Hoãn xử vụ cựu Chủ tịch Trung tâm Hỗ trợ người nghèo lừa đảo 1.112 người

Việt Dũng |

Hà Nội - Ông Trần Đức Trung - cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Trung tâm Hỗ trợ người nghèo lừa đảo hơn 1.000 người, đề nghị thay thẩm phán, muốn tự bào chữa.

Sáng nay (6.7), TAND Hà Nội mở phiên sơ thẩm xét xử Trần Đức Trung (61 tuổi, cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Trung tâm Hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới) cùng 4 đồng phạm về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Đây là nhóm bị cáo lợi dụng chương trình Trái tim Việt Nam để chiếm đoạt nhiều tỉ đồng của hơn 1.000 người ở khắp cả nước.

Trong đó, bị cáo Trần Đức Trung giữ vai trò chủ mưu. Vụ án từng được đưa ra xét xử vào tháng 11.2019, song toà đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Trong phần thủ tục sáng nay, bị cáo Trung đề nghị thay đổi chủ toạ phiên toà, từ chối luật sư do muốn tự bào chữa.

Trước diễn biến trên, sau 15 phút hội ý, chủ toạ đã bác đề nghị của ông Trung song chấp nhận để bị cáo tự bào chữa. "Đề nghị Viện KSND Tối cao chỉ cung cấp những tài liệu liên quan đến đến bị cáo", chủ toạ cho biết.

Cũng tại phiên toà, do nhiều bị hại vắng mặt nên HĐXX đã tuyên bố hoãn xét xử và sẽ mở lại vào ngày 2.8 tới.

Theo truy tố, Trung tâm Hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới được Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn thành lập. Trần Đức Trung làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, còn bà Lê Thị Hằng (59 tuổi, đã chết) làm Tổng giám đốc.

Theo cáo buộc, từ tháng 4.2015, Trung tâm Hỗ trợ người nghèo chưa được cấp phép hoạt động, nhưng ông Trung và đồng phạm lấy danh nghĩa đơn vị này, tổ chức chương trình Trái tim Việt Nam và nhiều hội thảo thu hút, lôi kéo người dân nộp tiền để hưởng lãi suất cao.

Trần Đức Trung cùng Lê Thị Hằng soạn tâm thư, thư kêu gọi ủng hộ rồi giao cho bà Hằng đi xin chữ ký ủng hộ của nhiều người. Các bị cáo đưa thông tin gian dối rằng trung tâm có nguồn vốn, ai tham gia đóng góp sẽ được nhận tiền theo chính sách.

Tuy nhiên, cáo trạng xác định, nguồn tiền chi trả hầu hết là lấy của người tham gia sau trả cho người trước đó theo mô hình đa cấp.

Năm 2015, các bị cáo Phạm Văn Lực, Nhâm Sỹ Phúc và Bùi Thị Oanh được giao điều hành Câu lạc bộ triệu phú tích lũy làm giàu, hoạt động theo mô hình đa cấp nhưng chưa được cấp phép. Sau đó, Trung và Hằng sáp nhập câu lạc bộ trên vào trung tâm.

Bị cáo Lực được phân công khai thác, thu hút các hội viên mua một hộp thực phẩm chức năng với giá 1,2 triệu đồng. Đến tháng 4.2015, câu lạc bộ hoạt động kém hiệu quả, nên bị cáo Trung ký văn bản hủy bỏ Câu lạc bộ triệu phú tích lũy làm giàu và triển khai chương trình Trái tim Việt Nam.

Viện Kiểm sát cáo buộc, các bị cáo đã lập 26 điểm tư vấn phân công 6 nhóm đi thu tiền của người tham gia chương trình tại 16 tỉnh, thành phố. Sau đó, tiền được chuyển về văn phòng trung tâm ở 102 Trường Chinh (Hà Nội).

Ban đầu, các bị cáo thu về 148 tỉ đồng từ các địa phương và hơn 42 tỉ đồng tại văn phòng Trường Chinh. Sau đó, họ lấy một phần tiền của người nộp sau trả cho người trước.

Thông qua chương trình Trái tim Việt Nam, Trần Đức Trung và đồng phạm đã chiếm đoạt hơn 49 tỉ đồng của 1.008 bị hại. Trong đó, bị can Trung chiếm hưởng 26,3 tỉ đồng.

Cuối năm 2015, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn giải thể Trung tâm Hỗ trợ người nghèo.

Tuy nhiên, các bị cáo tiếp tục móc nối với Nguyễn Tuấn Lân - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần quốc tế NewStar tổ chức chương trình Liên kết ba miền hoạt động theo mô hình đa cấp để bán thực phẩm chức năng.

Qua chương trình Liên kết ba miền, các bị cáo tiếp tục thu về gần 17,5 tỉ đồng của 104 người tham gia trên khắp cả nước. Sau đó, Trung chi trả một phần tiền cho những người tham gia chương trình Trái tim Việt Nam, còn lại chiếm đoạt 2,7 tỉ đồng.

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Nhận diện thủ đoạn lừa đảo: Cảnh giác với chiêu “vờ chuyển nhầm tiền”

V.Dũng |

Không chỉ ngân hàng, cơ quan công an cũng phát đi các cảnh báo về việc nhóm tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản dùng thủ đoạn tinh vi “chuyển nhầm tiền” vào tài khoản, giả làm người thu hồi nợ, yêu cầu người nhận trả lại số tiền đó như một khoản vay.

Nhận diện thủ đoạn lừa đảo qua Internet: Cạm bẫy vay tiền online

V.Dũng |

Thủ tục gọn, giải ngân nhanh… chiêu quảng cáo “có cánh” của tội phạm lừa đảo khiến những người cần tiền sập bẫy, để rồi họ bị chiếm đoạt từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng. Dù cơ quan công an đã nhiều lần cảnh báo, song không ít nạn nhân vẫn sập bẫy “vay tiền online”.

Cựu Chủ tịch Trung tâm Hỗ trợ người nghèo lừa đảo hơn 1.000 nạn nhân

Việt Dũng |

Hà Nội - Trần Đức Trung - cựu Chủ tịch Trung tâm Hỗ trợ người nghèo và đồng phạm bị cáo buộc tổ chức 2 chương trình, thu tiền theo hình thức đa cấp, lừa đảo 1.008 nạn nhân.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Nhận diện thủ đoạn lừa đảo: Cảnh giác với chiêu “vờ chuyển nhầm tiền”

V.Dũng |

Không chỉ ngân hàng, cơ quan công an cũng phát đi các cảnh báo về việc nhóm tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản dùng thủ đoạn tinh vi “chuyển nhầm tiền” vào tài khoản, giả làm người thu hồi nợ, yêu cầu người nhận trả lại số tiền đó như một khoản vay.

Nhận diện thủ đoạn lừa đảo qua Internet: Cạm bẫy vay tiền online

V.Dũng |

Thủ tục gọn, giải ngân nhanh… chiêu quảng cáo “có cánh” của tội phạm lừa đảo khiến những người cần tiền sập bẫy, để rồi họ bị chiếm đoạt từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng. Dù cơ quan công an đã nhiều lần cảnh báo, song không ít nạn nhân vẫn sập bẫy “vay tiền online”.

Cựu Chủ tịch Trung tâm Hỗ trợ người nghèo lừa đảo hơn 1.000 nạn nhân

Việt Dũng |

Hà Nội - Trần Đức Trung - cựu Chủ tịch Trung tâm Hỗ trợ người nghèo và đồng phạm bị cáo buộc tổ chức 2 chương trình, thu tiền theo hình thức đa cấp, lừa đảo 1.008 nạn nhân.