Đưa thông tin cá nhân trẻ em lên mạng trái phép bị phạt đến 10 triệu đồng

P.V (t/h) |

Tại dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề xuất quy định xử phạt vi phạm về trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Cụ thể, phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng có một trong các hành vi vi phạm sau: Không có biện pháp sử dụng dịch vụ bảo vệ người sử dụng là trẻ em; đưa thông tin cá nhân của trẻ em lên mạng mà không có sự đồng ý của trẻ em từ 7 tuổi trở lên hoặc cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em.

Bên cạnh đó, phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng có một trong các hành vi vi phạm sau: Không cảnh báo hoặc gỡ bỏ thông tin, dịch vụ gây hại cho trẻ em, thông tin, dịch vụ giả mạo, xuyên tạc xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em; không sử dụng các biện pháp, công cụ bảo đảm an toàn về thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em, các thông điệp cảnh báo nguy cơ khi trẻ em cung cấp, thay đổi thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em; không thực hiện yêu cầu xóa bỏ các thông tin cá nhân của trẻ em khi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ trẻ em yêu cầu; không thiết lập cơ chế trực tuyến để tiếp nhận thông tin, đánh giá, phân loại theo mức độ an toàn đối với trẻ em của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và trẻ em đối với các mạng thông tin; không công bố danh sách các mạng thông tin, dịch vụ, sản phẩm trực tuyến theo mức độ an toàn đối với trẻ em; không thực hiện việc phát hiện, loại bỏ các hình ảnh, tài liệu, thông tin không phù hợp với trẻ em; không xây dựng hoặc sử dụng, phổ biến phần mềm, công cụ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên môi trường mạng khi không có công cụ kiểm soát thời gian, bảo vệ trẻ em khỏi tình trạng lạm dụng, nghiện trò chơi điện tử.

Cũng theo dự thảo, hành vi công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên hoặc của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ sẽ bị phạt tiền lên tới 50 triệu đồng và buộc phải xin lỗi khi có yêu cầu.

Đây là một trong những quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ chăm sóc trẻ em.

Ngoài ra, Bộ cũng đề xuất hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động hoặc tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động từ 3 - 6 tháng đối với hành vi vi phạm: Không có biện pháp sử dụng dịch vụ bảo vệ người sử dụng là trẻ em; đưa thông tin cá nhân của trẻ em lên mạng mà không có sử đồng ý của trẻ em từ 7 tuổi trở lên hoặc cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên môi trường mạng không có công cụ kiểm soát thời gian, bảo vệ trẻ em khỏi tình trạng lạm dụng, nghiện trò chơi điện tử.

Luật Trẻ em có hiệu lực từ ngày 1.6.2016 có nhiều quy định mới về quyền và nghĩa vụ của đối tượng so với luật cũ. Do đó, dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em được xây dựng để thay thế cho Nghị định số 144/2013/NĐ-CP để đồng bộ những quy định mới vừa được ban hành trong Luật Trẻ em.

Trước đó, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 56/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em. Nghị định nêu rõ: Từ 1.7.2017, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng khi đưa thông tin bí mật đời tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên. Đồng thời, cha mẹ, doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải có biện pháp sử dụng dịch vụ bảo vệ người dùng là trẻ em, có cảnh báo hoặc gỡ bỏ thông tin, dịch vụ gây hại, giả mạo, xuyên tạc xâm hại đến quyền và lợi ích của trẻ.
P.V (t/h)
TIN LIÊN QUAN

Ngăn chặn trẻ em truy cập nội dung độc hại trong giải pháp bảo mật Kaspersky 2018

Thế Lâm |

Trong một sự kiện bảo mật tại TP.HCM ngày 20.12, đại diện hãng Kaspersky Lab cho biết, sự nâng cấp tính năng cho giải pháp bảo mật Kaspersky 2018 bao gồm cả việc đưa vào sự kiểm soát của cha mẹ đối với con cái, hạn chế trẻ em truy cập vào các trang web có nội dung người lớn, độc hại.

Bảo vệ trẻ em cần có nhiều biện pháp cụ thể hơn nữa

THÙY LINH |

Thời gian qua, dư luận hết sức bàng hoàng và bức xúc trước những vụ bạo lực xâm hại trẻ em diễn ra, với tính chất ngày càng nghiêm trọng và phức tạp. Giữa bối cảnh đó, Ủy ban Quốc gia (UBQG) về trẻ em do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm Chủ tịch ủy ban đã ra mắt sáng 6.12.

Cha mẹ đưa ảnh con lên Facebook có vi phạm pháp luật?

Nam Dương |

Thời gian gần đây, có nhiều ý kiến cho rằng khi Luật Trẻ em và Nghị định 56/2017/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều Luật Trẻ em có hiệu lực từ 1.7.2017, thì việc cha mẹ chụp ảnh con đưa lên trang mạng xã hội như Facebook có thể sẽ vi phạm pháp luật về việc đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em lên môi trường mạng.

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Người dân lỉnh kỉnh hành lý về quê ăn Tết, có chặng xe về miền Tây hết vé

Chân Phúc |

Lượng khách tăng đột biến tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) trong sáng ngày 19.1. Một số chặng từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây đã rơi vào tình trạng hết vé.

Người lao động Việt Nam ở nước ngoài: Luôn khắc khoải nỗi nhớ Tết quê nhà

Vương Trần |

Tết Nguyên đán Quý Mão đến nhưng ở nơi xa xứ, nhiều lao động Việt Nam vẫn đang ngược xuôi, mưu sinh với công việc. Xa quê, nơi xứ người, nhiều lao động không khỏi bồi hồi, nhớ hương vị Tết quê.

Interactive: Bạn có hiểu đúng về cách bày mâm ngũ quả 3 miền?

Nhóm PV |

Bày mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Tùy theo vùng miền, mâm ngũ quả lại được bài trí với nhiều loại quả khác nhau. Vậy mâm ngũ quả mỗi miền gồm những quả gì và ý nghĩa của nó là gì, cách chưng ra sao? Tham gia chương trình truyền hình tương tác của Báo Lao Động bằng cách theo dõi câu hỏi, bấm vào phương án trả lời mà bạn cho là đúng ngay trên màn hình video tương tác dưới đây.

Ngăn chặn trẻ em truy cập nội dung độc hại trong giải pháp bảo mật Kaspersky 2018

Thế Lâm |

Trong một sự kiện bảo mật tại TP.HCM ngày 20.12, đại diện hãng Kaspersky Lab cho biết, sự nâng cấp tính năng cho giải pháp bảo mật Kaspersky 2018 bao gồm cả việc đưa vào sự kiểm soát của cha mẹ đối với con cái, hạn chế trẻ em truy cập vào các trang web có nội dung người lớn, độc hại.

Bảo vệ trẻ em cần có nhiều biện pháp cụ thể hơn nữa

THÙY LINH |

Thời gian qua, dư luận hết sức bàng hoàng và bức xúc trước những vụ bạo lực xâm hại trẻ em diễn ra, với tính chất ngày càng nghiêm trọng và phức tạp. Giữa bối cảnh đó, Ủy ban Quốc gia (UBQG) về trẻ em do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm Chủ tịch ủy ban đã ra mắt sáng 6.12.

Cha mẹ đưa ảnh con lên Facebook có vi phạm pháp luật?

Nam Dương |

Thời gian gần đây, có nhiều ý kiến cho rằng khi Luật Trẻ em và Nghị định 56/2017/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều Luật Trẻ em có hiệu lực từ 1.7.2017, thì việc cha mẹ chụp ảnh con đưa lên trang mạng xã hội như Facebook có thể sẽ vi phạm pháp luật về việc đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em lên môi trường mạng.