BÀI TRỪ NỘI DUNG XẤU, ĐỘC TRÊN MẠNG YOUTUBE

Diễn cảnh anh hùng, giang hồ đua nhau làm video bạo lực trên Youtube

Nhóm PV |

Sau những kênh Khá Bảnh, Dũng Trọc..., trên Youtube vẫn có hàng chục kênh của những kẻ đóng mác "giang hồ mạng" với hàng trăm video có nội dung bạo lực, cổ xuý hành động bạo lực, nhuốm màu luật rừng thay cho luật pháp. Mô típ chung là những câu chuyện “anh hùng nghĩa hiệp”, “giải cứu kẻ yếu thế” rồi câu view, kiếm tiền quảng cáo. Những video bạo lực tràn lan thu hút hàng triệu lượt xem trên Youtube, đang ngày ngày đầu độc người dùng internet ở Việt Nam. Đã đến lúc các cơ quan chức năng vào cuộc quyết liệt bài trừ thông tin xấu, độc và nhảm nhí để làm trong sạch không gian mạng.

"Giang hồ mạng" lộng hành, luật rừng thay cho luật pháp

Mới đây, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - A05, Bộ Công an cho biết, nhiều đối tượng từng có tiền án, tiền sự tạo lập các trang cá nhân trên mạng xã hội Facebook, Youtube đăng tải hàng trăm hình ảnh, video về cuộc sống giang hồ, xã hội đen, đã trở thành hiện tượng được hàng triệu người dùng mạng theo dõi.

Để ngăn chặn các nội dung nhảm nhí, xấu độc, A05 đã yêu cầu Google gỡ bỏ, vô hiệu hóa 6.337 clip, 3 kênh Youtube (2 kênh của Ngô Bá Khá – tức Khá “Bảnh” và 1 kênh của “Dũng Trọc Hà Đông”).

YouTube xuất hiện hàng loạt kênh với nội dung bạo lực, phản cảm. Ảnh: Chụp màn hình.
YouTube xuất hiện hàng loạt kênh với nội dung bạo lực, phản cảm. Ảnh: Chụp màn hình.

Dù vậy, trên Youtube vẫn tràn lan các nội dung mang tính chất bạo lực, đặc biệt nở rộ là xu hướng "giang hồ mạng" phịa cảnh anh hùng để câu view.

Trong đó, khác với những "giang hồ mạng" trước đây như "Khá Bảnh", "Huấn Hoa Hồng",.. chủ yếu đăng video với nội dung doạ dẫm, chửi bới hay thác loạn ăn chơi. Các kênh Youtube này lại đi theo hướng xây dựng hình tượng “anh hùng trượng nghĩa”, thông qua video về những câu chuyện “giữa đường thấy việc bất bình chẳng tha”.

Tuy nhiên, khi vào xem những video trên, người ta ít thấy những giá trị, thông điệp nhân văn, mà chỉ toàn là cảnh bạo lực, đánh đấm, hành xử vô pháp vô thiên, phá phách làng xóm theo đúng nghĩa đen.

Trên kênh Youtube có tên "Thắng Cá Chép" có gần 1,2 triệu lượt đăng ký, chỉ cần điểm qua vài clip có thể thấy rõ về cách thức nêu trên như: "Thắng Cá Chép phang nhau với nhóm côn đồ bắt nạt nhân viên karaoke"; "Thắng Cá Chép phang nhau với 4 tên côn đồ đòi xóa clip quấy rối em gái bán quần áo" hay "Thắng Cá Chép phang nát kính nhóm thanh niên hổ báo đánh bà bầu nhập viện"...

Đòi công lý nhưng lại bằng cách đánh hội đồng.
Đòi công lý nhưng lại bằng cách đánh hội đồng.

Nội dung các clip luôn có một kịch bản giống hệt nhau. Nạn nhân sau khi bị bắt nạt hay gặp chuyện bất công đã nhờ Thắng Cá Chép vào cuộc.

Thắng Cá Chép trong vai Lục Vân Tiên thời hiện đại đã không liên hệ với cơ quan chức năng mà tự đi tìm công lý cho nạn nhân bằng cách hô hào đội nhóm đi trả thù. Sau đó là liên tiếp các cảnh bạo lực, chửi bới, đe dọa và đập phá. Không ít cảnh quay công khai giữa thanh thiên bạch nhật, giữa đường giữa chợ như chốn không người.

Dương Ka, đối tác ăn ý của Thắng Cá Chép trong các clip kiểu "bôn tẩu giang hồ hành hiệp", cũng sở hữu một kênh Youtube riêng với 375 ngàn lượt theo dõi.

Các video có lượt xem cao nhất của Dương Ka có tiêu đề lần lượt là: "Phang vỡ mồm cán bộ ngân hàng bố láo" (8,5 triệu lượt xem), "Mẹ mới mất, bố 70 tuổi cặp bồ với gái trẻ" (5,8 triệu lượt xem), "Giúp đỡ mẹ già có con gái bỏ nhà theo trai" (2,8 triệu lượt xem)...

Thắng Cá Chép đập nát kính ô tô ngay giữa đường. Ảnh: Chụp màn hình.
Thắng Cá Chép đập nát kính ôtô ngay giữa đường. Ảnh: Chụp màn hình.

Trong các clip, Dương Ka cùng đồng bọn giải quyết các mâu thuẫn chủ yếu bằng hình thức bạo lực. Các hình ảnh đập phá, lời lẽ tục tĩu xuất hiện dày đặc.

Để thu hút thêm lượt xem, kênh YouTube này thường xuyên xây dựng các clip với chủ đề nóng như COVID-19, ngoại tình, bùng hàng shipper…

Clip có tiêu đề “Duong Ka - Thắng Cá Chép Tát Lệch Mặt Dược Sỹ Bố Láo Bán Khẩu Trang Giá Cao” của kênh Dương Ka được đăng tải vào đầu tháng 3, đây là giai đoạn dịch COVID-19 đang bùng phát tại nước ta. Clip sau khi đăng tải đã thu hút hơn 1 triệu lượt xem.

Trong video, Dương Ka cùng đồng bọn vào vai người đi mua khẩu trang. Sau khi chủ cửa hàng đòi giá cao thì bị Dương Ka hành hung, sử dụng những lời lẽ đe dọa.

Mặc dù sử dụng nhiều hình ảnh phản cảm, bạo lực, thế nhưng các clip của Dương Ka nhận được sự tung hô rất lớn từ các bạn trẻ. Thậm chí, nhiều người còn để lại thông tin mong được Dương cùng đàn em giúp đỡ.

Theo thống kê từ trang Socialblade, mỗi năm kênh Dương Ka thu về từ 2.800 USD đến 44.100 USD từ việc sản xuất các clip bạo lực.

Một video kiểu anh hùng nhưng ngập ngụa cảnh bạo lực, lời lẽ thô tục. Ảnh: Chụp màn hình.
Một video kiểu anh hùng nhưng ngập ngụa cảnh bạo lực, lời lẽ thô tục. Ảnh: Chụp màn hình.

Một kênh YouTube khác cũng với nội dung tương tự là Hưởng Râu Official. Chủ kênh này cùng với các đàn em thường xuyên đăng tải các clip đi giải cứu, xử lý bất công nhưng đều theo kiểu "luật giang hồ".

Trong clip có tên "Anh Hưởng Râu xử lý bọn sở khanh", sau khi bắt được nhóm bị cho là sở khanh, trêu ghẹo phụ nữ, nhóm đàn em của anh Hưởng Râu đã đánh đập, chửi bới để đòi lại công bằng. Ngập ngụa trong video là những lời văng tục, cảnh bạo lực thô thiển.

Thú nhận dàn dựng

Các chủ kênh "giang hồ mạng" luôn khẳng định nội dung video là thật. Tuy nhiên, trong rất nhiều clip, nếu tinh ý, người xem có thể thấy nhiều điểm bất thường trong đó.

Video luôn có đầy đủ bối cảnh, hình ảnh sắc nét, âm thanh rõ ràng. Nhưng hơi hướng câu chuyện đều tương đồng, lặp lại chung mô típ. Thậm chí biểu cảm, hành vi các nhân vật trong video còn gượng gạo, khiên cưỡng, lộ rõ kịch bản được dàn dựng.

Hình ảnh trong video “giả mã nhóm mặt đen” đăng trên YouTube mà Hưởng Râu dàn dựng. Ảnh: Chụp màn hình.
Hình ảnh trong video “giả mã nhóm mặt đen” đăng trên YouTube mà Hưởng Râu dàn dựng. Ảnh: Chụp màn hình.

Tháng 12.2019, khi dư luận xôn xao về việc xuất hiện một nhóm người mặc đồ đen, bôi mặt đen cầm "xúc xích, đầu gà" đi khắp nơi ăn xin. Hưởng Râu (chủ kênh Hưởng Râu Official) đăng 2 video với nội dung "Giải mã nhóm ăn xin mặt đen", nhận được 13 triệu lượt xem.

Sau sự việc này, Hưởng Râu bị công an huyện Ba Vì mời lên làm việc. Tại cơ quan công an, Hưởng Râu đã thừa nhận toàn bộ video đều là dàn dựng, mục đích là để câu view.

Phía công an cũng cho biết, Hưởng Râu tên thật là Đinh Trọng Hưởng (SN 1977, trú tại thôn 9, xã Ba Trại, huyện Ba Vì, Hà Nội). Và ngay chính tại địa phương, anh Hưởng này cũng không có bất cứ tầm ảnh hưởng nào cả.

Đã đến lúc cần có một chế tài mạnh mẽ để ngăn chặn sự lan rộng của các video mang chất liệu giang hồ, cổ xúy cho bạo lực. Bởi mỗi video xấu độc được đăng tải là hàng ngàn, thậm chí hàng triệu người xem bị ảnh hưởng, bị tiêm nhiễm bởi nội dung vô pháp vô thiên, coi thường pháp luật như vậy.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Cần kiểm soát triệt để nội dung YouTube cho trẻ em

Bảo Trân (TH) |

Nội dung YouTube tác động nhiều đến suy nghĩ và hành động của người xem, đặc biệt là trẻ em. Việc phụ huynh quản lý tốt nguồn giải trí này có thể hạn chế những tình huống đáng tiếc xảy ra.

Tràn ngập nội dung nhảm trên Youtube: Phạt quá nhẹ, cần yêu cầu xoá kênh!

Nhóm PV |

Nhiều ý kiến cho rằng mức phạt hiện nay với các chủ kênh YouTube có nội dung nhảm nhí còn quá nhẹ, không thấm vào đâu so với thu nhập khủng mà họ nhận lại.

Hưng Vlog, NTN Vlogs và những YouTuber kiếm tiền nhờ video nhảm nhí

BẢO AN |

Mới đây, chủ kênh YouTube Hưng Vlog đã bị Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Bắc Giang phạt 10 triệu đồng và yêu cầu gỡ bỏ video "lấy cắp tiền từ heo đất". Tuy nhiên, ngoài Hưng Vlog, còn hàng chục nghìn các YouTuber khác vẫn ngày đêm đăng tải những video nhảm nhí, phản cảm nhằm mục đích kiếm tiền.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cần kiểm soát triệt để nội dung YouTube cho trẻ em

Bảo Trân (TH) |

Nội dung YouTube tác động nhiều đến suy nghĩ và hành động của người xem, đặc biệt là trẻ em. Việc phụ huynh quản lý tốt nguồn giải trí này có thể hạn chế những tình huống đáng tiếc xảy ra.

Tràn ngập nội dung nhảm trên Youtube: Phạt quá nhẹ, cần yêu cầu xoá kênh!

Nhóm PV |

Nhiều ý kiến cho rằng mức phạt hiện nay với các chủ kênh YouTube có nội dung nhảm nhí còn quá nhẹ, không thấm vào đâu so với thu nhập khủng mà họ nhận lại.

Hưng Vlog, NTN Vlogs và những YouTuber kiếm tiền nhờ video nhảm nhí

BẢO AN |

Mới đây, chủ kênh YouTube Hưng Vlog đã bị Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Bắc Giang phạt 10 triệu đồng và yêu cầu gỡ bỏ video "lấy cắp tiền từ heo đất". Tuy nhiên, ngoài Hưng Vlog, còn hàng chục nghìn các YouTuber khác vẫn ngày đêm đăng tải những video nhảm nhí, phản cảm nhằm mục đích kiếm tiền.