Mạo danh công ty tài chính, lừa đảo cho vay tiêu dùng dịp cuối năm

Bảo Chương |

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, rất nhiều người thu nhập thấp, công nhân lao động đã tìm đến các thông tin cho vay tiền tiêu dùng được quảng cáo trên facebook hoặc zalo. Cứ nghĩ là vay tiền từ công ty tài chính như ngân hàng, nhưng sau đó nhiều người lao động mới “té ngửa” mình đã “sập bẫy” vay tiêu dùng lãi suất cao hoặc rơi vào tình trạng bị lừa đảo.

Sập bẫy vay tiêu dùng lãi suất “cắt cổ”

Phản ánh đến phóng viên báo Lao Động, anh Huy Cường là công nhân xây dựng ở khu vực phường Phú Hữu, thành phố Thủ Đức cho biết, do thời gian qua bị ảnh hưởng dịch COVID-19 nên công ty xây dựng của anh không có công việc, thu nhập không có để trang trải chi phí thuê nhà nên anh đã tìm hiểu thông tin về việc vay tiền từ một số mẩu quảng cáo của các công ty tài chính trên zalo do bạn anh chia sẻ. Cũng biết về các app vay tiền lãi suất cao nên anh cứ nghĩ vay qua các công ty tài chính này sẽ ổn hơn. Anh liên hệ với một trang quảng cáo của một công ty tài chính có tên Sanvaytien... và được hướng dẫn sẽ hỗ trợ cho vay tối đa 10 triệu không cần chứng minh thu nhập, chỉ cần cung cấp CMND và điạ chỉ thường trú cùng tên và số điện thoại người thân. Anh được hướng dẫn khai các thông tin này trên một trang web có tên Tienoi...

Sau khi cung cấp các thông tin cần thiết, anh được một nhân viên liên hệ thông báo sẽ giải ngân cho anh vay số tiền 10 triệu đồng trong vòng 30 ngày nhưng số tiền vay sẽ bị trừ phí 700.000 đồng. Sau khi được giải ngân tiền vay thì anh nhận được thông tin thông báo về số tiền anh sẽ phải trả sau 30 ngày đó là 15.100.000 đồng. Sau khi nhờ một số người tư vấn thì anh mới bị sốc khi biết lãi suất mà công ty này cho anh vay lên đến 51%/1 tháng, tương đương hơn 600%/1 năm. Đó là còn chưa kể bị cộng thêm khoản phí quá cao.

Do quá khó khăn tài chính anh vẫn phải cắn răng và hiện nay do vẫn chưa có công việc làm nên anh đang bị chậm trả nợ và từ đó đến nay, mỗi ngày anh nhận cả chục cuộc điện thoại đòi nợ, yêu cầu trả gốc, lãi cho khoản vay này.

Trường hợp của anh Cường không phải là hiếm khi thời gian qua vẫn nhiều người lên mạng tìm hiểu nơi vay vốn rồi dính phải "tín dụng đen". Chị Thuyết, công nhân nhà máy làm việc tại Khu chế xuất Tân Thuận cho biết chị cũng lên mạng vào một facebook có tên "hỗ trợ vay tiền nhanh" với nhiều quảng cáo chương trình vay hỗ trợ tiêu dùng. Chị cũng liên hệ vay số tiền 10 triệu phải trả trong vòng 25 ngày, nhưng số tiền thực nhận chưa tới 8 triệu đồng vì bị trừ phí và tiền lãi trả trước trong vài ngày.

Xuất hiện nhiều chiêu lừa đảo mới

Những ngày gần đây, các ngân hàng liên tục phát đi cảnh báo về những thủ đoạn mới của tội phạm nhằm đánh cắp thông tin tài khoản, lừa chiếm đoạt tiền trái phép của khách hàng.

Cụ thể, Ngân hàng VPBank cho biết, thời gian qua kẻ gian thường sử dụng các chiêu thức lừa đảo giả danh nhân viên ngân hàng gọi điện thoại, nhắn tin mời mở thẻ, cấp khoản vay sau đó yêu cầu khách đóng phí bảo hiểm thẻ qua dịch vụ bưu điện và chiếm đoạt tiền trái phép. Thậm chí, gần đây, tội phạm lừa đảo còn có những thủ đoạn tinh vi hơn là gọi điện mời khách hàng tham dự hội thảo để lừa mua sản phẩm liên kết với các đối tác.

Lãnh đạo ngân hàng này khẳng định, ngân hàng không bao giờ yêu cầu khách nhận thẻ hay nộp bất kỳ loại thẻ nào tại các bưu cục. Bên cạnh đó, VPBank cũng không cung cấp thông tin của khách hàng cho bất kỳ đối tác liên kết nào để dự hội thảo.

Vietcombank mới đây cũng phát đi cảnh báo cho biết, cận Tết hằng năm luôn là thời điểm nhu cầu giao dịch tăng cao đột biến, đặc biệt là các giao dịch mua sắm trực tuyến. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mà các hoạt động gian lận, lừa đảo tài chính diễn ra phức tạp với các thủ đoạn ngày càng tinh vi. Để bảo vệ thông tin và tài sản cá nhân, Vietcombank cảnh báo một số thủ đoạn mà các đối tượng lừa đảo thường xuyên sử dụng để đánh cắp tiền của khách hàng.

Theo đó, đối tượng lừa đảo thường tìm cách lấy cắp các thông tin dịch vụ ngân hàng của khách, từ đó truy cập và chiếm đoạt tiền từ tài khoản. Một số thủ đoạn phổ biến đã được ghi nhận như giả mạo website/Fanpage ngân hàng và gửi đường link giả mạo để khách hàng nhập thông tin; lừa khách cài đặt phần mềm gián điệp; giả danh nhân viên ngân hàng, tòa án, cảnh sát yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin. Bên cạnh đó, các đối tượng tội phạm còn sử dụng thủ đoạn lừa khách hàng tự chuyển tiền đến tài khoản của kẻ gian.

Để bảo vệ an toàn tài khoản ngân hàng điện tử, tránh mất tiền oan, các ngân hàng khuyến cáo khách hàng cần tuyệt đối bảo mật số CMND, số điện thoại, địa chỉ email, mật khẩu đăng nhập, mã SmartOTP, số thẻ... Cảnh giác với điện thoại, tin nhắn, email xưng danh nhân viên ngân hàng tiếp thị và hướng dẫn vay vốn không rõ ràng và yêu cầu phải chuyển khoản, thu phí mở thẻ, vay vốn. Khách hàng tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ để tránh bị kẻ gian lấy cắp thông tin cá nhân và sử dụng trái phép…

Công an TPHCM cảnh báo thủ đoạn mạo danh Công ty tài chính cho vay tiền để lừa đảo

Công an TPHCM cũng vừa phát đi cảnh báo phương thức, thủ đoạn mạo danh các công ty tài chính cho vay tiền để lừa đảo, chiếm đoạt số tiền bảo hiểm khoản vay của khách hàng mà không giải ngân tiền vay cho khách. Cụ thể, các đối tượng lập ra các fanpage trên mạng xã hội như facebook, zalo lấy tên các Công ty tài chính. Sau đó, chạy quảng cáo và cho vay tiền với lãi suất thấp. Thủ tục vay tiền với điều kiện đơn giản (khách hàng chỉ cần chụp ảnh chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu hoặc bằng lái xe, biên lai tiền điện hằng tháng gửi qua zalo). Từ thông tin của khách hàng thu thập được, các đối tượng liên lạc giả tư vấn cho vay theo kịch bản đã biên soạn sẵn; trong đó chúng yêu cầu khách hàng khi vay tiền đều phải đóng tiền bảo hiểm rủi ro cho khoản vay (khoảng vài trăm đến vài triệu đồng tùy thuộc vào số tiền cần vay). Khi người vay đồng ý theo các nội dung vay tiền (chốt đơn), thông qua các công ty chuyển phát nhanh các đối tượng gửi cho người vay bản hợp đồng tín dụng giả (có sử dụng con dấu giả với tên của các công ty) để tạo lòng tin cho người vay. Nhân viên của các công ty chuyển phát nhanh khi giao gói hàng chuyển phát cho khách hàng sẽ thu khoản tiền bảo hiểm rủi ro từ khách vay. Sau khi nhận được tiền, các đối tượng sẽ chặn liên lạc với khách hàng và không giải ngân bất cứ khoản cho vay nào.

Bảo Chương
TIN LIÊN QUAN

Công nhân vay tiêu dùng: Vay một lần là… sợ

Bảo Hân |

Nghe theo lời quảng cáo thủ tục nhanh, gọn, nhiều công nhân (CN) đã vay tiêu dùng để có tiền trang trải sinh hoạt trước mắt. Nhưng sau khi vay, họ mới hối hận bởi số tiền phải trả thường phải gần gấp đôi số tiền vay và thường xuyên phải sống trong nỗi lo lắng, bất an.

Thận trọng khi vay tiêu dùng qua Zalo Bank

Văn Nguyễn |

Trong các ngày gần đây, trên ứng dụng mạng Zalo xuất hiện các thông tin liên quan đến việc cho vay tín chấp và các sản phẩm tài chính cá nhân dưới tên gọi Zalo Bank dễ gây lầm tưởng mạng xã hội này được phép triển khai các hoạt động liên quan đến cho vay tín chấp. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, các thủ tục xét duyệt khoản vay, cấp hạn mức cho vay, không cần tài sản đảm bảo... một cách dễ dàng sẽ tiềm ẩn rủi ro...

Cảnh giác với bẫy vay tiêu dùng thời điểm dịch

Huân Cao - Quân Trường |

Do dịch COVID-19 nên nhiều người gặp khó khăn về tài chính, nắm bắt thời điểm này, nhiều công ty tài chính, dịch vụ cho vay qua app và các đối tượng cho vay nóng đã “giăng bẫy” khắp nơi để đưa người vay vào tròng. Công an TPHCM vừa triệt phá, bắt giữ một nhóm người hoạt động tín dụng đen, cho khoảng 60.000 khách vay nặng lãi qua app với số tiền khoảng 100 tỉ đồng.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Công nhân vay tiêu dùng: Vay một lần là… sợ

Bảo Hân |

Nghe theo lời quảng cáo thủ tục nhanh, gọn, nhiều công nhân (CN) đã vay tiêu dùng để có tiền trang trải sinh hoạt trước mắt. Nhưng sau khi vay, họ mới hối hận bởi số tiền phải trả thường phải gần gấp đôi số tiền vay và thường xuyên phải sống trong nỗi lo lắng, bất an.

Thận trọng khi vay tiêu dùng qua Zalo Bank

Văn Nguyễn |

Trong các ngày gần đây, trên ứng dụng mạng Zalo xuất hiện các thông tin liên quan đến việc cho vay tín chấp và các sản phẩm tài chính cá nhân dưới tên gọi Zalo Bank dễ gây lầm tưởng mạng xã hội này được phép triển khai các hoạt động liên quan đến cho vay tín chấp. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, các thủ tục xét duyệt khoản vay, cấp hạn mức cho vay, không cần tài sản đảm bảo... một cách dễ dàng sẽ tiềm ẩn rủi ro...

Cảnh giác với bẫy vay tiêu dùng thời điểm dịch

Huân Cao - Quân Trường |

Do dịch COVID-19 nên nhiều người gặp khó khăn về tài chính, nắm bắt thời điểm này, nhiều công ty tài chính, dịch vụ cho vay qua app và các đối tượng cho vay nóng đã “giăng bẫy” khắp nơi để đưa người vay vào tròng. Công an TPHCM vừa triệt phá, bắt giữ một nhóm người hoạt động tín dụng đen, cho khoảng 60.000 khách vay nặng lãi qua app với số tiền khoảng 100 tỉ đồng.