Giai đoạn 2 vụ chuyến bay giải cứu: Điều tra sai phạm nhiều cá nhân

Việt Dũng |

Ngoài đề nghị truy tố 54 bị can trong vụ chuyến bay giải cứu, Cơ quan An ninh điều tra nêu nhiều vấn đề sẽ xử lí ở giai đoạn hai vụ án.

Liên quan đến vụ án chuyến bay giải cứu, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an - cho rằng, có đủ cơ sở, căn cứ để đề nghị truy tố 54 bị can, với 5 tội danh: "Đưa hối lộ, Môi giới hối lộ, Nhận hối lộ, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Trong vụ án, nhiều bị can nguyên là lãnh đạo, cán bộ tại các bộ: Ngoại giao, Giao thông vận tải, Y tế, Bộ Công an và một số tỉnh thành (Quảng Nam, Hà Nội) đã có hành vi nhận hối lộ.

Họ gồm hai cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng, Vũ Hồng Nam; Cựu Phó Chủ tịch TP Hà Nội Chử Xuân Dũng và cựu Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam Trần Văn Tân... nhận hối lộ từ các chủ doanh nghiệp để họ thuận lợi thực hiện các chuyến bay "combo", đưa công dân về Việt Nam cách li y tế.

Trong vụ án, Cơ quan An ninh điều tra cũng làm rõ hành vi đưa hối lộ của các chủ doanh nghiệp. Hai bị can Lê Hồng Sơn - Tổng Giám đốc Công ty Bluesky và Nguyễn Thị Thanh Hằng -Phó Tổng Giám đốc Công ty Bluesky, đưa hối lộ nhiều nhất, với số tiền hơn 100 tỉ đồng.

Cùng với đó là hành vi môi giới hối lộ của cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn; hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của cựu Trưởng phòng Phòng An ninh điều tra, Cục An ninh điều tra Hoàng Văn Hưng cũng được làm rõ.

Tuy nhiên, trong kết luận điều tra còn nêu việc sẽ tiếp tục làm rõ, xử lí nhiều cá nhân ở giai đoạn 2 vụ án.

Động thái này được nêu ra bởi Cơ quan An ninh điều tra xác định, trong vụ án còn có dấu hiệu sai phạm liên quan tại một số Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và một số đối tượng khác có liên quan.

Cụ thể, quá trình điều tra, Nguyễn Quang Linh - cựu Trợ lí của nguyên Phó Thủ tướng Thường trực khai đã nhận hối lộ gần 4,3 tỉ đồng của 2 đại điện doanh nghiệp.

Ngoài ra, Linh trình bày về việc trong số tiền nhận hối lộ, đã đưa một phần cho người khác. Do đó, cơ quan điều tra sẽ tiếp tục làm rõ ở giai đoạn sau.

Một bị can khác là Nguyễn Tiến Thân - chuyên viên Vụ Quan hệ Quốc tế, Văn phòng Chính phủ đã nhận hối lộ hơn 1,3 tỉ đồng.

Ông Thân còn chủ động khai đã nhận tiền của đại diện một số doanh nghiệp khác. Cơ quan điều tra xác định cần phải làm rõ ở giai đoạn 2 của vụ án.

Việc nhóm cựu cán bộ Đại sứ quán Việt Nam ở Malaysia, ngoài hưởng lợi cá nhân, bị đề nghị truy tố, họ còn khai, một số cán bộ còn lại cũng nhận tiền khi thực hiện 8 chuyến bay giải cứu đưa người mãn hạn tù về nước.

"Cơ quan điều tra sẽ tiếp tục điều tra, làm rõ để xử lý trong giai đoạn sau của vụ án", kết luận nêu.

Tại Bộ Y tế, Phạm Trung Kiên - cựu thư kí Thứ trưởng Bộ Y tế bị cáo buộc nhận hối lộ nhiều nhất, với gần 43 tỉ đồng.

Trong đó, còn có việc Kiên khai đã nhận gần 7,4 tỉ đồng để giúp cho các khách lẻ về nước. Cơ quan điều tra sẽ tiếp tục điều tra, xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ về hành vi đưa tiền cho Kiên để xử lí giai đoạn sau của vụ án.

Trường hợp Bùi Huy Hoàng - cựu chuyên viên thuộc Cục Y tế dự phòng bị xác định tội danh "Môi giới hối lộ" trên 3,3 tỉ đồng. Theo như lời khai của bị can này, ông ta còn đưa 650 triệu đồng cho bà Lê Thị Phượng - Phó phòng thuộc UBND tỉnh Hải Dương. Kết luận cho rằng, chưa có đủ căn cứ xác định bà Phượng có hay không nhận tiền từ Hoàng, nên tiếp tục điều tra.

Ở Bộ Giao thông Vận tải, bị can Vũ Hồng Quang - cựu Phó phòng Vận tải thuộc Cục Hàng không Việt Nam nhận hối lộ hơn 1,9 tỉ đồng của 2 doanh nghiệp. Bị can hưởng lợi hơn 1,7 tỉ và đưa hơn 240 triệu đồng cho cấp dưới. Lời khai này sẽ được làm rõ.

Tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, bị can Vũ Sỹ Cường - cựu cán bộ Phòng tham mưu nhận hơn 4,5 tỉ đồng từ bị can Trần Thị Hà Liên.

Sau đó, Cường đưa cho bị can Lê Thị Ngọc Anh 1,2 tỉ để xin cấp phép 4 chuyến bay cho Công ty Skyone. Liên đang bỏ trốn nên ngày 31.3, Cơ quan An ninh điều tra tách vụ án hình sự để tiếp tục làm rõ.

Ở tỉnh Quảng Nam, ngoài bị can Trần Văn Tân bị cáo buộc nhận hối lộ 5 tỉ đồng, cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ việc một số cá nhân khác đã nhận tiền của bị can Nguyễn Thị Thanh Hằng.

Bên cạnh đó, 7 bị can là đại diện các doanh nghiệp hoặc người trung gian còn trình bày đã đưa tiền cho nhiều cá nhân khác.

Cơ quan An ninh điều tra khẳng định sẽ điều tra để xử lí ở giai đoạn sau của vụ án chuyến bay giải cứu.

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Lý do nhiều cựu quan chức vụ chuyến bay giải cứu được đề nghị giảm nhẹ

Việt Dũng |

Hai cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, cùng nhiều bị can khác được đề nghị giảm nhẹ trách nhiệm hình sự vụ chuyến bay giải cứu, song có cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự bị xem xét, xử lí nghiêm.

Sếp doanh nghiệp "đi đêm", chạy án tổng cộng trăm tỉ vụ chuyến bay giải cứu

Việt Dũng |

Ngoài chi hơn 38 tỉ đồng cho quan chức nhiều bộ ngành để được thuận lợi trong các chuyến bay giải cứu, hai sếp Công ty Bluesky còn chung chi hơn 62 tỉ "chạy án" và bị lừa đảo.

Cú ngã ngựa của 2 cán bộ thuộc Bộ Giao thông Vận tải vụ chuyến bay giải cứu

Việt Dũng |

Sau khi chủ 1 số doanh nghiệp nhờ tạo điều kiện cho các chuyến bay giải cứu, được đưa tiền tỉ "lại quả", ông Ngô Quang Tuấn, Vũ Hồng Quang đã đồng ý giúp.

Đi xe máy lên Vành đai 3 trên cao tránh ùn tắc, loạt lái xe nhận kết đắng

Tô Thế |

Từ việc muốn đi làm sớm, tránh ùn tắc, nhiều người đã phải nộp tiền phạt, tạm giữ xe, bằng lái vì điều khiển xe máy lên Vành đai 3 trên cao (Hà Nội).

83 cán bộ diện Trung ương quản lý bị kỷ luật, 59 người có khuyết điểm từ trước

Vương Trần |

Thường trực Ban Bí thư cho biết, vừa qua, 83 cán bộ diện Trung ương quản lý bị kỷ luật, trong đó 59 cán bộ vi phạm do khuyết điểm từ trước, 24 đảng viên do vi phạm tại thời điểm hiện nay.

Đến năm 2050, Hà Nam trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 27.12, Văn phòng Chính phủ thông tin, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1686/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cởi trói cho thị trường vàng để nguồn vốn chảy vào nền kinh tế: Trả vàng về cho thị trường vận hành

Nhóm Phóng Viên |

Trước những bất cập trong quản lý hoạt động kinh doanh vàng, các chuyên gia cho rằng cần mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý, trả vàng về cho thị trường vận hành. Cần có quy định đề cập toàn diện hơn về các sản phẩm và dịch vụ tài chính liên quan tới vàng, chứ không đơn thuần chỉ quản lý vàng miếng và vàng trang sức như hiện nay.

Bữa ăn bán trú của học sinh H’Mông ở điểm trường Sáng Pao

Long Nguyễn - Bảo Nguyên |

Yên Bái - Từ sự hỗ trợ của Quỹ Xã hội Từ thiện Tấm lòng Vàng, hàng trăm học trò H’Mông ở điểm trường Sáng Pao - Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ (PTDTBT TH&THCS) sở Xà Hồ, huyện Trạm Tấu đã có phòng học mới, bếp ăn khang trang.

Lý do nhiều cựu quan chức vụ chuyến bay giải cứu được đề nghị giảm nhẹ

Việt Dũng |

Hai cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, cùng nhiều bị can khác được đề nghị giảm nhẹ trách nhiệm hình sự vụ chuyến bay giải cứu, song có cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự bị xem xét, xử lí nghiêm.

Sếp doanh nghiệp "đi đêm", chạy án tổng cộng trăm tỉ vụ chuyến bay giải cứu

Việt Dũng |

Ngoài chi hơn 38 tỉ đồng cho quan chức nhiều bộ ngành để được thuận lợi trong các chuyến bay giải cứu, hai sếp Công ty Bluesky còn chung chi hơn 62 tỉ "chạy án" và bị lừa đảo.

Cú ngã ngựa của 2 cán bộ thuộc Bộ Giao thông Vận tải vụ chuyến bay giải cứu

Việt Dũng |

Sau khi chủ 1 số doanh nghiệp nhờ tạo điều kiện cho các chuyến bay giải cứu, được đưa tiền tỉ "lại quả", ông Ngô Quang Tuấn, Vũ Hồng Quang đã đồng ý giúp.