Lợi dụng mưa lớn, phá trắng trái phép 5 ha rừng tự nhiên ở Gia Lai

THANH TUẤN |

Một vụ phá rừng trái phép với quy mô lớn vừa xảy ra tại huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Người dân sở tại đã phá trắng gần 5 ha rừng tự nhiên để lấy đất làm nương rẫy. Vụ việc không chỉ ảnh hưởng đến nguồn lợi lâm sản mà còn gây thiệt hại cho môi trường sinh thái và an ninh trật tự của địa phương.

Theo ghi nhận của cơ quan chức năng, tại Tiểu khu 793 thuộc lâm phần Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Kông H’de, thuộc xã Sró, huyện Kông Chro, 2 khoảnh rừng tự nhiên bị phá trắng, diện tích gần 5 ha, trong đó có khoảng 3 ha diện tích rừng có gỗ.

Kiểm đếm ban đầu, trên 641 cây rừng có đường kính gốc từ 8 cm – 30cm gồm nhiều loại như: Căm xe, bằng lăng, bình linh… bị chặt hạ.

Hàng loạt cây rừng lớn nhỏ bị đốn hạ bằng cưa xăng, gãy đỗ la liệt. Ảnh: Thanh Tuấn
Hàng loạt cây rừng lớn nhỏ bị đốn hạ bằng cưa xăng, gãy đỗ la liệt. Ảnh: Thanh Tuấn

Ông Lê Văn Thuỷ - Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Kông H’de, Gia Lai cho biết: “6, 7 hộ dân dùng cưa xăng, hạ cây rừng rất nhanh. Công ty phát hiện, nhưng chậm can thiệp vì nước lớn, khó qua sông. Tôi là người đứng đầu nên chịu trách nhiệm”.

Cuối tháng 8.2023, Tổ bảo vệ rừng của công ty đã phát hiện biểu hiện người dân sẽ phá rừng, khi cây bụi, cây tái sinh tại khu vực này bị phát trắng.

Một gốc bằng lăng bị cưa tận gốc. Ảnh: Thanh Tuấn
Một gốc bằng lăng bị cưa tận gốc. Ảnh: Thanh Tuấn

Chủ rừng đã cử lực lượng kiểm tra và tuyên truyền người dân không được phá rừng trái phép. Tuy nhiên, những ngày sau đó, trên địa bàn mưa liên tục khiến nước sông dâng cao, đường đi vào các vị trí trên bị cô lập. Khi nước sông rút, đơn vị vào kiểm tra thì gần 5 ha rừng đã bị cạo trọc.

Ông Trương Văn Sơn - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai cho biết: “Chúng tôi đang phối hợp tích cực với các ngành chức năng tiến hành mở rộng hiện trường, điều tra, xác minh làm rõ đối tượng để xử lý nghiêm theo quy định. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi xâm hại rừng trên địa bàn”.

Khoảnh rừng tự nhiên bị cạo trọc. Ảnh: Thanh Tuấn
Khoảnh rừng tự nhiên bị cạo trọc. Ảnh: Thanh Tuấn

Gia Lai là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn nhất cả nước, với gần 650.000 ha. Diện tích rừng tại đây phải thường xuyên đối mặt với nhiều vấn đề về rừng bị xâm hại.

Trước nhu cầu về đất sản xuất, làm nhà ở người dân sống gần rừng thường phá rừng để làm nương rẫy hoặc khai thác gỗ trái phép.

Khi ý thức của người dân sống gần rừng chưa cao; sinh kế cho họ chưa đảm bảo, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn thi áp lực cho việc giữ rừng ngày một nặng nề hơn.

THANH TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Phá rừng, lấn chiếm đất rồi đề nghị xem xét giao cho gia đình canh tác

HƯNG THƠ |

Liên quan đến vụ việc một hộ dân ở tỉnh Quảng Trị phá rừng phòng hộ rồi chiếm đất để trồng keo, chính quyền địa phương đã đứng ra tổ chức buổi hòa giải. Hộ dân lấn chiếm đất rừng đề nghị được xem xét, giao đất cho gia đình canh tác.

Đầu tư 1.800 tỉ đồng phát triển du lịch sinh thái dưới tán rừng Ninh Thuận

Hữu Long |

Ninh Thuận – Địa phương đã có đề án phát triển du lịch sinh thái ở Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn liên hồ Sông Sắt - Sông Trâu giai đoạn 2021- 2030 là 1.843 tỉ đồng.

Doanh nghiệp tự ý mở đường dài hơn 1km đi giữa rừng thông ba lá

Phan Tuấn - Mai Hương |

Công ty TNHH Đất Việt Đà Lạt (Lâm Đồng) đã tự ý mở một con đường dài khoảng 1km giữa cánh rừng thông ba lá thuộc Khu du lịch quốc gia Hồ Tuyền Lâm. Sự việc này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan, môi trường cũng như công tác quản lý bảo vệ rừng nơi đây.

Hiện trường vụ nhà 4 tầng đổ sập ở TPHCM

Ngọc Ánh - Anh Tú |

Thông tin ban đầu, khoảng 12h ngày 24.9, căn nhà 4 tầng tại địa chỉ 133/4 đường Bình Quới, TPHCM bất ngờ bị sập. Thời điểm xảy ra vụ việc căn nhà sập có 2 người bị mắc kẹt sâu bên trong, 3 người còn lại bị thương do bêtông đè lên, được lực lượng cứu nạn đưa ra ngoài.

Vùng áp thấp đã mạnh lên trên Biển Đông

AN AN |

Cơ quan khí tượng của Việt Nam cho biết chiều nay (24.9), vùng áp thấp trên vùng biển phía đông nam của quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.

Những sai lầm khiến bệnh nhân sốt xuất huyết trở nặng

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Các chuyên gia lưu ý, sốt xuất huyết xuất hiện trên những người đang khỏe mạnh, bình thường và diễn biến rất nhanh. Rất nhiều trường hợp các ca bệnh sốt xuất huyết nặng lên do xử trí không đúng, hoặc bệnh nhân đến cơ sở y tế quá muộn, lúc đó đã có các biểu hiện suy đa tạng hoặc sốc, dẫn đến tỉ lệ tử vong rất cao.

Bản tin công đoàn: Mong muốn mỗi năm nghỉ hưu sớm trừ tối đa 1% lương hưu

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn ngày 24.9: Mong muốn mỗi năm nghỉ hưu sớm trừ tối đa 1% lương hưu; Đơn hàng ngành dệt may giảm, doanh nghiệp vẫn khát lao động; Hơn 68% lao động 15-24 tuổi làm việc phi chính thức; Hàng nghìn cơ hội việc làm cho người lao động giai đoạn cuối năm...

Cùng chung tay tạo nên "Triệu vòng tay hướng về đồng bào vùng lũ"

Văn Thắng |

Phát huy truyền thống lá lành đùm lá rách của dân tộc, Quỹ xã hội từ thiện Tấm Lòng Vàng tổ đã chức đợt vận động ủng hộ chương trình “Triệu vòng tay hướng về đồng bào  vùng lũ” qua Cổng Thông tin điện tử nhận đạo Quốc gia 1400. Chương trình sẽ bắt đầu từ 00h00 ngày 24.09.2023 đến 24h00 ngày 22.11.2023.

Phá rừng, lấn chiếm đất rồi đề nghị xem xét giao cho gia đình canh tác

HƯNG THƠ |

Liên quan đến vụ việc một hộ dân ở tỉnh Quảng Trị phá rừng phòng hộ rồi chiếm đất để trồng keo, chính quyền địa phương đã đứng ra tổ chức buổi hòa giải. Hộ dân lấn chiếm đất rừng đề nghị được xem xét, giao đất cho gia đình canh tác.

Đầu tư 1.800 tỉ đồng phát triển du lịch sinh thái dưới tán rừng Ninh Thuận

Hữu Long |

Ninh Thuận – Địa phương đã có đề án phát triển du lịch sinh thái ở Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn liên hồ Sông Sắt - Sông Trâu giai đoạn 2021- 2030 là 1.843 tỉ đồng.

Doanh nghiệp tự ý mở đường dài hơn 1km đi giữa rừng thông ba lá

Phan Tuấn - Mai Hương |

Công ty TNHH Đất Việt Đà Lạt (Lâm Đồng) đã tự ý mở một con đường dài khoảng 1km giữa cánh rừng thông ba lá thuộc Khu du lịch quốc gia Hồ Tuyền Lâm. Sự việc này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan, môi trường cũng như công tác quản lý bảo vệ rừng nơi đây.