Kê biên, phong toả tài sản nhìn từ "đại án" kinh tế, chức vụ, tham nhũng

Việt Dũng |

Từ các vụ án kinh tế, chức vụ, tham nhũng... gần đây, theo chuyên gia luật, việc kê biên, phong toả, tạm giữ tài sản bị can, bị cáo được thực hiện nhanh, kịp thời.

Như Lao Động đưa tin, vừa qua Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã đề nghị truy tố ông Cao Minh Quang - cựu Thứ trưởng Bộ Y tế cùng 7 người khác liên quan đến vụ án "ỉm" hơn 3,8 triệu USD xảy ra tại Công ty CP Dược Cửu Long.

Cùng với đó, Cơ quan công an có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước; Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội, TPHCM đề nghị rà soát và tạm ngừng các giao dịch liên quan đến các tài khoản, sổ tiết kiệm, nhà đất của bị can Cao Minh Quang; Dương Huy Liệu - cựu Vụ trưởng Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế.

Ngoài ra, C03 đã phong tỏa 2 tài khoản (sổ tiết kiệm), bất động sản của các bị can trong vụ án...

Trước đó, vụ án Phan Sào Nam - trùm đường dây đánh bạc qua mạng Internet, quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan tố tụng cũng thực hiện việc kê biên, phong toả tài khoản ngân hàng, bất động sản... của ông này.

Mới đây nhất, ngày 14.5, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đã khởi tố, tạm giam cựu Chủ tịch UBND TP.Hạ Long. Cùng với đó, cơ quan công an tạm giữ 4 chiếc ôtô hạng sang của bị can này để phục vụ điều tra.

Đánh giá việc cơ quan chức năng thực hiện các hoạt động trên, theo tiến sĩ - luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn Luật sư Hà Nội) là kịp thời, nhanh.

Theo luật sư Cường, trong quá trình điều tra vụ án hình sự, cơ quan điều tra có nhiệm vụ làm rõ các tài sản do phạm tội mà có, những vật chứng của vụ án để tiến hành niêm phong, kê biên để xử lý theo quy định của pháp luật. Việc tạm giữ tài sản đó để áp dụng hình phạt bổ sung là tịch thu tài sản khi tòa án giải quyết.

Thời gian gần đây, cơ quan điều tra liên tục phát hiện xử lý nhiều vụ án hình sự có bị can là người có chức vụ quyền hạn, sống trong những biệt thự sang trọng, sử dụng những chiếc ôtô đắt tiền.

Từ những sai phạm của các bị can là người có chức vụ quyền hạn, không tránh khỏi nghi ngờ những tài sản đó là do phạm tội mà có.

Cùng quan điểm, luật sư Nguyễn Minh Long - Giám đốc Công ty Luật TNHH Dragon (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết, khi điều tra các vụ án lừa đảo, kinh tế, chức vụ, tham nhũng, cơ quan chức năng luôn thực hiện hoạt động kê biên tài sản.

Luật sư Long cho hay, tài sản của những đối tượng bị điều tra có thể do phạm tội mà có; do những đối tượng này thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt, tham nhũng... để thu lợi bất chính và số tiền thu lợi bất chính từ các hành vi phạm tội để “tậu” nhiều tài sản.

Việc kê biên, theo luật sư được quy định tại khoản 1, Điều 128 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015: “Kê biên tài sản chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền hoặc có thể bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại”.

Luật sư phân tích, người phạm tội lừa đảo, kinh tế, chức vụ, tham nhũng có thể bị phạt tiền hoặc có thể bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ Luật hình sự.

Do đó, khi điều tra các vụ án lừa đảo, kinh tế, chức vụ, tham nhũng thì kê biên, phong toả tài sản của những đối tượng này là biện pháp cưỡng chế để điều tra chính xác hơn.

"Chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặc phải bồi thường thiệt hại; nghĩa là không phải kê biên toàn bộ tài sản mà người phạm tội có", luật sư Long cho biết.

Cũng theo Điều 128, chỉ kê biên tài sản để xử lý trong vụ án hình sự đối với tài sản riêng của bị can/bị cáo. Nếu tài sản thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng, con cái người phạm tội thì không bị kê biên.

Song, nếu cơ quan pháp luật chứng minh được tài sản đứng tên vợ, chồng, con cái là để trốn tránh nghĩa vụ bồi thường của người phạm tội thì dù giấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà chỉ ghi tên một mình vợ, chồng, con cái thì tài sản đó vẫn có thể bị kê biên bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường.

Tuy vậy, pháp luật lại chưa có hướng dẫn cụ thể biện pháp tiến hành trong trường hợp phong tỏa tài khoản thuộc sở hữu chung giữa bị can/bị cáo với những người khác.

"Đây là một bất cập. Nếu không phong tỏa thì không đảm bảo việc thu hồi lại tài sản do phạm tội mà có, nhưng nếu phong tỏa thì xâm phạm đến quyền lợi của những người không liên quan trong vụ án", luật sư nói.

Cũng theo luật sư Nguyễn Minh Long, Điều 126 quy định:  Để bảo đảm hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, trong phạm vi thẩm quyền của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng biện pháp áp giải, dẫn giải, kê biên, phong tỏa tài khoản.

Theo quy định nêu trên, nguyên nhân để cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng các biện pháp cưỡng chế là để bảo đảm hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, trong phạm vi thẩm quyền của mình; để việc điều tra, truy tố được toàn diện, chính xác; đúng người đúng tội hơn; để kịp thời ngăn chặn tình trạng người phạm tội bằng những thủ đoạn tinh vi thực hiện việc chuyển giao tài sản do phạm tội mà có sang cho người thân thích hòng cứu vãn tình hình.

Tài sản bị kê biên điều tra trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử sẽ bị thi hành án sau khi có bản án có hiệu lực của cơ quan tố tụng có thẩm quyền.

Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản khi thấy không còn cần thiết, theo Điều 130, Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015.

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Bộ Tư pháp nói về việc kê biên tài sản của lãnh đạo FLC, Tân Hoàng Minh

Vương Trần |

Theo lãnh đạo Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp), hiện các cơ quan tố tụng đã áp dụng biện pháp tạm giữ, phong tỏa tài sản của những chủ thể liên quan ở các địa phương.

Khối tài sản khủng vụ thổi giá kit test COVID-19 được kê biên thế nào?

Việt Dũng |

Liên quan đến vụ nâng giá kit test COVID-19, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã phong tỏa, ngăn chặn, kê biên nhiều tài khoản, sổ tiết kiệm trị giá trên 320 tỉ đồng, 100.000 USD, 28 bất động sản...

Gia đình ông Nguyễn Đức Chung đã nộp 10 tỉ đồng bảo lãnh nhà đất bị kê biên

Việt Dũng |

Hà Nội - Gia đình ông Nguyễn Đức Chung nộp 10 tỉ đồng nhằm bảo lãnh cho trường hợp nếu ông bị toà tuyên bồi thường thiệt hại. Hiện cơ quan pháp luật đã kê biên 1 nhà đất và 2 căn hộ chung cư của bị cáo Nguyễn Đức Chung để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Bộ Tư pháp nói về việc kê biên tài sản của lãnh đạo FLC, Tân Hoàng Minh

Vương Trần |

Theo lãnh đạo Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp), hiện các cơ quan tố tụng đã áp dụng biện pháp tạm giữ, phong tỏa tài sản của những chủ thể liên quan ở các địa phương.

Khối tài sản khủng vụ thổi giá kit test COVID-19 được kê biên thế nào?

Việt Dũng |

Liên quan đến vụ nâng giá kit test COVID-19, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã phong tỏa, ngăn chặn, kê biên nhiều tài khoản, sổ tiết kiệm trị giá trên 320 tỉ đồng, 100.000 USD, 28 bất động sản...

Gia đình ông Nguyễn Đức Chung đã nộp 10 tỉ đồng bảo lãnh nhà đất bị kê biên

Việt Dũng |

Hà Nội - Gia đình ông Nguyễn Đức Chung nộp 10 tỉ đồng nhằm bảo lãnh cho trường hợp nếu ông bị toà tuyên bồi thường thiệt hại. Hiện cơ quan pháp luật đã kê biên 1 nhà đất và 2 căn hộ chung cư của bị cáo Nguyễn Đức Chung để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án.