Không phải phương tiện vi phạm nào cũng được bảo lãnh

Việt Dũng |

Bộ Công an quy định cụ thể việc tổ chức, cá nhân được quyền bảo lãnh phương tiện vi phạm, song không phải trường hợp nào cơ quan chức năng cũng đáp ứng cho người vi phạm "nhận" lại tài sản của họ.

Bộ trưởng Bộ Công an vừa ký ban hành Văn bản số 06 hợp nhất Nghị định quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.

Nghị định này quy định về chế độ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính; trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan và người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.

Nghị định này áp dụng với các đối tượng là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.

Theo đó, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là tiền Việt Nam, ngoại tệ, giấy tờ, tài liệu, chứng từ liên quan đến tài sản, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý; ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

Vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, các loại động vật, thực vật, hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng, vật thuộc loại cấm lưu hành và các loại tài sản đặc biệt khác không áp dụng Nghị định này, mà áp dụng theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.

Tuy nhiên, Khoản 7 Điều 14 nêu rõ các trường hợp không giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản, gồm: Phương tiện giao thông của vụ vi phạm là vật chứng của vụ án hình sự;

Phương tiện giao thông được sử dụng để đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng hoặc gây tai nạn giao thông;

Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện bị làm giả, sửa chữa; Biển kiểm soát giả, phương tiện bị thay đổi trái phép số khung, số máy hoặc bị xóa số khung, số máy.

Ngoài ra, Nghị định cũng nêu rõ, tổ chức, cá nhân được giao giữ, bảo quản phương tiện trong thời gian đặt tiền bảo lãnh không được phép sử dụng phương tiện vi phạm đó tham gia giao thông; không được tự ý thay đổi nơi giữ, bảo quản phương tiện vi phạm nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền tạm giữ.

Nếu tổ chức, cá nhân vi phạm quy định này thì người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện xem xét, quyết định việc chuyển phương tiện vi phạm đó về nơi tạm giữ.

Cũng trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện vi phạm, nếu tổ chức, cá nhân để xảy ra mất, đánh tráo, bán, trao đổi, cầm cố, thế chấp, thay thế, hủy hoại, làm hư hỏng phương tiện thì phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại, hậu quả do hành vi mà mình gây ra theo quy định của pháp luật.

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Khi nào người vi phạm giao thông được tự quản lý phương tiện vi phạm?

HUY THẮNG |

Nghị định 31/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2013/NĐ-CP vừa được ban hành. Theo đó, từ ngày 1.5.2020, phương tiện giao thông vi phạm hành chính có thể được giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản.

Các trường hợp người vi phạm giao thông được tự quản lý phương tiện vi phạm

Việt Dũng |

Theo Nghị định 31 sửa đổi, bổ sung của Chính phủ, người vi phạm giao thông có thể được giữ phương tiện, song phải tuân thủ quy định về bảo quản, không được sử dụng...

Lượng phương tiện vi phạm khủng, Bộ Công an đau đầu tìm cách giải quyết

VƯƠNG TRẦN |

Bộ Công an cho biết, từ năm 2013 tới nay còn tồn đọng, chưa xử lý hơn 3 triệu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khi nào người vi phạm giao thông được tự quản lý phương tiện vi phạm?

HUY THẮNG |

Nghị định 31/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2013/NĐ-CP vừa được ban hành. Theo đó, từ ngày 1.5.2020, phương tiện giao thông vi phạm hành chính có thể được giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản.

Các trường hợp người vi phạm giao thông được tự quản lý phương tiện vi phạm

Việt Dũng |

Theo Nghị định 31 sửa đổi, bổ sung của Chính phủ, người vi phạm giao thông có thể được giữ phương tiện, song phải tuân thủ quy định về bảo quản, không được sử dụng...

Lượng phương tiện vi phạm khủng, Bộ Công an đau đầu tìm cách giải quyết

VƯƠNG TRẦN |

Bộ Công an cho biết, từ năm 2013 tới nay còn tồn đọng, chưa xử lý hơn 3 triệu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.