Đòi nợ bằng cách "khủng bố" qua điện thoại là vi phạm pháp luật

Phan Tuấn |

Đắk Lắk, Đắk Nông - Sau khi Báo Lao Động phản ánh bài viết "Nhiều người ở Đắk Lắk không vay vốn, vẫn bị đòi nợ kiểu "khủng bố" thì đã có thêm nhiều người dân, thậm chí doanh nghiệp tiếp tục lên tiếng về việc thường xuyên bi người của các công ty tài chính sử dụng sim rác "quấy rối". Thậm chí, các đối tượng "đòi nợ thuê" suốt ngày đêm còn hăm dọa, thậm chí ép trả nợ thay.

"Đòi nợ thuê" quấy rối... doanh nghiệp

Từ cuối năm 2021 đến nay, bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Giám đốc Công ty TNHH Hồng Đức, ở huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đắk Nông liên tục bị các đối tượng "đòi nợ thuê" của các công ty tài chính quấy rối, làm phiền.

Chia sẻ về việc này, bà Nguyệt cho biết, công ty sử dụng hàng trăm lao động. Thế nên, khi trong công ty có một vài người vay trả góp cho các công ty tài chính nhưng chưa xử lý dứt điểm các thủ tục vay nợ nên lãnh đạo công ty, bộ phận kế toán... thường xuyên phải nghe điện thoại lạ. Họ liên tục gọi điện đến quấy rầy, tác động đòi nợ giúp.

Theo bà Nguyệt, các đối tượng này không giới thiệu mình làm việc cho công tài chính nào. Khi gọi đến, các đối tượng chỉ hỏi trong công ty có người này người kia đang vay nợ rồi yêu cầu lãnh đạo công ty, bộ phận kế toán... phải ngăn chặn tiền lương của công nhân đó để trả nợ cho họ.

"Khi chúng tôi giải thích nên trực tiếp đòi người vay, công ty không thể cắt lương của người lao động. Thậm chí người lao động khó khăn còn đang ứng tiền của công ty thì các "đối tượng đòi nợ thuê" liên hồi văng tục, chửi bởi công ty quỵt tiền, vô trách nhiệm. Thậm chí, các đối tượng này còn chửi bới cha mẹ, ông bà chúng tôi này nọ" - bà Nguyệt cho biết.

Bức xúc trước sự việc, bà Nguyệt lần lượt chặn các số vừa gọi đến thì lại có số khác xuất hiện. "Do mình làm giám đốc công ty xuất khẩu hàng hóa, công việc làm ăn, giao lưu nhiều nên mỗi khi thấy số điện thoại lạ là phải nghe máy. Mỗi khi nhấc máy lên nghe thấy người bên kia đường dây đòi nợ, chửi bởi bản thân cảm thấy rất ức chế, mất hết tinh thần làm việc" - bà Nguyệt bức xúc.

Theo bà Nguyệt, không riêng gì bản thân bà mà trong công ty còn có nhiều người khác bị các đối tượng "đòi nợ thuê" liên tục quấy rối. Trong đó, bộ phận kế toán cũng thường xuyên bị quấy rối tác động chặn lương người lao động để trả các khoản nợ không rõ ràng của người lao động. Việc bị các đối tượng lạ quấy rối đã làm cho cán bộ, nhân viên công ty cảm thấy rất mệt mỏi, năng suất,m tinh thần làm việc không còn cao.

Quấy rối người khác là vi phạm pháp luật

Trao đổi về vấn đề này, Luật sư Nguyễn Thanh Huy – Văn phòng luật sư Nguyễn Thanh Huy, Đoàn Luật sư tỉnh Đắk Nông cho biết, hành vi gọi điện, nhắn tin nhằm ép buộc cá nhân hoặc tổ chức trả một khoản nợ khống là có dấu hiệu cấu thành tội “Cưỡng đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 170 Bộ Luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi bổ sung năm 2017). Hành vi này có mức hình phạt tù từ 1 năm đến 20 năm.

Trường hợp làm cho người bị đe dọa hoang mang, sợ sệt phải đưa tiền thì thuộc trường hợp tội phạm đã hoàn thành; trường hợp người bị đe dọa chưa đưa tiền thì thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt theo quy định tại Điều 15 Bộ Luật hình sự. Lúc này, người phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội chưa đạt, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi và hậu quả gây ra.

Trường hợp người gọi điện, nhắn tin không nằm mục đích cưỡng đoạt tài sản mà nhằm mục đích xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì hành vi này cấu thành tội “Làm nhục người khác” theo quy định tại Điều 155 Bộ Luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi bổ sung năm 2017).

Còn việc sử dụng mạng viễn thông để làm nhục người khác thì sẽ rơi vào khoản 2 hoặc khoản 3 điều luật này, có mức hình phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm tùy theo tính chất, mức độ của hành vi và hậu quả gây ra.

Trường hợp gọi điện nhằm vu khống cá nhân, tổ chức có hành vi chiếm đoạt tài sản thì cấu thành tội “Vu khống” theo quy định tại Điều 156 Bộ Luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi bổ sung năm 2017), có mức hình phạt tù từ 3 tháng đến 7 năm tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vụ khống và hậu quả xảy ra.

Trong trường hợp có các hành vi tương tự như trên nhưng chưa đến mức xử lý trách nhiệm hình sự thì người có hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm g, Khoản 3, Điều 102 Nghị định (số 15/2020/NĐ-CP) ngày 3.2.2020 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Hành vi này có mức phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng.

Phan Tuấn
TIN LIÊN QUAN

“Tín dụng đen” tràn vào fanpage công ty tung tin vu khống đòi nợ công nhân

PHẠM DUY |

Bình Thuận - Công đoàn cơ sở và công nhân tại một công ty trong Khu công nghiệp Hàm Kiệm II ở Bình Thuận đang rất bức xúc vì một số tài khoản Facebook cá nhân vào trang Facebook Công đoàn công ty để bình luận “đòi nợ” công nhân và đăng tải nội dung sai sự thật về công ty.

Nhiều người ở Đắk Lắk không vay vốn, vẫn bị đòi nợ kiểu "khủng bố"

Tuấn - Dũng |

Đắk Lắk - Mặc dù nhiều người dân ở xã Ea H’đing, huyện Cư M’gar không vay tiền hoặc bảo lãnh cho người khác vay mượn nhưng liên tục bị các đối tượng "đòi nợ thuê" gọi điện, nhắn tin quấy rồi suốt ngày đêm. Các đối tượng này đã gây áp lực cho người dân nơi đây phải trả nợ thay, hoặc tác động để người vay trả nợ.

Cơ quan chức năng nói gì về vấn nạn đòi nợ bất chính ở Phú Yên?

Hoài Luân |

Nhiều người dân tại Phú Yên hoang, lo sợ bởi bỗng dưng một ngày bị những kẻ bặm trợn, hung hăng đe dọa để đòi nợ, dù không vay mượn ở đâu. Tiếp nhận vụ việc trên, cơ quan Công an Phú Yên cho biết sẽ tiến hành rà soát, quyết tâm truy vết, xử lý nghiêm các đối tượng này.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

“Tín dụng đen” tràn vào fanpage công ty tung tin vu khống đòi nợ công nhân

PHẠM DUY |

Bình Thuận - Công đoàn cơ sở và công nhân tại một công ty trong Khu công nghiệp Hàm Kiệm II ở Bình Thuận đang rất bức xúc vì một số tài khoản Facebook cá nhân vào trang Facebook Công đoàn công ty để bình luận “đòi nợ” công nhân và đăng tải nội dung sai sự thật về công ty.

Nhiều người ở Đắk Lắk không vay vốn, vẫn bị đòi nợ kiểu "khủng bố"

Tuấn - Dũng |

Đắk Lắk - Mặc dù nhiều người dân ở xã Ea H’đing, huyện Cư M’gar không vay tiền hoặc bảo lãnh cho người khác vay mượn nhưng liên tục bị các đối tượng "đòi nợ thuê" gọi điện, nhắn tin quấy rồi suốt ngày đêm. Các đối tượng này đã gây áp lực cho người dân nơi đây phải trả nợ thay, hoặc tác động để người vay trả nợ.

Cơ quan chức năng nói gì về vấn nạn đòi nợ bất chính ở Phú Yên?

Hoài Luân |

Nhiều người dân tại Phú Yên hoang, lo sợ bởi bỗng dưng một ngày bị những kẻ bặm trợn, hung hăng đe dọa để đòi nợ, dù không vay mượn ở đâu. Tiếp nhận vụ việc trên, cơ quan Công an Phú Yên cho biết sẽ tiến hành rà soát, quyết tâm truy vết, xử lý nghiêm các đối tượng này.