Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an cảnh báo các thủ đoạn lừa đảo qua mạng

H.Nguyên |

Thời gian gần đây, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản diễn ra phức tạp, hoạt động ngày càng tinh vi, chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân.

Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an đã thông báo một số phương thức, thủ đoạn chủ yếu của loại tội phạm dùng công nghệ cao để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản; đồng thời, khuyến cáo người dân cảnh giác trước những hành vi sau:

1. Thông qua kết nối mạng Internet (VoIP), các đối tượng gọi điện đến số điện thoại cố định thông báo chủ thuê bao đang nợ tiền cước, đang bị nhà mạng khởi kiện. Sau đó, chúng nối máy với các đối tượng tự xưng là cán bộ Công an, Viện kiểm sát để giải quyết. Các đối tượng này thông báo với người bị hại đang liên quan đến vụ án rửa tiền, mua bán ma túy xuyên quốc gia, tiền trong tài khoản của bị hại liên quan đến các vụ án này, đã có lệnh bắt giam; để chứng minh sự trong sạch phải chuyển tiền đến tài khoản do chúng chỉ định hoặc tài khoản của bị hại nhưng lấy số điện thoại chúng cho trước để đăng ký Internetbanking. Khi người bị hại chuyển tiền theo yêu cầu, các đối tượng nhanh chóng rút tiền hoặc chuyển sang tài khoản khác rồi rút tiền và chiếm đoạt.

2. Thông qua các trang mạng xã hội facebook, Zalo, Viber để làm quen, hứa gửi hàng, tiền, đô la có giá trị lớn, yêu cầu người bị hại cung cấp địa chỉ, số điện thoại để chúng gửi. Vài ngày sau, chúng đóng vai nhân viên Bưu điện hoặc Hải quan, kiểm tra phát hiện hàng có vi phạm, nếu muốn nhận phải đóng phí, thuế, tiền phạt… yêu cầu chuyển tiền, thuế hoặc tiền phạt vào tài khoản do chúng chỉ định và bị chiếm đoạt.

3. Đối tượng gọi điện thoại cho người bị hại thông báo là người của các Công ty xổ số đang thực hiện việc triệt phá các tụ điểm ghi số lô đề trái phép, đề nghị người bị hại phối hợp. Công ty xổ số sẽ bỏ tiền, còn người bị hại chỉ đi ghi hộ và sẽ trích thưởng thỏa đáng nhưng sau đó chúng tạo cớ không đến được đề nghị người bị hại bỏ tiền ghi hộ; nếu kết quả đúng số lô đề mà chúng cho thì sẽ đề nghị người bị hại bỏ tiền thỏa thuận và xem xét cho người bị hại ghi số tiếp tục nếu trúng thì đối tượng vẫn liên lạc, nếu không sẽ bỏ sim và chiếm đoạt số tiền người bị hại đã chuyển đến.

4. Thông qua các trang mạng xã hội đối tượng chiếm quyền kiểm soát tài khoản cá nhân của bị hại. Sau đó, sử dụng tài khoản đó để nhắn tin đề nghị người thân bạn bè của chủ tài khoản chuyển tiền, nạp thẻ điện thoại theo hướng dẫn của chúng và bị chiếm đoạt.

5. Nhắn tin thông báo người bị hại đã trúng một giải thưởng có giá trị lớn, yêu cầu đóng góp ủng hộ Quỹ người nghèo, tàn tật bằng cách chuyển tiền vào tài khoản chúng cho trước hoặc mua thẻ điện thoại chuyển thông tin cho các đối tượng, sau đó bị các đối tượng chiếm đoạt.

Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác trước phương thức, thủ đoạn của đối tượng lừa đảo, đặc biệt là trong quá trình sử dụng mạng xã hội. Khi phát hiện các trường hợp nghi vấn, có dấu hiệu lừa đảo thì phải báo ngay với cơ quan Công an gần nhất để kịp thời ngăn chặn, xử lý.

H.Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Ví điện tử PayAsian vẫn “hứa hẹn” sau khi bị cảnh báo có dấu hiệu lừa đảo

Thế Lâm |

Dư luận thời gian qua đã phản ánh người dùng ví điện tử không phép PayAsian hoạt động tại Việt Nam có nguy cơ bị “tiền mất tật mang”. Mới đây, Cổng thông tin Bộ Công an cũng đã chính thức phát đi cảnh báo về những dấu hiệu lừa đảo của ví điện tử này.

Lật tẩy cuộc hội thoại giả danh công an lừa đảo người dân

H.Nguyên |

Chuyện nạn nhân bị số lạ gọi đến tự xưng là công an, bưu chính để yêu cầu chuyển tiền xác minh vụ án, nhận hàng… đã là chiêu thức lừa đảo cũ. Tội phạm lừa đảo qua điện thoại giờ đã biết dùng cả số điện thoại giống y như số của công an, bưu chính để gọi đến cho nạn nhân và đưa link https://congan.hanoi113.com giả mạo.

Công an Hà Nội điều tra đối tượng lừa đảo liên quan “Hieu Mobile”

H.Nguyên |

Ngày 22.10, Công an Hà Nội cho biết, gần đây liên tục nhận được phản ánh của người dân về việc trang facebook “Hieu Mobile” (địa chỉ số724 hoặc 728 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội; Số điện thoại liên hệ: 0843008293) có hành vi lừa đảo, bán đồng hồ điện tử thông minh không giống các thông tin được đăng tải, quảng cáo.

Trung Quốc cấp lại visa du lịch từ 15.3

Thúy Ngọc |

Trung Quốc sẽ đón khách quốc tế trở lại sau ba năm kể từ khi COVID-19 bùng phát, bằng cách cấp lại tất cả các loại visa từ 15.3, trong đó có visa du lịch.

Sở GDĐT Hà Nội chỉ đạo khẩn cảnh báo bẫy lừa đảo "con đang cấp cứu"

Vân Trang |

Chiều 14.3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội ra văn bản yêu cầu các đơn vị thuộc Sở cảnh giác với thủ đoạn sử dụng mạng viễn thông để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Người dân vẫn phải xuất trình giấy xác nhận cư trú, UBND TPHCM chỉ đạo khẩn

MINH QUÂN |

UBND TPHCM chỉ đạo chấm dứt tình trạng yêu cầu người dân xuất trình giấy xác nhận thông tin về cư trú khi tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính; xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức vi phạm.

Thanh, kiểm tra toàn diện các dự án ở Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng

Trà Ban |

Nguồn tin riêng của Báo Lao Động ngày 14.3 cho biết, các dự án triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đất Quảng - golfer đánh nữ nhân viên phục vụ tại sân golf BRG Đà Nẵng hôm 6.12.2022 - đang bị thanh tra, kiểm tra toàn diện...

Vụ án Đông Á: Vay 1680 tỉ nhưng không công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm

Anh Tú - Phương Ngân |

TPHCM - Khai tại toà, cả hai bị cáo Trần Phương Bình và Phùng Ngọc Khánh đều thừa nhận thời điểm làm thủ tục vay tiền của Ngân hàng Đông Á thì Công ty M&C có dùng 18 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đứng tên Công ty M&C) để làm tài sản thế chấp cho khoản vay của nhóm 5 công ty (1.680 tỉ đồng). Tuy nhiên, hai bên chỉ ký hợp đồng thế chấp, sau đó không thực hiện công chứng và cũng chưa đăng ký giao dịch bảo đảm.

Ví điện tử PayAsian vẫn “hứa hẹn” sau khi bị cảnh báo có dấu hiệu lừa đảo

Thế Lâm |

Dư luận thời gian qua đã phản ánh người dùng ví điện tử không phép PayAsian hoạt động tại Việt Nam có nguy cơ bị “tiền mất tật mang”. Mới đây, Cổng thông tin Bộ Công an cũng đã chính thức phát đi cảnh báo về những dấu hiệu lừa đảo của ví điện tử này.

Lật tẩy cuộc hội thoại giả danh công an lừa đảo người dân

H.Nguyên |

Chuyện nạn nhân bị số lạ gọi đến tự xưng là công an, bưu chính để yêu cầu chuyển tiền xác minh vụ án, nhận hàng… đã là chiêu thức lừa đảo cũ. Tội phạm lừa đảo qua điện thoại giờ đã biết dùng cả số điện thoại giống y như số của công an, bưu chính để gọi đến cho nạn nhân và đưa link https://congan.hanoi113.com giả mạo.

Công an Hà Nội điều tra đối tượng lừa đảo liên quan “Hieu Mobile”

H.Nguyên |

Ngày 22.10, Công an Hà Nội cho biết, gần đây liên tục nhận được phản ánh của người dân về việc trang facebook “Hieu Mobile” (địa chỉ số724 hoặc 728 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội; Số điện thoại liên hệ: 0843008293) có hành vi lừa đảo, bán đồng hồ điện tử thông minh không giống các thông tin được đăng tải, quảng cáo.