ đó, SCB đã giải ngân cho 3 khách hàng vay tổng 14.570 tỉ đồng.

Hành vi của Khánh đã liên đới gây thiệt hại cho SCB số tiền hơn 11.714 tỉ đồng.

Phối cảnh dự án Saigon Peninsula (hay còn gọi Dự án Mũi Đèn Đỏ) từng được tập đoàn Vạn Thịnh Phát thông tin rầm rộ vào giai đoạn 2014 - 2015. Ảnh: Anh Tú
Phối cảnh dự án Saigon Peninsula (hay còn gọi Dự án Mũi Đèn Đỏ) từng được tập đoàn Vạn Thịnh Phát thông tin rầm rộ vào giai đoạn 2014 - 2015. Ảnh: Anh Tú

Với Hồ Bình Minh, C03 xác định bị can này giữ chức Phó Giám đốc Công ty TNHH Thẩm định giá MHD. Khoảng giữa năm 2020, Minh thống nhất với nhân viên Phòng Tái thẩm định SCB về việc thẩm định giá tài sản theo yêu cầu của ngân hàng này.

Theo C03, Minh không thừa nhận hành vi phạm tội song cơ quan điều tra khẳng định, có đủ cơ sở bị can có hành vi thông đồng với Ngân hàng SCB để nâng khống giá trị tài sản, phát hành lùi ngày chứng thư. Minh cùng Khánh liên đới gây thiệt hại cho SCB hơn 11.714 tỉ đồng.

Về bị can Minh, C03 đề nghị xử lý nghiêm để đảm bảo răn đe.

Trong số các bị can tham gia thẩm định giá theo yêu cầu của Ngân hàng SCB còn có Trần Thị Kim Ngân - Tổng Giám đốc Công ty CP Thẩm định giá Thiên Phú.

Từ tháng 8 đến tháng 12.2020, Ngân đã ký phát hành 2 Chứng thư Thẩm định giá nâng khống giá trị tài sản và ghi lùi ngày phát hành chứng thư cho các tài sản: Dự án khu công viên Mũi Đèn Đỏ và Khu nhà ở đô thị tại phường Phú Thuận, quận 7, TPHCM; Quyền sử dụng đất tại ô 100 đường Hùng Vương, phường 9, quận 5, TPHCM. Từ đó, SCB đã giải ngân cho 65 khách hàng số tiền vay hơn 105.656 tỉ đồng. Sai phạm của Ngân đã liên đới gây thiệt hại cho SCB hơn 110.000 tỉ đồng.

Sở dĩ Công ty của Ngân được tham gia vào việc thẩm định giá cho SCB là do Trần Văn Nhị - Phó Giám đốc Công ty TNHH Hãng kiểm toán và định giá ATC môi giới.

Nhị có mối quan hệ quen biết với Nguyễn Phương Hồng - cán bộ SCB nên được người này nhờ tìm kiếm các công ty thẩm định giá tài sản đảm bảo cho SCB.

Năm 2020, theo yêu cầu của SCB, Nhị đã liên hệ, giao cho Ngân phát hành chứng thư thẩm định giá cho các tài sản trên. Sau khi nhận chứng thư thẩm định giá từ Ngân, Nhị giao lại cho SCB và nhận thanh toán bằng tiền mặt để thanh toán cho Ngân. Nhị bị cáo buộc liên đới gây thiệt hại cho SCB số tiền hơn 110.000 tỉ đồng.

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Căn cứ đề nghị truy tố, xét xử vắng mặt 5 cựu sếp SCB ở vụ Vạn Thịnh Phát

Việt Dũng |

Trong số 86 người bị đề nghị truy tố do có sai phạm liên quan vụ án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị liên quan, có 5 bị can là cựu lãnh đạo nhà băng này.

Chiêu dùng người của bà chủ Vạn Thịnh Phát khi thâu tóm Ngân hàng SCB

Việt Dũng |

Bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, ngoài tuyển chọn, giao nhiệm vụ cho những người thân tín giữ các chức vụ cao tại SCB, trả lương 200-500 triệu đồng/tháng, còn thưởng lượng lớn cổ phần của ngân hàng này với một số cá nhân.

Những cựu sếp SCB dưới cái bóng lớn của bà chủ Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan

Việt Dũng |

Với những hồ sơ được mã hoá riêng bằng ký hiệu “HSTT” được dành riêng việc cho vay trái quy định pháp luật của SCB với cá nhân, pháp nhân Tập đoàn Vạn Thịnh Phát do bị can Trương Mỹ Lan làm chủ và lãnh đạo, cán bộ nào phản ứng đều bị cho nghỉ việc hoặc phải chấp nhận làm sai.

Đại tá Phạm Ngọc Phương giữ chức Trợ lý Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Vương Trần |

Đại tá Phạm Ngọc Phương - Vụ trưởng, Thư ký Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương được bổ nhiệm giữ chức Trợ lý Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

Hoà Bình xem xét cho mỏ đá nhiều tai tiếng hoạt động trở lại

Minh Nguyễn |

Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) vừa có văn bản đề nghị UBND tỉnh Hoà Bình cho phép mỏ đá Hang Voi tại huyện Lạc Thuỷ hoạt động trở lại. Đây là mỏ đá từng mắc nhiều vi phạm, bị tố làm nứt nhà dân và xảy ra vụ tai nạn lao động chết người.

Nữ Chủ tịch Công đoàn sát sao vì quyền lợi của người lao động

Đinh Đại |

Hòa Bình - Trong suốt 10 năm công tác, chị Vũ Thị Sâm - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH GGS Việt Nam (KCN Hòa Bình) - luôn được đồng nghiệp, lãnh đạo và các đoàn viên yêu quý vì đã có những ý tưởng, dự án nhằm cải thiện sức khỏe, đời sống cho người lao động trong công ty.

Lí do Ngoại ngữ không còn là môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc

Vân Trang |

Từ kì thi tốt nghiệp THPT năm 2025, Ngoại ngữ không phải là môn bắt buộc.

Lần thứ 3 xử phạt Công ty Truyền thông WPP do vi phạm quảng cáo

KHÁNH AN |

Mới đây, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (GroupM) do doanh nghiệp này vi phạm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới. Đây là lần thứ 3 Công ty WPP bị phạt trong năm.

Căn cứ đề nghị truy tố, xét xử vắng mặt 5 cựu sếp SCB ở vụ Vạn Thịnh Phát

Việt Dũng |

Trong số 86 người bị đề nghị truy tố do có sai phạm liên quan vụ án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị liên quan, có 5 bị can là cựu lãnh đạo nhà băng này.

Chiêu dùng người của bà chủ Vạn Thịnh Phát khi thâu tóm Ngân hàng SCB

Việt Dũng |

Bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, ngoài tuyển chọn, giao nhiệm vụ cho những người thân tín giữ các chức vụ cao tại SCB, trả lương 200-500 triệu đồng/tháng, còn thưởng lượng lớn cổ phần của ngân hàng này với một số cá nhân.

Những cựu sếp SCB dưới cái bóng lớn của bà chủ Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan

Việt Dũng |

Với những hồ sơ được mã hoá riêng bằng ký hiệu “HSTT” được dành riêng việc cho vay trái quy định pháp luật của SCB với cá nhân, pháp nhân Tập đoàn Vạn Thịnh Phát do bị can Trương Mỹ Lan làm chủ và lãnh đạo, cán bộ nào phản ứng đều bị cho nghỉ việc hoặc phải chấp nhận làm sai.