Làm thế nào để nhận biết về lệnh khám xét, bắt người?

Việt Dũng |

Thẩm quyền ra lệnh khám xét nơi ở hay bắt người phải được VKSND cùng cấp phê chuẩn mới được thực hiện lệnh này.

Theo ông Nguyễn Minh Long (Giám đốc Công ty Luật Dragon, Đoàn Luật sư Hà Nội, Điều 193 Bộ luật Tố tụng hình sự (TTHS) 2015 nêu rõ, lệnh khám xét phải được Viện kiểm sát (VKS) có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành.

Trong trường hợp khẩn cấp, những người có thẩm quyền có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi khám xét xong, người ra lệnh khám xét phải thông báo bằng văn bản cho VKS cùng cấp hoặc VKS có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ việc, vụ án.

Trước khi tiến hành khám xét, điều tra viên phải thông báo cho VKS cùng cấp về thời gian và địa điểm tiến hành khám xét để cử kiểm sát viên (KSV) kiểm sát việc khám xét, trừ trường hợp khám xét khẩn cấp. KSV phải có mặt để kiểm sát việc khám xét. Mọi trường hợp khám xét đều được lập biên bản theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này và đưa vào hồ sơ vụ án.

Thẩm quyền bắt bị can/bị cáo để tạm giam quy định tại khoản 1 Điều 113 BLTTHS 2015 như sau:

a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;

b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;

c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

Trình tự, thủ tục bắt người được quy định tại khoản 2,3 Điều 113 BLTTHS 2015 như sau:

Trong trường hợp bắt bị can, bị cáo; bắt người trong trường hợp khẩn cấp thì Công an phải có lệnh bắt mới được phép bắt người. Lệnh bắt người phải ghi rõ ngày, tháng, năm; họ tên, chức vụ người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt; lý do bắt; chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu.

Khi thực hiện lệnh bắt, người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt. Phải có đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người bị bắt cư trú, hoặc làm việc và người láng giềng chứng kiến.

Khác với lệnh bắt bị can, bị cáo, lệnh bắt khẩn cấp không cần có Viện kiểm sát phê chuẩn. Tuy vậy, trong mọi trường hợp, việc bắt khẩn cấp sau đó phải được báo ngay cho Viện kiểm sát bằng văn bản để xét phê chuẩn.

Ông Long cho rằng, theo quy định, không được khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã. Trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã thì bắt ngay nhưng sau đó cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện các thủ tục tiếp theo để thông báo cho VKS cùng cấp được biết trong thời hạn luật định đối với các trường hợp này.

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Hai tiếng khám xét nhà riêng ông Nguyễn Đức Chung

Việt Dũng |

Ngay sau khi công bố khởi tố, tạm giam ông Nguyễn Đức Chung (Chủ tịch UBND TP Hà Nội) về tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước, cơ quan điều tra đã khám xét nhà riêng.

Toàn cảnh khám xét nhà ông Trần Vĩnh Tuyến - Phó Chủ tịch UBND TPHCM

Anh Tú - Chân Phúc |

Liên quan đến việc ông Trần Vĩnh Tuyến (Phó Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh) được xác định có sai phạm về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, xảy ra tại Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI), đến chiều ngày 11.7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn tất công tác khám xét nhà riêng ông Trần Vĩnh Tuyến trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, phường 25, quận Bình Thạnh, TPHCM.

Vay tiền qua app: Công an khám xét công ty chuyên cho vay tiền qua app

Huân Cao - Anh Tú |

Cơ quan CSĐT Công an TPHCM đang tiến hành kiểm tra Công ty TNHH Cashwagon (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1), đây là một trong những công ty chuyên cho vay tiền qua app được nhiều bạn đọc tố cáo đến báo Lao Động.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Tập đoàn Dabaco đã bị tỉnh Bắc Ninh xử phạt hành chính

Trần Tuấn |

Bắc Ninh - Đưa công trình là tòa nhà ở xã hội Dabaco Khắc Niệm vào sử dụng khi chưa nghiệm thu, Tập đoàn Dabaco đã bị xử phạt vi phạm hành chính.

Lo ngại về chất lượng nhiều gói thầu dịch vụ công ích tại Cao Bằng

Tân Văn |

Liên tiếp từ năm 2019 đến nay, Công ty TNHH Nga Hải đã trở thành nhà thầu trúng nhiều dự án xây lắp, dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, chất lượng của các dự án này lại đang là dấu hỏi.

Nơi cứ đến Tết Đoan Ngọ, người dân đổ xô đi tắm biển giữa trưa

Thanh Trà |

Ngày Tết Đoan Ngọ (tức 5.5 Âm lịch), hàng nghìn người dân TP Quy Nhơn (Bình Định) và các vùng lân cận đổ xô đi tắm biển vào chính Ngọ.

Chưa phát hiện được dấu chân, phân hổ để lại trong rừng tại Quảng Bình

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sau khi nhận được thông tin từ người dân về việc phát hiện một cá thể hổ, lực lượng kiểm lâm đã đến kiểm tra nhưng chưa phát hiện dấu chân, phân hổ để lại.

Hai tiếng khám xét nhà riêng ông Nguyễn Đức Chung

Việt Dũng |

Ngay sau khi công bố khởi tố, tạm giam ông Nguyễn Đức Chung (Chủ tịch UBND TP Hà Nội) về tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước, cơ quan điều tra đã khám xét nhà riêng.

Toàn cảnh khám xét nhà ông Trần Vĩnh Tuyến - Phó Chủ tịch UBND TPHCM

Anh Tú - Chân Phúc |

Liên quan đến việc ông Trần Vĩnh Tuyến (Phó Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh) được xác định có sai phạm về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, xảy ra tại Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI), đến chiều ngày 11.7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn tất công tác khám xét nhà riêng ông Trần Vĩnh Tuyến trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, phường 25, quận Bình Thạnh, TPHCM.

Vay tiền qua app: Công an khám xét công ty chuyên cho vay tiền qua app

Huân Cao - Anh Tú |

Cơ quan CSĐT Công an TPHCM đang tiến hành kiểm tra Công ty TNHH Cashwagon (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1), đây là một trong những công ty chuyên cho vay tiền qua app được nhiều bạn đọc tố cáo đến báo Lao Động.