“Lợi ích nhóm” thể hiện rõ trong sai phạm của Trịnh Xuân Thanh

CAO NGUYÊN |

Hôm qua (15.1), phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng và 21 bị cáo khác được tiếp tục với phần tranh tụng công khai. Đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại tòa đã tham gia đối đáp với các luận điểm gỡ tội của các luật sư bào chữa. Theo đó, đại diện Viện Kiểm sát (VKS) bác gần như toàn bộ quan điểm của luật sư bào chữa cũng như của các bị cáo liên quan đến 2 tội “Cố ý làm trái…” và “Tham ô tài sản”.

PVC không đủ năng lực làm tổng thầu EPC

Đại diện VKS phân tích, theo tài liệu có trong hồ sơ, ngay từ năm 2010, PVC đã khó khăn về nguồn vốn để nhận chuyển nhượng phần vốn góp của Tổng Công ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam (PVFC) tại một số dự án.

Công văn số 3894/XLDK-TCKT ngày 9.9.2011 của PVC gửi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) về việc báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của PVC 8 tháng đầu năm 2011 có nêu: “… Các dự án PVC nhận chuyển nhượng từ PVFC đa số là các dự án bất động sản đang gặp rất nhiều khó khăn do thiếu vốn, dự án đình trệ, tiền bán hàng thu hồi chậm, ảnh hưởng lớn tới dòng tiền và tình hình sản xuất kinh doanh của PVC và các đơn vị thành viên. Do đó, để duy trì và triển khai các dự án này, PVC đã phải hỗ trợ vốn sản xuất kinh doanh và trả lãi khoản vay thay cho các đơn vị…”.

Ban lãnh đạo PVC đã biết về thực trạng tài chính của PVC và PVN được biết tình hình tài chính của PVC là không lành mạnh khi chỉ định thầu đối với PVC. Tại phiên tòa, bị cáo Phạm Tiến Đạt (nguyên Kế toán trưởng PVC) đã khai, có Báo cáo số 81 báo cáo Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc PVC về tình trạng yếu kém tài chính của PVC.

Tính đến thời điểm ký kết Hợp đồng EPC số 33 ngày 28.2.2011, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của PVC các năm 2009 và 2010 (năm cuối cùng gần nhất năm ký Hợp đồng EPC số 33) đều < 1, không đáp ứng yêu cầu về năng lực tài chính. Đáng lưu ý, trong báo cáo PVN xin Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chỉ định PVC không nêu vấn đề này.

Đến thời điểm ngày 24.2.2011, chính bị cáo Đinh La Thăng đã ký và biết được dự án đầu tư điều chỉnh chưa được lập, do thiết kế cơ sở là bước thiết kế đầu tiên làm cơ sở cho việc lập dự án đầu tư. Vậy mà chỉ 4 ngày sau, ngày 28.2.2011, Tổng Công ty Điện lực dầu khí Việt Nam (PVPOWER) và PVC đã ký Hợp đồng EPC số 33. Thời điểm này chưa có dự án đầu tư được phê duyệt, chưa có thiết kế kỹ thuật, chưa có tổng dự toán, chưa có hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu theo quy định. Do đó, đại diện VKS khẳng định: Hợp đồng EPC số 33 có nhiều nội dung được điền trong hợp đồng nhưng không có thật.

Về năng lực kinh nghiệm, theo VKS, PVC không đáp ứng kinh nghiệm thực hiện hợp đồng tương tự của nhà thầu (được thực hiện với tư cách là nhà thầu chính hoặc nhà thầu phụ trong vòng 5 năm trở lại) theo yêu cầu của Hồ sơ yêu cầu. Chính bị cáo Đinh La Thăng, bị cáo Trịnh Xuân Thanh tại phiên tòa thừa nhận PVC không đủ năng lực thực hiện EPC Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình II, thời điểm đó chỉ có Lilama là có đủ năng lực.

“Lợi ích nhóm”

Theo VKS, bị cáo Trịnh Xuân Thanh (cựu chủ tịch HĐQT PVC), Vũ Đức Thuận (cựu tổng giám đốc PVC) đều được ông Đinh La Thăng cất nhắc về PVC. Xuất phát từ mối quan hệ cá nhân, ông Thăng đã “ưu ái” bỏ qua quy định pháp luật để chỉ định thầu cho PVC, sau đó chỉ đạo ký hợp đồng, tạm ứng tới hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.300 tỉ đồng. “Điều đó đã thể hiện rõ mối quan hệ lợi ích nhóm”, công tố viên kết luận.

Về lời bào chữa của ông Thăng nói “không chỉ đạo, không biết về hợp đồng 33” và đề nghị được xem xét tội cố ý làm trái, VKS đối đáp rằng, PVN là tập đoàn nhà nước, tài sản dù là nhỏ nhất cũng được “nhân dân giao phó quản lý” nhưng ông Thăng đã làm trái các quy định để dẫn đến gây thiệt hại. VKS khẳng định, ông Thăng ngay từ đầu đã nhắm tới PVC là tổng thầu của dự án và dùng quyền lực để thực hiện, dù không có căn cứ để giao việc này cho PVC. Dẫn chứng cho quan điểm này, VKS dẫn lại lời cựu tổng giám đốc PVC Vũ Đức Thuận và nhiều người khác khi khai rằng, “PVC không đủ kinh nghiệm điều hành”, “PVC chưa đủ năng lực thực hiện dự án”...

Trong khi đó, bào chữa cho thân chủ của mình, luật sư Nguyễn Huy Thiệp (bào chữa cho ông Đinh La Thăng) cho rằng, về vấn đề “lợi ích nhóm” trong việc chỉ định thầu như VKS quy kết, đây là vấn đề phát sinh trong quá trình luận tội mà trước đó, cáo trạng và kết luận điều tra không đưa ra. VKS cho rằng, bị cáo Vũ Đức Thuận và Trịnh Xuân Thanh là do Đinh La Thăng cất nhắc, bổ nhiệm về PVC (trước đó Trịnh Xuân Thanh công tác tại Tổng Công ty Sông Hồng, Vũ Đức Thuận công tác tại Tổng Công ty Sông Đà) nên đã ưu ái giao PVC làm tổng thầu dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.

“Vậy có chứng minh được ông Thăng được lợi gì trong việc này hay không?, luật sư Thiệp đặt câu hỏi. Ngoài ra, ông Thiệp nói thêm quy trình bổ nhiệm, cất nhắc này có gì là sai để chỉ ra căn cứ nào về mối quan hệ ràng buộc? Còn nếu nhìn thấy có lợi cho doanh nghiệp thì phải tìm mọi cách mà kéo về chứ, đây là suy diễn không hề dựa trên bất kỳ căn cứ nào.

Theo luật sư, nếu nói vì lợi ích nhóm cho PVC thì phải chỉ ra 3 bị cáo Thăng - Thanh - Thuận được lợi ích gì từ việc này. Nếu “lợi ích nhóm” mà thúc đẩy kết quả hoạt động của doanh nghiệp là điều tốt, còn những gì tồn tại do quan hệ này gây ra thì cần phải có căn cứ.

“Vào thời điểm chỉ định PVC làm tổng thầu, nếu về mặt kinh nghiệm thì chỉ Lilama đủ điều kiện đáp ứng được. Nhưng nếu dự án nào cũng đưa Lilama vào sẽ dẫn đến độc quyền, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Kinh tế thị trường phải có sự cạnh tranh, kích thích các DN phải phấn đấu và có động mực phát triển. Nếu không giao cho đơn vị chưa bao giờ làm thì làm sao tạo điều cho họ có cơ hội dần dần tích lũy kinh nghiệm.”

Ký hợp đồng để “phù phép” chuyên tiền cho PVC

Trong phần đối đáp của VKS, đại diện VKS cũng đặt vấn đề, các bị cáo có biết hay thiếu trách nhiệm nên để hợp đồng 33 và 4194 thiếu cơ sở pháp lý và dẫn đến ứng tiền trái quy định? Dẫn nhiều quyết định của PVN như “điểm mấu chốt” là khi ông Đinh La Thăng có ý kiến thì chỉ 4 ngày sau, PVC và PVPower ký hợp đồng khi còn thiếu một loạt hồ sơ theo yêu cầu, đại diện VKS cho rằng, thậm chí, nhiều nội dung có trong hợp đồng nhưng lại “khống tài liệu”.

Tiếp đó, theo sự chỉ đạo của ông Đinh La Thăng, ngày 23.11, Nguyễn Quốc Khánh cùng với PVC ký hợp đồng 4194 mà thực chất chỉ là hợp đồng “phù phép” cho PVC sử dụng tiền. Với việc ký hợp đồng 33 và tạm ứng tiền trái quy định, cho thấy thực chất ký kết hợp đồng không phải để PVN tạm ứng cho PVC thực hiện Thái Bình 2 mà chỉ hợp thức chuyển tiền cho PVC.

Về xác định khoản thiệt hại, VKS cho biết, theo cáo trạng, kết luận và bị cáo thừa nhận trước toà là tạm ứng không đúng và sử dụng sai mục đích là trái quy định pháp luật. Số tiền thiệt hại 119 tỉ đồng là có căn cứ, thậm chí thấp hơn mức tính toán nếu xác định đúng thực tế, và việc xác định như cáo buộc là theo hướng có lợi cho bị cáo. Còn quan điểm cho rằng, việc tạm ứng không xảy ra thiệt hại, hoặc thiệt hại không đáng kể là không có cơ sở.

Đối đáp về việc có hay không lãnh đạo PVN gây sức ép để ký hợp đồng 33 giúp PVC nhanh chóng trở thành tổng thầu và được tạm ứng tiền, VKS nói rằng: “Buồn nhất ở vụ án này là cấp dưới thừa nhận sai phạm, cấp trên thì không”.

CAO NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Nhiều bị cáo khẳng định ký Hợp đồng 33 theo chỉ đạo của Trịnh Xuân Thanh

CAO NGUYÊN |

Theo đại diện Viện kiểm sát, tại phiên tòa, lời khai của các bị cáo đã thể hiện vai trò của bị cáo Trịnh Xuân Thanh trong việc ký hợp đồng 33, bao trùm lên toàn bộ hoạt động của PVC trong quá trình bị cáo Thanh đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT tại PVC.

Xét xử ông Đinh La Thăng và 21 bị cáo: Ký hợp đồng để “phù phép” chuyển tiền cho PVC

CAO NGUYÊN |

Tại phần đối đáp, đại diện VKS cho rằng, theo sự chỉ đạo của ông Đinh La Thăng, Nguyễn Quốc Khánh cùng với PVC ký hợp đồng 4194 mà thực chất chỉ là hợp đồng “phù phép” cho PVC sử dụng tiền.

Ông Đinh La Thăng xin nhận trách nhiệm cho cấp dưới

CAO NGUYÊN |

Đứng trước bục khai báo vào chiều 13.1, ông Đinh La Thăng nói, bị cáo xin nhận trách nhiệm đúng chức năng nhiệm vụ của mình, đồng thời bị cáo nhận trách nhiệm cho các bị cáo cấp dưới khác.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Nhiều bị cáo khẳng định ký Hợp đồng 33 theo chỉ đạo của Trịnh Xuân Thanh

CAO NGUYÊN |

Theo đại diện Viện kiểm sát, tại phiên tòa, lời khai của các bị cáo đã thể hiện vai trò của bị cáo Trịnh Xuân Thanh trong việc ký hợp đồng 33, bao trùm lên toàn bộ hoạt động của PVC trong quá trình bị cáo Thanh đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT tại PVC.

Xét xử ông Đinh La Thăng và 21 bị cáo: Ký hợp đồng để “phù phép” chuyển tiền cho PVC

CAO NGUYÊN |

Tại phần đối đáp, đại diện VKS cho rằng, theo sự chỉ đạo của ông Đinh La Thăng, Nguyễn Quốc Khánh cùng với PVC ký hợp đồng 4194 mà thực chất chỉ là hợp đồng “phù phép” cho PVC sử dụng tiền.

Ông Đinh La Thăng xin nhận trách nhiệm cho cấp dưới

CAO NGUYÊN |

Đứng trước bục khai báo vào chiều 13.1, ông Đinh La Thăng nói, bị cáo xin nhận trách nhiệm đúng chức năng nhiệm vụ của mình, đồng thời bị cáo nhận trách nhiệm cho các bị cáo cấp dưới khác.