Hàng nghìn người mắc bẫy lừa đảo tinh vi của tội phạm công nghệ cao

Việt Dũng |

Nhóm tội phạm nước ngoài chiêu mộ "nhân viên", dạy các thao tác rồi chia thành nhiều nhóm giăng bẫy lừa đảo hàng nghìn nạn nhân, chiếm đoạt nghìn tỉ đồng.

Chiêu mộ, đào tạo nhân viên lừa đảo

Ngày 5.2, Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an thông tin đã Quyết định khởi tố bị can đối với 23 đối tượng về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Khoảng giữa tháng 12.2022, qua công tác nghiệp vụ, Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) phát hiện nhóm đối tượng người Việt Nam hoạt động trong một công ty trá hình do đối tượng người nước ngoài làm chủ, đặt trụ sở tại Campuchia để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân Việt Nam với quy mô lớn.

Chúng sử dụng công nghệ cao để thực hiện lừa đảo thông qua hình thức tuyển cộng tác viên làm việc online trên mạng Internet, dụ dỗ bị hại chuyển tiền đến các tài khoản ngân hàng để đặt mua đơn hàng trên các sàn thương mại điện tử giả mạo Shopee, Lazada… hoặc lập tài khoản trên trang Corona đặt cược đánh bạc tài/xỉu để được hưởng hoa hồng.

Ngày 7.1, Cục Cảnh sát hình sự chủ trì, phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an, Công an các địa phương tiến hành triệu tập, bắt giữ các đối tượng cùng trú tại tỉnh Tây Ninh và nhiều địa phương trên cả nước.

Theo điều tra, từ tháng 3.2022-1.2023, đối tượng tên thường gọi là “Lùn” và “Trắng” (chưa rõ nhân thân, lai lịch; người Trung Quốc) câu kết với các đối tượng người Việt Nam thành lập công ty trá hình đặt trụ sở tại khu Venus, tỉnh Svayrieng, Campuchia, sử dụng không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân Việt Nam.

“Lùn”, “Trắng” đã tuyển được gần 100 người đưa sang Campuchia làm việc bằng hình thức thông qua các trang mạng xã hội đăng bài viết đưa ra mức lương cao, đãi ngộ hấp dẫn để tuyển nhân viên hoặc khuyến khích các nhân viên đang làm việc lôi kéo thêm bạn bè, người thân sang Campuchia làm việc.

Sau khi tuyển được nhân viên đưa sang Campuchia, “Lùn”, “Trắng” thỏa thuận trả công cho nhân viên 800 USD/tháng, ngoài ra còn được hưởng hoa hồng trên tổng số tiền lừa đảo được của các bị hại.

Nhân viên được nuôi ăn, ở cùng nhau trong một tòa nhà. Chúng đào tạo nhân viên cách thức lừa đảo bằng cách cho họ đọc các tài liệu, kịch bản, lời thoại lừa đảo và làm việc cùng nhân viên đã làm việc trước để học việc.

Sau đó, “Lùn”, “Trắng” quản lý, chia nhân viên theo các tổ, nhóm để cùng nhau hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hai bị can Nguyễn Hoàng Sang và Lê Trường Thịnh (từ trái qua) - trưởng nhóm trong đường dây lừa đảo xuyên quốc gia. Ảnh: Hiền Minh
Hai bị can Nguyễn Hoàng Sang và Lê Trường Thịnh (từ trái qua) - trưởng nhóm trong đường dây lừa đảo xuyên quốc gia. Ảnh: Hiền Minh

Lật tẩy thủ đoạn lừa đảo tinh vi

Trong đó, nhóm khoảng 20 nhân viên “telesales” có nhiệm vụ gọi điện, nhắn tin qua Facebook để dụ dỗ, lôi kéo bị hại tham gia làm việc online trên mạng Internet để được trả công từ 100.000 - 300.000 đồng/ngày; bị hại đồng ý thì chuyển thông tin số điện thoại, tài khoản Facebook của bị hại cho nhân viên sale tiếp tục thực hiện lừa đảo bị hại.

Nhóm nhân viên sale khoảng 80 đối tượng được chia thành 3 nhóm A,B,C, mỗi nhóm chia thành nhiều tổ (mỗi tổ có 3 nhân viên được giao quản lý 1 máy tính, 1 điện thoại gọi là máy 1,2,3).

Hàng ngày, các nhóm trưởng gồm: Nguyễn Hoàng Sang, Lê Trường Thịnh, Phan Trung trực tiếp giao việc cho các nhân viên thực hiện nhiệm vụ lừa đảo.

Cụ thể: Nhân viên máy 1 tiếp nhận thông tin bị hại từ nhóm telesale, sau đó gọi điện, nhắn tin qua Facebook dụ dỗ, lôi kéo bị hại tham gia theo dõi, thả tim Tiktok, Facebook, nghe nhạc MP3 để được trả công, bị hại đồng ý tham gia thì chuyển thông tin cho nhân viên máy 2.

Nhân viên máy 2 hướng dẫn bị hại thả tim Tiktok, nghe nhạc MP3 để được trả công từ 10.000 - 50.000 đồng/lần, chuyển tiền làm từ thiện làng trẻ em SOS, lập tài khoản trên trang web Corona...

Khi bị hại chuyển tiền đến tài khoản ngân hàng thì các đối tượng gửi qua Telegram cho bị hại một hợp đồng giả mạo của một công ty tài chính cam kết bảo hiểm an toàn 100% vốn cho bị hại. Sau đó, hướng dẫn bị hại liên hệ qua Telegram gặp chuyên gia là nhân viên máy 3.

Nhân viên máy 3 hướng dẫn chuyển tiền đến tài khoản ngân hàng để có điểm trong tài khoản đã lập trên trang web Corona (1 điểm bằng 1.000 đồng), đọc các lệnh tài/xỉu hoặc chẵn/lẻ cho bị hại thực hiện đặt cược để được hưởng hoa hồng từ 30% đến 60%.

Ban đầu bị hại chuyển số tiền nhỏ để thực hiện nhiệm vụ đặt cược thì được đối tượng trả tiền về tài khoản ngân hàng của bị hại (gọi là nuôi khách). Khi bị hại chuyển số tiền lớn và yêu cầu rút tiền thì bọn chúng đưa ra nhiều lý do như lỗi hệ thống, sai số tài khoản ngân hàng, bị hại chưa hoàn thành nhiệm vụ... không cho bị hại rút tiền.

Chúng yêu cầu bị hại nộp thêm tiền để xác minh tài khoản, nếu bị hại không còn khả năng nộp thêm tiền thì chặn liên lạc, khóa tài khoản của bị hại đã lập trên trang web Corona.

Nhóm nhân viên có nhiệm vụ cung cấp số tài khoản ngân hàng cho nhân viên các tổ A,B,C để cho bị hại chuyển tiền, quản lý app Corona chuyển điểm vào tài khoản của bị hại; can thiệp, chỉnh sửa thông tin mật khẩu, số tài khoản ngân hàng hoặc khóa tài khoản không cho bị hại rút tiền...

Theo Cục Cảnh sát hình sự, với phương thức thủ đoạn trên, các đối tượng lừa đảo hàng nghìn người Việt Nam với số tiền chiếm đoạt ước tính lên đến hàng nghìn tỉ đồng.

Từ vụ án trên, Cục Cảnh sát Hình sự - Bộ Công an tiếp tục khuyến cáo người dân, cần nâng cao cảnh giác trước các cuộc gọi điện thoại lạ, trước lời mời tham gia bấm like, nghe nhạc nhận tiền, và những kẻ mạo danh cơ quan chức năng...

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Vạch trần chiêu trò tuyển cộng tác viên “việc nhẹ, thu nhập cao”

Minh Thư - Nguyễn Đoàn |

Mặc dù đã được Bộ Công an cảnh báo nhưng nhiều người dân vẫn nhẹ dạ, cả tin vào những lời chào mời “việc nhẹ, thu nhập cao” trên mạng xã hội.

Ham nhận quà Tết, cẩn trọng rơi vào bẫy tin nhắn lừa đảo

THU THẢO |

Tết Nguyên đán là thời điểm gia tăng mạnh các tin nhắn lừa đảo, mạo danh ngân hàng để chiếm đoạt tiền trong tài khoản.

Thái Bình: Thủ đoạn tinh vi của ổ nhóm lừa đảo hoạt động tại Campuchia

TRUNG DU |

Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Công an tỉnh Thái Bình, Công an TP Thái Bình đã cử lực lượng tham gia phá chuyên án trong khoảng thời gian dài, tốn nhiều công sức. Ổ nhóm tội phạm hoạt động tại Campuchia và sử dụng phương thức, thủ đoạn lừa đảo hết sức tinh vi để chiếm đoạt tiền của rất nhiều bị hại ở trong nước.

Công an khám xét 2 trung tâm đăng kiểm ở Lạng Sơn

Vân Trường |

Chiều nay 21.3, lực lượng công an đã khám xét 2 trung tâm đăng kiểm tại Lạng Sơn là 12D01 có địa chỉ ở 52 Lê Đại Hành phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn và 12D02 có địa chỉ ở Hợp Thành huyện Cao Lộc.

CDC Cần Thơ áp dụng gói giữ vaccine để tránh tình trạng thiếu hàng

PHONG LINH |

Không phải lúc nào cũng có đủ 100% các loại vaccine nhưng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Cần Thơ cơ bản vẫn đáp ứng đủ vaccine cho người dân.

Huyện Dầu Tiếng: Hàng trăm hộ dân ở hồ Cần Nôm bức xúc vì bị treo quyền lợi

Bảo Chương |

Bình Dương - Việc cắm mốc cao trình khu vực hồ Cần Nôm, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, nhiều năm qua đã làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người dân, dù kiến nghị nhiều lần vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Những điều cần biết khi đi bus sông Sài Gòn

Yến Nhi |

Xe buýt trên sông tại Sài Gòn hiện đang là một dịch vụ di chuyển thu hút rất đông lượng du khách tới trải nghiệm.

Bát nháo đào tạo lái xe ở ĐH Đông Đô: Phê duyệt một đằng, triển khai một nẻo

Nhóm PV |

Không chỉ có nghi vấn sai phạm trong việc sử dụng bãi tập xe, đào tạo lái xe, dự án của Trường Đại học Đông Đô tại Khu công nghiệp Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) còn xuất hiện nhiều nghi vấn vi phạm Luật Đầu tư.

Vạch trần chiêu trò tuyển cộng tác viên “việc nhẹ, thu nhập cao”

Minh Thư - Nguyễn Đoàn |

Mặc dù đã được Bộ Công an cảnh báo nhưng nhiều người dân vẫn nhẹ dạ, cả tin vào những lời chào mời “việc nhẹ, thu nhập cao” trên mạng xã hội.

Ham nhận quà Tết, cẩn trọng rơi vào bẫy tin nhắn lừa đảo

THU THẢO |

Tết Nguyên đán là thời điểm gia tăng mạnh các tin nhắn lừa đảo, mạo danh ngân hàng để chiếm đoạt tiền trong tài khoản.

Thái Bình: Thủ đoạn tinh vi của ổ nhóm lừa đảo hoạt động tại Campuchia

TRUNG DU |

Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Công an tỉnh Thái Bình, Công an TP Thái Bình đã cử lực lượng tham gia phá chuyên án trong khoảng thời gian dài, tốn nhiều công sức. Ổ nhóm tội phạm hoạt động tại Campuchia và sử dụng phương thức, thủ đoạn lừa đảo hết sức tinh vi để chiếm đoạt tiền của rất nhiều bị hại ở trong nước.