Khaisilk bán khăn TQ "đội lốt" khăn lụa VN: Là hàng giả, phải nghiêm trị trước pháp luật!

NAM DƯƠNG - LINH ANH |

10 năm trước, vụ việc khóa Minh Khai nhưng ruột hàng Trung Quốc đã khiến dư luận nổi sóng về cách làm ăn gian trá thì ở thời điểm này việc khăn lụa hiệu Khaisilk nhưng thực chất là lụa Trung Quốc lại một lần nữa báo động tình trạng hàng Trung Quốc đội lốt thương hiệu Việt. Trao đổi với Lao Động, nhiều luật sư cho rằng, đây chính là những hành vi buôn bán hàng giả, cần nghiêm trị trước pháp luật.

Làm hàng giả của… chính mình

10 năm trước, sau nhiều tháng mật phục, đầu năm 2008, công an kinh tế vào kiểm tra văn phòng đại diện của Cty tại 125D Minh Khai, tại đây đang có người của chính nhà máy sang vỏ hàng cho khóa Trung Quốc để thành khóa Minh Khai đem bán. Tổng số lượng khóa Minh Khai giả lên tới 10.000 chiếc. Vụ việc này khiến Minh Khai điêu đứng.

Ngày 26.10, thêm một khách hàng phản ánh đến Báo Lao Động cách đây 1 tuần đã mua khăn của Khaisilk, mới phát hiện khăn gắn mác “made in China”. Ảnh: P.V
Ngày 26.10, thêm một khách hàng phản ánh đến Báo Lao Động cách đây 1 tuần đã mua khăn của Khaisilk, mới phát hiện khăn gắn mác “made in China”. Ảnh: P.V

Thời điểm này, dư luận lại xôn xao về việc “làm giả chính mình” của thương hiệu Khaisilk.

Chuyện bắt đầu từ một tài khoản trên facebook bức xúc về việc doanh nghiệp họ đã mua sản phẩm của Khaisilk tại cửa hàng trên phố Hàng Gai (quận Hoàn Kiếm) để làm quà tặng cho đối tác. Số khăn tay lụa tơ tằm Việt Nam thương hiệu Khaisilk (kích thước 50 x50cm), với đơn giá 644.000 đồng/chiếc.

Khách sau khi nhận hàng thì phát hiện một chiếc khăn trong lô hàng 60 chiếc này có gắn hai nhãn mác khác nhau: Một nhãn với nội dung “Khaisilk made in Vietnam” còn một nhãn nữa với nội dung “made in China”. Khách hàng cũng cho biết, khi kiểm tra 59 chiếc khăn còn lại, phát hiệu dấu hiệu của việc cắt mác cùng màu với dòng chữ “made in China”.

Theo giải thích của một đại diện của cửa hàng Khaisilk 113 Hàng Gai - nơi bán lô hàng trên, khẳng định chất liệu khăn được làm từ 100% lụa tơ tằm. Đồng thời phía Khaisilk cũng giải thích là đã nhầm lẫn khi soạn lô khăn tay thuộc mẫu 55x55cm. Theo đó, nhân viên bộ phận kho khi soạn lô 60 khăn cho đơn hàng, do bị thiếu một chiếc đã lấy ngay trên máy may đang sản xuất khăn cho một khách hàng khác mà không kiểm tra kỹ. Đơn hàng bị lấy nhầm lại đang sản xuất 350 chiếc cho một khách hàng khác ở Hồng Kông. Việc may nhãn mác “made in China” là theo yêu cầu của khách hàng.

Sau đó, trả lời một số báo, ông chủ thương hiệu Khaisilk- doanh nhân Hoàng Khải đã thừa nhận “hiện nay nguồn tơ lụa trong hệ thống của Khaisilk là nhập khẩu 50% còn lại là nguồn từ… Trung Quốc”.

Công văn kịp thời của Bộ Công Thương
Công văn kịp thời của Bộ Công Thương

Xin lỗi ư - không đủ

Mặc dù doanh nhân Hoàng Khải đã lên tiếng và “cúi đầu xin lỗi khách hàng với tư cách là Chủ tịch tập đoàn” nhưng vụ việc không đơn giản như vậy.

Ngay ngày hôm qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã có chỉ đạo nhanh. Theo công văn của Văn phòng Bộ Công Thương gửi Cục Quản lý thị trường đề nghị kiểm tra vụ việc liên quan đến xuất xứ hàng hóa của Tập đoàn Khaisilk. Công văn viết: Trong mấy ngày vừa qua, các phương tiện truyền thông, báo chi đưa tin và đề cập đến vụ việc một cửa hàng tại Hà Nội của Tập đoàn Khaisilk bán khăn vừa có mác “KHAISILK - Made in Việt Nam”, vừa có mác “Made in China”.

Văn phòng bộ xin truyền đạt ý kiến của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Đề nghị Cục Quản lý thị trường phối hợp Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng kiểm tra, xem xét và làm rõ các thông tin trên; nếu có dấu hiệu vi phạm liên quan đế xuất xứ hàng hóa, hàng giả, hàng nhái, bảo vệ người tiêu dùng, các đơn vị đề nghị ngay hướng xử lý. Đồng thời báo cáo bộ trưởng trước ngày 28. 10.2017.

Trao đổi với Lao Động, về hành vi của Khaisilk, luật sư Nguyễn Văn Hậu - PCT Hội luật gia TPHCM - cho rằng “có cơ sở xác định Khaisilk bán hàng giả”.

Luật sư Hậu phân tích: “Điểm e, khoản 8, Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định “Hàng giả gồm: Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa”. Do đó, có cơ sở đề xác định mặt hàng mà Khaisilk kinh doanh là hàng giả, do hàng hóa có một phần xuất xứ từ Trung Quốc, nhưng khi cung cấp cho người tiêu dùng lại được dán nhãn với nội dung sản xuất tại Việt Nam.

Hành vi gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa của Khaisilk đã vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo đó, hành vi trên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 13 Nghị định 185/2013/NĐ-CP tùy theo mức độ của hành vi, cao nhất có thể đến 60 triệu đồng, do đây là hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định đối với cá nhân (cá nhân bị phạt cao nhất 30 triệu đồng).

Ngoài hình thức xử phạt chính là xử phạt tiền, Khaisilk còn có thể chịu hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại điều này; b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 1 tháng đến 3 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

Và biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả đối với hành vi vi phạm quy định tại điều này; b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa giả mạo đối với hành vi nhập khẩu hàng giả quy định tại điều này; c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điều này; d) Buộc thu hồi loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả đang lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điều này”.

Ngoài ra, theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017 (có hiệu lực từ ngày 1.1.2018), tổ chức thực hiện hành vi trên còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1, Điều 76 quy định về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại đối với tội sản xuất, mua bán hàng giả.

Theo đó, theo quy định tại khoản 5, Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017 thì pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại điều này, thì có thể bị phạt tiền tùy trường hợp phạm tội, nhưng mức phạt cao nhất đến 9 tỉ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm. Nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Chiều 26.10, đội 14, Chi cục quản lý thị trường Hà Nội đã bất ngờ kiểm tra cửa hàng Khaisilk 113 Hàng Gai, tạm thu giữ khoảng hơn 50 sản phẩm đang bán trong cửa hàng. Sau khi đoàn kiểm tra rời đi, đại lý Khaisilk tại 113 Hàng Gai đã đóng cửa.

Trả lời báo giới, ông Trần Hùng, Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, việc này vi phạm Nghị định 185 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ông Hùng cho rằng, các cơ quan quản lý nhà nước phải khẩn trưởng vào cuộc làm rõ. Nếu đúng sai phạm nghiêm trọng thì phải khởi tố điểu tra.

 
  

Doanh nhân Hoàng Khải là ai?

Không chỉ là một doanh nhân, ông Hoàng Khải còn được biết đến khi tham gia làm giám khảo chương trình MasterChef- Vua đầu bếp 2015.

Từng học tại Nhạc viện Hà Nội, ông Hoàng Khải thành lập của hàng Khaisilk đầu tiên ở phố Hàng Gai - Hà Nội buôn bán các mặt hàng lụa cao cấp, được quảng cáo là sản xuất tại Việt Nam. Sau khi gặt hái thành công, Hoàng Khải quyết định đầu tư vào bất động sản cao cấp và hệ thống nhà hàng sang trọng ở Hà Nội, TPHCM, sở hữu khối tài sản lên tới cả triệu USD.

NAM DƯƠNG - LINH ANH
TIN LIÊN QUAN

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Bi hài chuyện người già online: Suýt bị lừa gần 300 triệu đồng

BẠN ĐỌC NGUYỄN MINH ÚT |

Tôi nhận được một tin nhắn trên Facebook với nội dung vô cùng phấn khởi: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn đã may mắn nhận được giải nhất từ sự kiện tuần lễ tri ân khách hàng năm 2022… Phần quà giải nhất của chị gồm: 1 xe máy Honda SH 150i; 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng tiền mặt… do tập đoàn Facebook tổ chức bình chọn…”.