Đổ máu bảo vệ khu rừng khộp "độc nhất vô nhị" ở Việt Nam

Phan Tuấn |

Đắk Lắk - Vườn Quốc gia Yok Đôn hiện đang bảo vệ 115.545ha rừng khộp "độc nhất vô nhị"  Việt Nam. Hơn 30 năm qua, không ít cán bộ, nhân viên đơn vị đã phải đổ máu, mang thương tật... kịp thời ngăn chặn hàng trăm vụ việc lâm tặc hủy hoại rừng, góp phần gìn giữ lá phổi xanh cho đại ngàn Tây Nguyên.

Đổ máu ngăn chặn lâm tặc hủy hoại rừng

Vườn Quốc gia Yok Đôn được giao quản lý, bảo vệ 115.545ha rừng đặc dụng. Suốt 30 năm qua, đơn vị luôn kiên trì thực hiện phương châm “Bảo vệ rừng tận gốc”.

Chia sẻ về công việc của mình anh Phạm Văn Thiên, cán bộ ở trạm Kiểm lâm số 8 (Vườn Quốc gia Yok Đôn) cho biết, trung bình mỗi ngày, các cán bộ trong đơn vị phải đi bộ bình quân 14km, đi xe đạp 17km và đi xe máy 30km nhằm kiểm soát chặt chẽ địa bàn.

"Nghề của chúng tôi thường xuyên phải bám trụ ở nơi "rừng thiêng nước độc", không có sóng điện thoại, nước sạch... Trong môi trường thiếu thốn đủ bề, các cán bộ, nhân viên đơn vị còn thường xuyên giáp mặt mặt với nguy hiểm. Nếu như không có tình yêu thật sự với rừng thì rất khó bám trụ với nghề" - anh Thiên tâm sự. 

Cán bộ Vườn Quốc gia Yok Đôn đổ máu để quản lý bảo vệ rừng. Ảnh: B.Đ.
Cán bộ Vườn Quốc gia Yok Đôn đổ máu để quản lý bảo vệ rừng. Ảnh: B.Đ

Liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng ông Phạm Tuấn Linh, Giám đốc Vườn Quốc gia Yok Đôn thông tin, 30 năm qua, các thế hệ cán bộ, người lao động đơn vị đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức hàng trăm nghìn đợt tuần tra, truy quét lâm tặc ngoài hiện trường.

Trong đó, đã có không ít trường hợp cán bộ trong đơn vị phải đổ máu, mang thương tật để bảo vệ sự bình yên cho khu rừng khộp "độc nhất vô nhị" ở đại ngàn Tây Nguyên.

Điển hình như vụ việc xảy ra vào chiều 7.2.2020. Thời điểm này, anh Ngô Lê Nhật Tiến, Trạm phó Trạm Kiểm lâm số 7 cùng đồng đội tuần tra đã phát hiện một nhóm đối tượng đang dùng xe máy vận chuyển gỗ lậu.

Phát hiện sự việc, tổ tuần tra tức tốc truy đuổi đến khu vực suối Đắk Bùng, ở xã Cư M’lan, huyện Ea Súp thì bắt kịp các đối tượng. Khi tổ tuần tra yêu cầu dừng lại, các đối tượng này chẳng những không chấp hành mà còn tìm cách kháng cự, chống đối để tẩu tán tang vật.

Không dừng lại ở đó, các đối tượng còn hung hãn, dùng gậy đánh vào vùng mặt khiến anh Tiến phải đổ máu. Mặc dù vấp phải sự chống trả quyết liệt của lâm tặc nhưng các cán bộ kiểm lâm vẫn giữ lại được 2 xe máy và 4 khúc gỗ hộp của lâm tặc.

Vườn Quốc gia Yok Đôn tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh: B.Đ.
Vườn Quốc gia Yok Đôn tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh: B.Đ.

Sau vụ việc này, kết quả giám định, anh Tiến đã mang thương tật trên cơ thể với tỷ lệ 6%. Sau đó, trên cơ sở hình ảnh các kiểm lâm ghi được, cơ quan chức năng đã bắt được các đối tượng liên quan để khởi tố vụ việc và xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo ông Linh, không riêng gì vụ việc này, giai đoạn 2012 - 2022, Hạt kiểm lâm Vườn Quốc gia Yok Đôn đã phát hiện, bắt giữ và xử lý được 4.495 vụ vi phạm, tịch thu, tạm giữ được 2.319m3 gỗ và 5.097 phương tiện, công cụ các loại, thu nộp ngân sách Nhà nước gần 24 tỉ đồng.

Trong 10 năm qua, các cán bộ và người lao động trong đơn vị đã phải trải qua 9 vụ việc bị các đối tượng lâm tặc có hành vi chống người thi hành công vụ. Điều đáng nói, có một số đối tượng đã manh động chống đối, liều lĩnh phá hoại phương tiện, đe dọa, cản trở, đánh đập, xâm hại tính mạng, sức khỏe, tài sản của lực lượng kiểm lâm đơn vị khi thi hành công vụ.

"Khi đã phải lòng rừng, các anh em trong đơn vị không quản ngại khó khăn, vất vả mà kiên quyết đấu tranh, tập trung bảo vệ rừng tận gốc" - ông Linh nhấn mạnh.

Tập trung bảo vệ đa dạng sinh học

Qua kết quả điều tra, nghiên cứu hiện Vườn Quốc gia Yok Đôn đã thống kê được 1.006 loài thực vật, 373 loài chim, 112 loài cá, 92 loài thú, 55 loài bò sát, 385 loài côn trùng... Trong đó, có nhiều loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam 2007.

Các cán bộ, nhân viên Vườn Quốc gia Yok Đôn chuẩn bị hành trang ngủ lại trong rừng. Ảnh: B.Đ.
Các cán bộ, nhân viên Vườn Quốc gia Yok Đôn chuẩn bị hành trang ngủ lại trong rừng khộp khắc nghiệt. Ảnh: B.Đ.

Để bảo tồn những cánh rừng nguyên sinh và các loại động thực vật, giai đoạn 2013-2022, Vườn Quốc gia Yok Đôn đã đẩy mạnh hoạt động giáo dục môi trường trong cộng đồng, trường học một cách có hiệu quả cao.

Hằng năm Vườn Quốc gia Yok Đôn đã tổ chức các hoạt động trong trường học cho các em học sinh từ tiểu học đến trung học phổ thông. Mỗi năm tổ chức cho 2.000 đến 3.000 học sinh tham dự, nắm bắt thông tin liên quan.

Các hình thức tuyên truyền cũng được đơn vị thực hiện đa dạng, với nhiều hình thức phong phú để thu hút mọi người tham gia. Ngoài các chương trình tuyên truyền trực tiếp, đơn vị đã sử dụng các trang mạng xã hội như: Website, fanpage, zalo... để tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo vệ rừng tự nhiên, động vật hoang dã, nguồn nước...

"Giai đoạn 2022-2030, để bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững tài nguyên rừng, Vườn Quốc gia Yok Đôn sẽ tập trung mọi nguồn lực để bảo vệ nguyên vẹn diện tích và tăng độ che phủ của rừng" - ông Phạm Tuấn Linh - Giám đốc Vườn Quốc gia Yok Đôn khẳng định. 

Phan Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Gia Lai bảo vệ “lá phổi xanh” của Tây Nguyên và Trung Bộ

THANH TUẤN |

Cao nguyên Kon Hà Nừng ở tỉnh Gia Lai vừa được tổ chức UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới. Khu Dự trữ sinh quyển trải dài trên diện tích hơn 400.000ha có hệ động thực vật độc đáo, phong phú thu hút khách du lịch khám phá. Chính quyền tỉnh cam kết bảo vệ khu dự trữ này cùng với diện tích rừng rộng lớn trải dài trên 5 huyện và 1 thị xã. 

Rừng đặc dụng bị phá ở Đắk Lắk: Công an điều tra số gỗ đã "biến mất"

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Lực lượng Công an đã vào cuộc điều tra nguồn gốc số gỗ đã "biến mất" sau khi  Ban Quản lý dự án 46 - Bộ Tổng Tham mưu (Bộ Quốc phòng) phá rừng trái pháp luật để thi công đường.

Gìn giữ “lá phổi xanh” cho Tây Nguyên

Phan Tuấn |

Vườn Quốc gia Tà Đùng ở huyện Đắk Glong (tỉnh Đắk Nông) có hơn 21.000ha rừng, đất rừng nằm giáp ranh giữa hai tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng. Do lực lượng ít nên thời gian qua, đơn vị đã dựa vào người dân bản địa, xây dựng thêm những “cánh tay nối dài” cùng tham gia bảo vệ rừng, gìn giữ “lá phổi xanh” cho Tây Nguyên.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Gia Lai bảo vệ “lá phổi xanh” của Tây Nguyên và Trung Bộ

THANH TUẤN |

Cao nguyên Kon Hà Nừng ở tỉnh Gia Lai vừa được tổ chức UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới. Khu Dự trữ sinh quyển trải dài trên diện tích hơn 400.000ha có hệ động thực vật độc đáo, phong phú thu hút khách du lịch khám phá. Chính quyền tỉnh cam kết bảo vệ khu dự trữ này cùng với diện tích rừng rộng lớn trải dài trên 5 huyện và 1 thị xã. 

Rừng đặc dụng bị phá ở Đắk Lắk: Công an điều tra số gỗ đã "biến mất"

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Lực lượng Công an đã vào cuộc điều tra nguồn gốc số gỗ đã "biến mất" sau khi  Ban Quản lý dự án 46 - Bộ Tổng Tham mưu (Bộ Quốc phòng) phá rừng trái pháp luật để thi công đường.

Gìn giữ “lá phổi xanh” cho Tây Nguyên

Phan Tuấn |

Vườn Quốc gia Tà Đùng ở huyện Đắk Glong (tỉnh Đắk Nông) có hơn 21.000ha rừng, đất rừng nằm giáp ranh giữa hai tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng. Do lực lượng ít nên thời gian qua, đơn vị đã dựa vào người dân bản địa, xây dựng thêm những “cánh tay nối dài” cùng tham gia bảo vệ rừng, gìn giữ “lá phổi xanh” cho Tây Nguyên.