Huỳnh Thị Huyền Như làm giả hồ sơ lừa đảo chiếm đoạt trên 1.085 tỷ đồng

CAO HÙNG |

Sáng 8.2, TAND TPHCM đã chính thức mở sơ thẩm xét xử vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, đối với Huỳnh Thị Huyền Như (SN 1978, nguyên Quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, thuộc Vietinbank - chi nhánh TP HCM) và  Võ Anh Tuấn (sinh 1972, nguyên Phó giám đốc Vietinbank - chi nhánh Nhà Bè). Dự kiến phiên toà diễn ra từ ngày 8.2 đến ngày 12.2.2018.

Lừa đảo chiếm đoạt 1.085 tỷ đồng của 5 doanh nghiệp

Theo hồ sơ vụ án, từ năm 2007, Huỳnh Thị Huyền Như vay trên 200 tỷ đồng của nhiều ngân hàng, tổ chức và vay của nhiều cá nhân với lãi suất cao để kinh doanh bất động sản tại TPHCM và một số địa phương khác. Năm 2010, do kinh doanh thua lỗ và phải trả lãi suất cao, Như không còn khả năng thanh toán...

Từ ngày 1.9.2001 đến 24.6.2010, Như là cán bộ của Ngân hàng Vietinbank – chi nhánh TP.HCM. Ngày 25.6.2010, Như được bổ nhiệm kiểm soát viên, quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phú. Để có tiền trả nợ cá nhân, Như lấy danh nghĩa đi huy động tiền gửi cho Vietinbank để trực tiếp gặp gỡ, thoả thuận với các đối tượng môi giới, đại diện của các doanh nghiệp, về việc nhận tiền gửi, với lãi suất ưu đãi vượt lãi suất trần nhà nước quy định.

Như hứa hẹn trả cho người môi giới, đại diện của các doanh nghiệp tiền chênh lệch ngoài hợp đồng, phí môi giới (lãi suất theo quy định do Vietinbank trả, còn tiền chênh lệch ngoài hợp đồng, tiền hoa hồng, môi giới do Như trả bằng tiền cá nhân). Như đã lợi dụng các cá nhân, đơn vị gửi tiền vào Vietinbank muốn nhận lãi suất cao (một số cá nhân là người môi giới, đại diện các đơn vị  gửi tiền có ý thức tư lợi cá nhân) để thoả thuận trái pháp luật, dẫn dụ các đơn vị này gửi tiền vào Vietinbank.

Bị cáo Huyền Như (trái) và bị cáo Võ Anh Tuấn tại phiên toà ngày 8.2.2018. Ảnh: C.H
Bị cáo Huyền Như (trái) và bị cáo Võ Anh Tuấn tại phiên toà ngày 8.2.2018. Ảnh: C.H

Khi các đơn vị chuyển tiền vào tài khoản thanh toán của họ mở tại Vietinbank, Như đã lập các chứng từ, ký giả chữ ký của các chủ tài khoản, sử dụng quyền trên hệ thống (là kiểm soát viên, trưởng phòng giao dịch) trực tiếp thao tác chuyển tiền từ các tài khoản của khách hàng đi trả nợ cá nhân cho Như.

Với thủ đoạn nêu trên, từ tháng 5.2011 đến tháng 9.2011, Như đã chiếm đoạt trên 1.085 tỷ đồng của 5 công ty (Cty), gồm: Cty TMCP đầu tư Hưng Yên 200,1 tỷ đồng, Cty CP đầu tư và thương mại An Lộc 170,3 tỷ đồng, Cty chứng khoán Phương Đông 380 tỷ đồng, Tổng Cty CP bảo hiểm Toàn Cầu 124,9 tỷ đồng và Cty CP chứng khoán Saigon Berjaya (SBBS) 209,9 tỷ đồng.

Giả hồ sơ, giả chữ ký, ngã giá phí môi giới qua điện thoại...

Tại phiên toà, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã công bố cáo trạng vụ án. Theo đó, vào tháng 5.2011, biết được một số Cty ở Hà Nội có nguồn tiền lớn muốn gửi ngân hàng, Huyền Như đã bàn với Võ Anh Tuấn - Phó Giám đốc Vietinbank Nhà Bè, ra Hà Nội gặp các Cty trên.

Khi gặp các Cty này, Như mạo nhận là nhân viên Vietinbank Nhà Bè, tên là Quyên, đang có nhu cầu huy động vốn, nên cần tìm kiếm khách hàng gửi tiền. Quá trình thực hiện ý đồ trên, Như mở các hồ sơ tài khoản tại Vietinbank, lấy mẫu dấu của các Cty, thuê khắc con dấu giả, để sử dụng lập chứng từ giả, nhằm chiếm đoạt tiền của các Cty gửi vào Vietinbank.

Dẫn giải Huỳnh Thị Huyền Như vào toà. Ảnh: C.H
Dẫn giải Huỳnh Thị Huyền Như vào toà. Ảnh: C.H

Khai nhận trước toà, bị cáo Như thừa nhận đã mạo danh tên Quyên - nhân viên Vietinbank Nhà Bè, trong khi Như là người của Vietinbank TP.HCM. Như đã làm giả giấy tờ, giả chữ ký, con dấu giả, làm lệnh chi giả, giả chữ ký chủ tài khoản để chiếm đoạt tiền, thông qua chuyển tiền cho các tổ chức để Như trả nợ cá nhân...

Trong khi đó, Võ Anh Tuấn đã cố gắng biện minh cho việc ra Hà Nội cùng với Như, không nhằm mục đích huy động vốn cho Vietinbank Nhà Bè. Tuy nhiên, khi thấy Như mạo danh tên Quyên – nhân  viên Vietinbank Nhà Bè, nhưng Tuấn vẫn làm ngơ... Tuấn không thừa nhận đã nhận 10 tỷ đồng tiền Như đưa được xem như là tiền “lại quả”, mà thừa nhận nhận 10 tỷ đồng là tiền của Như hùn vốn đầu tư nhà máy chà gạo ở An Giang...

Bị cáo Như khai nhận, các hợp đồng tiền gửi với 5 Cty trên đều thực hiện qua điện thoại, ở quán càphê, trả treo mức phí môi giới hàng tỷ đồng qua điện thoại, mà khách hàng không cần trụ sở... Như chi tiền môi giới cho Lê Thị Huyền Trân (Cty chứng khoán Beta) 5 tỷ đồng, chi cho Lê Thị Trúc Giang - kế toán BH Toàn Cầu 1,7 tỷ đồng...

Quang cảnh bên ngoài phiên toà. Ảnh: C.H
Quang cảnh bên ngoài phiên toà. Ảnh: C.H

Tại toà, Huỳnh Thị Huyền Như thừa nhận là nhân viên Vietinbank 10 năm. Năm 2010, do nợ nần hàng trăm tỷ đồng, vì bị áp lực trả nợ lãi suất cao, nên có ý đồ chiếm đoạt tiền từ hoạt động ngân hàng để trả nợ. Việc chiếm đoạt thông qua các thao tác trả lãi suất, trả lãi chênh lệch ngoài hợp đồng, từ các nguồn tiền gửi ở các ngân hàng...

Như khẳng định, thời điểm đó, Vietinbank không có nhu cầu huy động vốn, với lãi suất cao, hoặc lãi chênh lệch ngoài hợp đồng. Nhưng do áp lực phải trả nợ cá nhân vay ngoài nên Như đã phát sinh thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tiền gửi từ khách hàng...

CAO HÙNG
TIN LIÊN QUAN

Hoãn phiên toà xét xử “siêu lừa đảo” Huyền Như

HOÀNG HƯNG |

Ngày 1.1.2018, Toà án nhân dân (TAND) TP HCM đã đột ngột ra thông báo hoãn xét xử vô thời hạn giai đoạn 2, vụ án “siêu lừa đảo” đối với Huỳnh Thị Huyền Như (sinh 1978, quê ở Tiền Giang) - nguyên Phó phòng quản lý rủi ro Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh TP.HCM (Vietinbank) và  Võ Anh Tuấn (sinh 1972, quê ở Thái Bình) -  nguyên cán bộ chi nhánh Vietinbank tại TP HCM – cùng bị truy tố về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Xét xử vụ án Huyền Như lừa đảo 1.000 tỷ đồng

Phùng Bắc - Phan Hồng |

Hôm nay (29.12), TAND TPHCM cho biết đã có quyết định đưa vụ án Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo 1.000 tỷ đồng ra xét xử vào ngày 2 đến ngày 5.1.2018. 

Chuẩn bị xét xử vụ án Huyền Như lừa đảo 1.000 tỷ đồng

Phùng Bắc - Phan Hồng |

Huyền Như và 11 đồng phạm bị truy tố về hành vi chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ đồng. Đây là vụ án gọi là giai đoạn 2 của vụ án Huyền Như lừa đảo 4.000 tỷ đồng được tách ra xử lý riêng.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Hoãn phiên toà xét xử “siêu lừa đảo” Huyền Như

HOÀNG HƯNG |

Ngày 1.1.2018, Toà án nhân dân (TAND) TP HCM đã đột ngột ra thông báo hoãn xét xử vô thời hạn giai đoạn 2, vụ án “siêu lừa đảo” đối với Huỳnh Thị Huyền Như (sinh 1978, quê ở Tiền Giang) - nguyên Phó phòng quản lý rủi ro Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh TP.HCM (Vietinbank) và  Võ Anh Tuấn (sinh 1972, quê ở Thái Bình) -  nguyên cán bộ chi nhánh Vietinbank tại TP HCM – cùng bị truy tố về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Xét xử vụ án Huyền Như lừa đảo 1.000 tỷ đồng

Phùng Bắc - Phan Hồng |

Hôm nay (29.12), TAND TPHCM cho biết đã có quyết định đưa vụ án Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo 1.000 tỷ đồng ra xét xử vào ngày 2 đến ngày 5.1.2018. 

Chuẩn bị xét xử vụ án Huyền Như lừa đảo 1.000 tỷ đồng

Phùng Bắc - Phan Hồng |

Huyền Như và 11 đồng phạm bị truy tố về hành vi chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ đồng. Đây là vụ án gọi là giai đoạn 2 của vụ án Huyền Như lừa đảo 4.000 tỷ đồng được tách ra xử lý riêng.