Đề xuất bị can, bị cáo nộp tiền để được tại ngoại: Lo ngại tội phạm tăng

Cao Nguyên |

Bộ Công an cùng nhiều bộ, ngành đề xuất cho phép bị can, bị cáo được đặt 30 - 200 triệu đồng để không bị tạm giam. Việc này được khá nhiều người ủng hộ, tuy nhiên cũng có những người đặt ra lo ngại, nếu không kiểm soát kỹ thì tội phạm liệu có gia tăng?

Nộp 30 triệu đồng được tại ngoại

Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện KSND Tối cao và TAND Tối cao vừa hoàn thành dự thảo thông tư liên tịch quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền đặt, việc tạm giữ, hoàn trả, tịch thu, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã đặt để đảm bảo theo quy định tại Điều 122 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Theo đó, căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án có thể quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm.

Khi đó, bị can, bị cáo phải cam đoan có mặt theo giấy triệu tập, không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội; không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này. Nếu thực hiện không đúng, họ sẽ bị tạm giam. Số tiền đã đặt sẽ bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước.

Theo dự thảo, thời hạn đặt tiền không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử. Bị can, bị cáo chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan thì viện kiểm sát, tòa án có trách nhiệm trả lại cho họ số tiền đã đặt. Ngoài ra, số tiền đặt căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân bị can, bị cáo và khả năng tài chính của họ, đặc biệt những người dưới 18 tuổi; hoặc có nhược điểm về tâm thần, thể chất. Với tội phạm ít nghiêm trọng, số tiền phải đặt là 30 triệu đồng; tội phạm nghiêm trọng là 100 triệu đồng; tội phạm rất nghiêm trọng mức đặt 200 triệu đồng. Nếu thực hiện không đúng, họ sẽ bị tạm giam trở lại và số tiền đã đặt sẽ bị tịch thu.

Lo ngại tội phạm gia tăng

Chị Phạm Thị Thu Hằng (ở Yên Hòa, Cầu Giấy) chia sẻ: “Vấn đề này tôi cũng đọc qua thông tin báo chí, bản thân tôi phân vân rằng nếu trường hợp bị phạm tội rồi đặt tiền lại được ra. Khi họ đã có thói quen phạm tội liệu cho tại ngoại có ai cam đoan được rằng họ không phạm tội nữa không? Việc tái vi phạm là rất dễ xuất hiện”.

Chị Hằng cũng phân tích, nếu đưa ra như vậy chỉ có lợi cho những người có tiền. Luật pháp sẽ hết công bằng, không những thế còn giúp cho người tham nhũng tham ô gia tăng. Khi tham nhũng gia tăng đồng nghĩa với việc người nhiều tiền ít có khả năng đi tù.

Còn trao đổi với Lao Động về vấn đề này, luật sư Giang Hồng Thanh (Văn phòng luật sư Giang Thanh) cho biết, thật ra vấn đề này cũng không có gì là mới mẻ mà đã được quy định tại Điều 93 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003. Theo đó căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án có thể quyết định cho họ đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập. Đây là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam.

Theo luật sư Thanh, tại Thông tư liên tịch số 17/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 14.11. 2013 hướng dẫn Điều 93 Bộ luật Tố tụng hình sự, mức tiền được đặt để bảo đảm là 20.000.000 đồng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 80.000.000 đồng đối với tội phạm nghiêm trọng và 200.000.000 đồng đối với tội phạm rất nghiêm trọng.

Theo tinh thần Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, biện pháp tạm giam sẽ được hạn chế đến mức thấp nhất để đảm bảo quyền con người một cách cao nhất. Vì vậy theo luật sư Thanh, biện pháp đặt tiền để bảo đảm rất khuyến khích được áp dụng một cách sâu rộng, và đương nhiên là không phải loại tội nào cũng được áp dụng biện pháp này.

Cũng theo luật sư Thanh, đối với số tiền đặt đang được đề xuất là từ 30.000.000 đồng - 200.000.000 đồng, luật sư Thanh cho rằng, mức tiền như vậy là phù hợp, bởi lẽ đây giống như loại tiền “đặt cọc” để đảm bảo rằng người có hành vi phạm pháp sẽ được tại ngoại nhưng phải chấp hành đúng quy định của cơ quan tố tụng đề ra, nếu vi phạm một trong số những quy định này sẽ bị tạm giam và bị tịch thu tiền “đặt cọc”.

Có thể dùng tiền đặt cọc để thi hành án

Còn theo luật sư Trương Quốc Hòe, việc đặt cọc cho tại ngoại là đúng vì trong luật tố tụng đã quy định điều kiện được tại ngoại. Tuy nhiên, dự thảo thông tư liên tịch đã quy định về việc đặt tiền từ 30 đến 200 triệu đồng để được tại ngoại, việc quy định về số tiền này là quá ít. Ngoài ra, theo luật sư Hòe không nên áp dụng việc đặt cược bằng việc từ mức độ này đến mức độ khác mà cần có mức cụ thể.

“Điều kiện để áp dụng thay đổi biện pháp ngăn chặn còn phụ thuộc vào nhiều hành vi khác chứ không phải vì tiền.Ví dụ, như hiện nay trong trường hợp áp dụng tại ngoại luật đang đưa ra là lý lịch nhân thân, địa chỉ rõ ràng, khai báo thành khẩn… ngoài ra còn có cả tuổi tác, bệnh tật. Vậy yếu tố đặt cọc tiền chỉ là một trong những điều kiện để áp dụng biện pháp ngăn chặn” - luật sư Hòe phân tích.

Cũng theo luật sư Hòe, tiền đưa ra là một điều kiện chứ không phải là tiên quyết. Chính vì vậy nên ấn định một khối lượng cụ thể. “Khi đặt cược tiền thì đó cũng là biện pháp đảm bảo cho việc sau này thi hành án. Thậm chí những mức án này cần phải đưa vào mức đặt cược cao để thuận lợi cho thi hành án sau này” - luật sư Hòe nói.

Cao Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Đặt tiền tại ngoại là văn minh

Lê Thanh Phong |

Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, VKSND Tối cao và TAND Tối cao vừa xây dựng Dự thảo Thông tư liên tịch quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền đặt, việc tạm giữ, hoàn trả, tịch thu, nộp ngân sách Nhà nước số tiền đã đặt để bảo đảm theo quy định tại Điều 122 của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

Những đối tượng nào sẽ được nộp tiền để tại ngoại?

Bảo Thắng |

Việc dự thảo thông tư cho phép dùng tiền để được thay đổi biện pháp ngăn chặn đã nhận được sự đồng tình của dư luận. Theo các chuyên gia pháp lý, đây là chế định nhân văn, chống tiêu cực và hợp thông lệ quốc tế cũng như chủ trương cải cách tư pháp.

Ai đã bảo lãnh cho bác sĩ Hoàng Công Lương được tại ngoại?

Bảo Thắng |

Việc bác sĩ Hoàng Công Lương (Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình) được thay đổi biện pháp ngăn chặn – tại ngoại, đã thật sự gây ấn tượng với dư luận. Nhưng ai là người đứng đơn bảo lãnh cho bác sĩ này, và lý do gì đã nhận được “cái gật đầu” từ cơ quan tố tụng thì không phải nhiều người đã biết.

Hàng trăm khách Việt có mặt ở Thái Lan cổ vũ trận chung kết AFF Cup

Ý Yên |

Từ 17h, không khí bên ngoài sân vận động Thammasat đã nóng lên với tiếng reo hò cổ vũ của hàng trăm cổ động viên trước trận chung kết AFF Cup giữa Việt Nam và Thái Lan.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Đặt tiền tại ngoại là văn minh

Lê Thanh Phong |

Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, VKSND Tối cao và TAND Tối cao vừa xây dựng Dự thảo Thông tư liên tịch quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền đặt, việc tạm giữ, hoàn trả, tịch thu, nộp ngân sách Nhà nước số tiền đã đặt để bảo đảm theo quy định tại Điều 122 của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

Những đối tượng nào sẽ được nộp tiền để tại ngoại?

Bảo Thắng |

Việc dự thảo thông tư cho phép dùng tiền để được thay đổi biện pháp ngăn chặn đã nhận được sự đồng tình của dư luận. Theo các chuyên gia pháp lý, đây là chế định nhân văn, chống tiêu cực và hợp thông lệ quốc tế cũng như chủ trương cải cách tư pháp.

Ai đã bảo lãnh cho bác sĩ Hoàng Công Lương được tại ngoại?

Bảo Thắng |

Việc bác sĩ Hoàng Công Lương (Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình) được thay đổi biện pháp ngăn chặn – tại ngoại, đã thật sự gây ấn tượng với dư luận. Nhưng ai là người đứng đơn bảo lãnh cho bác sĩ này, và lý do gì đã nhận được “cái gật đầu” từ cơ quan tố tụng thì không phải nhiều người đã biết.