Định danh điện tử VNeID có các tính năng nổi bật nào?

Việt Dũng |

Người dân xuất trình thông tin định danh điện tử qua ứng dụng VNeID để chứng minh nhân thân, giao dịch các thủ tục hành chính thay căn cước công dân gắn chip.

Nghị định số 59/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử đã chính thức có hiệu lực thi hành.

Người dân có thể sử dụng ứng dụng VNeID để tố giác tội phạm, thay thế giấy phép lái xe, thẻ bảo hiểm y tế hay sổ hộ khẩu khi giao dịch hành chính, dân sự.

Theo Bộ Công an, công dân có thể tố giác tội phạm trên ứng dụng định danh điện tử VNeID.

Những hành vi phạm tội mà công dân có thể tố giác thông qua ứng dụng VNeID, gồm: Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng; Cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính mạng viễn thông; Sử dụng trái phép tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu an toàn tìm kiếm cứu hộ cứu nạn quốc phòng an ninh; Chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác quân sự; Tổ chức môi giới cho người khác xuất cảnh nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; Cưỡng bức lao động, bắt cóc con tin, đăng ký hộ tịch trái phép...

Khoản 12, Điều 3 Nghị định 59/2022/NĐ-CP nêu rõ tài khoản VNeID sử dụng số định danh cá nhân (số căn cước công dân gắn chip) và số điện thoại của người dân để đăng nhập. Khi sử dụng VNeID, người dân có thể đăng ký tài khoản định danh điện tử ở 2 mức.

Trong đó, tài khoản mức 1 có giá trị chứng minh thông tin trong các hoạt động, giao dịch có yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân. Còn mức 2 có giá trị tương đương với sử dụng căn cước công dân trong các giao dịch có yêu cầu xuất trình căn cước công dân.

Ngoài ra, tài khoản mức 2 cung cấp thông tin có trong các loại giấy tờ đã được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử như giấy phép lái xe, thẻ bảo hiểm y tế… để đối chiếu khi phải xuất trình giấy tờ đó.

Như vậy, người dân hoàn toàn có thể sử dụng ứng dụng VNeID thay thế bằng lái xe, thẻ bảo hiểm y tế và các giấy tờ khác với điều kiện đã đồng bộ các giấy tờ này vào tài khoản định danh mức 2.

Thời gian tới, ứng dụng VNeID có thể tích hợp thêm nhiều tiện ích hơn, như: Dịch vụ thương mại điện tử, thanh toán điện tử, ký số các hợp đồng điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt...

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 38 Luật Cư trú năm 2020, từ 1/1/2023, sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy chính thức không còn giá trị sử dụng. Cơ quan chức năng sẽ quản lý thông tin cư trú của người dân bằng phương thức điện tử thông qua tài khoản định danh, ứng dụng VNeID...

Để sử dụng VNeID thay sổ hộ khẩu, công dân cần đến cơ quan công an đăng ký tài khoản định danh điện tử mức 2. Sau khi được kích hoạt ứng dụng này, công dân đăng nhập để thực hiện các dịch vụ công trực tuyến mà trước đây cần đến sổ hộ khẩu.

Đối với VNeID, công dân sử dụng tài khoản, mật khẩu đăng nhập ứng dụng trên thiết bị di động. Sau đó, người dân có thể sử dụng các thông tin căn cước công dân, thông tin dân cư được tích hợp hiển thị trên ứng dụng này để phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và các giao dịch dân sự.

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Người dân chưa đăng ký tài khoản định danh điện tử có bị phạt không?

LÂM ANH |

Theo Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an), việc đăng ký tài khoản định danh điện tử hiện nay chưa bắt buộc nhưng khuyến khích người dân nên làm vì các tiện ích của nó.

Tài khoản định danh điện tử và căn cước công dân gắn chíp có gì khác nhau?

Phương Minh |

Đến nay, Bộ Công an đã phê duyệt hàng triệu tài khoản định danh, các quy định về định danh điện tử cũng được tuyên truyền rất nhiều. Dù vậy, có một số người vẫn thắc mắc tài khoản định danh điện tử và thẻ căn cước công dân gắn chíp có gì khác nhau, đã cấp căn cước công dân rồi vì sao vẫn cần đăng ký tài khoản định danh?

Định danh điện tử: Đăng ký đơn giản, sử dụng tiện lợi

PHƯƠNG NGÂN |

TPHCM – Từ ngày 1.1.2023, hộ khẩu, tạm trú giấy sẽ chính thức bị bãi bỏ, không còn giá trị sử dụng. Mọi dữ liệu thông tin sẽ được tích hợp trên dữ liệu dân cư quốc gia và các thủ tục hành chính liên quan sẽ được thực hiện qua cổng dịch vụ công trực tuyến.

Hà Nội sẽ mở lại tàu du lịch hồ Tây

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội dự kiến cho phép nhiều loại hình kinh doanh mở lại ở hồ Tây, trong đó có kinh doanh tàu du lịch, thuyền, xuồng canô, xe đạp nước trên hồ.

Nhà chung cư dưới 2 tỉ đồng khan hiếm tại nội thành Hà Nội

Thu Giang |

Tình trạng lệch pha cũng cầu bất động sản ngày càng lớn khiến phân khúc nhà chung cư vừa túi tiền, có mức giá dưới 2 tỉ đồng tại nội thành Hà Nội ngày càng khan hiếm.

Ôtô gia đình không tự động gia hạn đăng kiểm khi chu kỳ kiểm định kéo dài

LÂM ANH |

Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư 02/TT-BGTVT miễn kiểm định với xe mới và giãn chu kỳ đăng kiểm, áp dụng từ ngày 22.3. Thông tư đã quy định kéo dài chu kỳ đăng kiểm đối với một số loại xe tùy thuộc vào mục đích sử dụng cũng như tuổi đời của phương tiện.

Giữ gìn sách cổ, sách quý ở Huế

Tường Minh |

Huế được gọi là “thành phố sách” bởi nơi đây, bắt đầu từ triều Nguyễn đã có những thư viện rất lớn của nhà nước, cùng với đó là những thư phòng tư nhân...

Lương hưu đủ sống, người lao động sẽ hạn chế nhận bảo hiểm xã hội một lần

Nam Dương |

Quy định về cách đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) của doanh nghiệp và cách tính lương hưu như hiện nay khiến người lao động có tâm lý muốn nhận BHXH một lần hơn là nhận lương hưu.

Người dân chưa đăng ký tài khoản định danh điện tử có bị phạt không?

LÂM ANH |

Theo Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an), việc đăng ký tài khoản định danh điện tử hiện nay chưa bắt buộc nhưng khuyến khích người dân nên làm vì các tiện ích của nó.

Tài khoản định danh điện tử và căn cước công dân gắn chíp có gì khác nhau?

Phương Minh |

Đến nay, Bộ Công an đã phê duyệt hàng triệu tài khoản định danh, các quy định về định danh điện tử cũng được tuyên truyền rất nhiều. Dù vậy, có một số người vẫn thắc mắc tài khoản định danh điện tử và thẻ căn cước công dân gắn chíp có gì khác nhau, đã cấp căn cước công dân rồi vì sao vẫn cần đăng ký tài khoản định danh?

Định danh điện tử: Đăng ký đơn giản, sử dụng tiện lợi

PHƯƠNG NGÂN |

TPHCM – Từ ngày 1.1.2023, hộ khẩu, tạm trú giấy sẽ chính thức bị bãi bỏ, không còn giá trị sử dụng. Mọi dữ liệu thông tin sẽ được tích hợp trên dữ liệu dân cư quốc gia và các thủ tục hành chính liên quan sẽ được thực hiện qua cổng dịch vụ công trực tuyến.