Mỗi công dân chỉ có một căn cước điện tử

Việt Dũng |

Theo lãnh đạo Bộ Công an, việc thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công trên môi trường điện tử phải sử dụng căn cước điện tử.

Tài khoản định danh điện tử tương đương thẻ căn cước

Theo Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Luật Căn cước công dân mới chỉ tập trung vào việc quản lý công dân qua Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, qua thẻ căn cước công dân mà chưa có quy định về tài khoản định danh điện tử (căn cước điện tử) đối với cá nhân trên môi trường điện tử.

Quy định của pháp luật về các vấn đề trên chủ yếu được quy định ở các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật, văn bản dưới luật (như Nghị định số 137/2015, Nghị định số 37/2021, Nghị định số 59/2022 quy định về định danh và xác thực điện tử…).

Trong khi đó, đây là vấn đề lớn, tác động rộng rãi đến nhiều chủ thể khác nhau bao gồm: các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức, doanh nghiệp được giao thực hiện một số dịch vụ công;

Và tổ chức, cá nhân khác nên cần được luật hóa để bảo đảm đúng tinh thần của Hiến pháp là các quy định liên quan đến quyền con người, quyền công dân cần phải ban hành dưới hình thức luật (khoản 2 Điều 14 Hiến pháp), bảo đảm, bảo vệ được quyền, lợi ích chính đáng của cá nhân.

Do vậy, việc mở rộng, bổ sung phạm vi điều chỉnh của Luật Căn cước công dân (bao hàm cả nội dung về tài khoản định danh điện tử) là cần thiết và đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay.

Luật Căn cước công dân năm 2014 đã quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và quản lý, cấp thẻ căn cước công dân.

Tuy nhiên, để bảo đảm việc quản lý dân cư được toàn diện, cần ứng dụng tối đa công nghệ thông tin vào công tác quản lý. Theo đó, việc bổ sung quy định về tài khoản định danh điện tử, việc quản lý người gốc Việt Nam là rất cần thiết.

Thực tiễn hiện nay, trên cơ sở khai thác, xác thực thông tin trong dữ liệu căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Công an cũng đang triển khai cấp tài khoản định danh điện tử cho công dân (theo Nghị định số 59/2022).

Giá trị sử dụng của tài khoản định danh điện tử là tương đương với thẻ căn cước công dân. Do vậy, việc quy định những nội dung này tại dự án Luật là phù hợp.

Mỗi công dân có 1 căn cước điện tử

Luật Căn cước công dân (sửa đổi) dự kiến được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2024. Thời điểm này cũng phù hợp với quy định về thời gian chuyển tiếp để áp dụng tài khoản định danh điện tử quy định tại Nghị định số 59/2022/NĐ-CP.

Do vậy, không cần thiết phải bổ sung quy định chuyển tiếp về áp dụng tài khoản định danh điện tử tại dự thảo Luật này.

Theo Bộ Công an, Luật Căn cước mới sẽ mở rộng, tích hợp nhiều thông tin khác của công dân và người gốc Việt Nam trong cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước.

Điều đó để trực tiếp phục vụ cho việc ứng dụng tiện ích của thẻ căn cước, căn cước điện tử, kết nối, chia sẻ, thông tin người dân, phân tích, thiết lập bản đồ số dân cư, như bổ sung thông tin khác được chia sẻ từ cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành…

Tất cả để bảo đảm hiệu quả triển khai Đề án 06 của Chính phủ.

Trong dự thảo Luật Căn cước công đề cập đến căn cước điện tử. Người dân sử dụng căn cước điện tử sẽ có nhiều tiện lợi trong các thủ tục giao dịch hành chính.

Đây là một trong những quy định được bổ sung; theo đó, thông tin căn cước của người dân chính là thông tin dùng để xác định danh tính điện tử và tạo lập tài khoản định danh điện tử (gọi là căn cước điện tử).

Mỗi công dân chỉ có 1 căn cước điện tử là tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an tạo lập; việc thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công trên môi trường điện tử phải sử dụng căn cước điện tử.

Căn cước điện tử được sử dụng để thực hiện các giao dịch, hoạt động khác theo nhu cầu của người dân. Căn cước điện tử có giá trị sử dụng tương đương như việc sử dụng thẻ căn cước trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ căn cước;

Có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ, tài liệu đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó.

Hiện nay, hệ thống định danh và xác thực điện tử được thiết kế có thể đáp ứng được 180 triệu lượt truy cập/ngày vào ứng dụng VNeID.

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Từng bước thay thế giấy tờ cá nhân trên cơ sở tích hợp căn cước công dân

Vương Trần |

Đề án 06 của Chính phủ xác định: Bảo đảm từng bước thay thế các giấy tờ cá nhân trên cơ sở tích hợp, xác thực các thông tin, giấy tờ cá nhân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để chỉ cần sử dụng thẻ căn cước công dân, ứng dụng định danh điện tử quốc gia (VNeID).

Băn khoăn về bảo đảm bí mật cá nhân ở thẻ căn cước công dân

Việt Dũng |

Người dân băn khoăn về việc thẻ căn cước công dân gắn chip tích hợp nhiều thông tin cá nhân nên người khai thác sẽ biết được "bí mật cá nhân".

Xem xét cấp thẻ căn cước công dân cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Quang Việt |

Trong Dự thảo Luật Căn cước, Bộ Công an đã đề cập đến việc, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn xem xét cấp căn cước công dân.

Phát hiện một quả bom hơn 500kg ở sông Đuống, Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Quả bom dài khoảng hơn 2m, đường kính từ 40-45cm, nặng khoảng hơn 500kg, cách mặt nước 10m, vị trí quả bom gần trạm bơm Tình Quang, cách bờ sông Đuống khoảng 50m.

Đằng sau những khoảnh khắc kinh điển quy tụ dàn siêu sao đắt giá thế giới

Huyền Chi |

Sau 20 năm, bìa tạp chí có sự góp mặt của Tom Hanks, Tom Cruise, Brad Pitt... vẫn được coi là một khoảnh khắc kinh điển.

Bắt giữ nhóm côn đồ nhí cầm giáo nhọn đuổi đánh người ở Hải Phòng

Băng Tâm |

Chiều 30.4, thông tin từ Tổ công tác HP22 Công an TP.Hải Phòng, đơn vị vừa bắt giữ nhóm thanh niên mang hung khí đi hành hung một nam giới trong cửa hàng tạp hoá.

Có một Hà Nội rất khác trong những ngày nghỉ lễ

Tô Thế |

Hà Nội - Khác với sự vội vã, chật chội những ngày bình thường, Hà Nội những ngày nghỉ lễ trở nên yên ắng, đường phố vắng lặng hơn.

Còn xa tuổi nghỉ hưu nhưng đã khó xin việc

Minh Ánh - Văn Thắng |

Bà Nguyễn Thị Năm, 48 tuổi, Hà Nam là công nhân có gần 15 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực may, sản xuất đồ chơi. Dù còn xa tuổi nghỉ hưu, nhưng từ cuối năm 2023, bà Năm quyết định nghỉ việc tại một công ty đồ chơi nước ngoài, vì lí do phải chịu nhiều áp lực từ phía quản lý. Sau nghỉ việc, bà Năm rơi vào cảnh khó xin việc làm vì nhiều doanh nghiệp không nhận lao động ngoài 40 tuổi.

Từng bước thay thế giấy tờ cá nhân trên cơ sở tích hợp căn cước công dân

Vương Trần |

Đề án 06 của Chính phủ xác định: Bảo đảm từng bước thay thế các giấy tờ cá nhân trên cơ sở tích hợp, xác thực các thông tin, giấy tờ cá nhân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để chỉ cần sử dụng thẻ căn cước công dân, ứng dụng định danh điện tử quốc gia (VNeID).

Băn khoăn về bảo đảm bí mật cá nhân ở thẻ căn cước công dân

Việt Dũng |

Người dân băn khoăn về việc thẻ căn cước công dân gắn chip tích hợp nhiều thông tin cá nhân nên người khai thác sẽ biết được "bí mật cá nhân".

Xem xét cấp thẻ căn cước công dân cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Quang Việt |

Trong Dự thảo Luật Căn cước, Bộ Công an đã đề cập đến việc, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn xem xét cấp căn cước công dân.