Cách thức lách luật để hoạt động của các App cho vay tiền

Huân Cao - Nam Dương |

Nhiều App cho rằng đã liên kết với “công ty tài chính” để giải ngân cho người vay. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều chủ sở hữu các App đã thành lập ra 2 công ty, một công ty có chức năng công nghệ để vận hành App và một công ty có chức năng cầm đồ để giải ngân.

Cùng lúc "đẻ" ra 2 doanh nghiệp để hoạt động

App Doctor Đồng có liên quan đến khoản vay của nhân viên Công ty Cổ phần L&A (TP. Dĩ An, Bình Dương), sau đó các đối tượng uy hiếp đòi nợ bà Phạm Thị Mỹ Lệ - Giám đốc công ty Cổ phần L&A, để trả nợ thay như chúng tôi thông tin trong bài trước. Theo tìm hiểu của PV, App Doctor Đồng do Công ty TNHH MTV Tư vấn Tài Chính LGC (Công ty LGC) vận hành. Tuy nhiên, Công ty LGC trên danh nghĩa chỉ có chức năng tư vấn tài chính, không được trực tiếp giải ngân cho người vay, mà thông qua một công ty khác để giải ngân khoản vay là Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Vạn An Phát.

Tương tự, Công ty TNHH MTV Lendtop (đơn vị vận hành App oneclickmoney.vn và moneycat.vn) là doanh nghiệp chỉ có chức năng tư vấn tài chính, còn đơn vị phối hợp giải ngân khoản vay cho khách hàng là một công ty hoạt động kinh doanh về cầm đồ, đó là Công ty TNHH MTV TM DV Sài Gòn Credit.

Cùng "cách thức" này, App Oncredit do Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Tài chính Oncredit vận hành, nhưng giải ngân khoản vay cho khách hàng là một doanh nghiệp cầm đồ, đó là công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Lợi Tín.

Theo tìm hiểu của PV, hầu hết chủ sở hữu các App cho vay đều đi theo một "mô típ" là thành lập cùng lúc 2 doanh nghiệp với ngành nghề kinh doanh và pháp nhân khác nhau. Một doanh nghiệp hoạt động trên danh nghĩa là vận hành công nghệ, một doanh nghiệp hoạt động trên danh nghĩa là hoạt động cầm đồ cho vay cầm cố tài sản. Khi khách hàng có nhu cầu vay thì sẽ vào đăng ký trên App do một công ty vận hành trên danh nghĩa là hoạt động công nghệ, doanh nghiệp còn lại sẽ đóng vai trò giải ngân, rót tiền cho người vay trên danh nghĩa là cho vay cầm cố tài sản.

Để lách luật, các App cho vay với 2 công ty được lập ra như vậy, sẽ ký nhiều hợp đồng điện tử với người vay để hợp pháp hóa các khoản vay. Theo đó, người vay phải ký "Hợp đồng cho thuê tài sản" và "Hợp đồng vay cầm cố". Ngoài việc ký 2 hợp đồng trên, khách cũng ký "Hợp đồng cung cấp dịch vụ". Lý giải về việc người vay cùng lúc phải ký nhiều hợp đồng như vậy, đại diện Công ty TM24H cho biết, Công ty TM24H là đơn vị cầm đồ giải ngân khoản vay cho khách theo phương thức cầm cố tài sản là chiếc điện thoại của khách vay. Tuy nhiên, trên thực tế TM24H không cầm giữ tài sản của khách vay, vì vậy giữa khách hàng và công ty sẽ ký thêm hợp đồng cho thuê tài sản hoặc nhờ giữ tài sản. Điều này đồng nghĩa, khách hàng vay trên danh nghĩa là cầm cố chiếc điện thoại, nhưng chiếc điện thoại đấy khách vẫn giữ và sử dụng bình thường.

Khó tìm được địa chỉ văn phòng làm việc của các App

Bà Phạm Thị Mỹ Lệ - GĐ Công ty Cổ phần L&A - sau nhiều ngày bị các đối tượng vô cớ đe dọa đòi nợ, đăng ảnh lên mạng xã hội nhằm hạ uy tín để gây áp lực trả nợ thay cho nhân viên, đã cùng luật sư thu thập chứng cứ, lập vi bằng để tố cáo đến các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, hành trình đi tìm công bằng và danh dự trong trường hợp này của bà Lệ gặp không ít khó khăn, bởi địa chỉ của công ty vận hành App và đơn vị giải ngân khoản vay rất mập mờ. Cụ thể, địa chỉ Công ty dịch vụ Thương mại Vạn An Phát (đơn vị giải ngân cho khoản vay của nhân viên của bà Lệ thông qua App Doctor Đồng) không tìm thấy tại địa chỉ đăng ký (đường Đỗ Tấn Phong, phường 9, quận Phú Nhuận). Khi bà Lệ gửi công văn phản ánh đến địa chỉ này, thì không nhận được phản hồi, vì Công ty Vạn An Phát không hoạt động tại đây.

Theo tìm hiểu của PV, không chỉ riêng App Doctor Đồng, mà nhiều App cho vay tiền khác đều có văn phòng làm việc hết sức bí ẩn và rất khó để người vay muốn liên hệ làm việc khi cần. Khi những "con nợ' muốn giải quyết khoản vay, hoặc bị đe dọa, khủng bố lúc đòi nợ mà cần tìm văn phòng của App để phản ánh hay gửi khiếu nại thì chẳng khác gì "mò kim đáy biển".

Trong một lần hiếm hoi, chúng tôi mới hẹn được nhân viên thu hồi nợ của App cho vay Tamo.vn (thuộc Công ty TNHH Sofi Solutions), để đến làm việc về khoản vay. Nhân viên cho chúng tôi địa chỉ "văn phòng" ở một tòa nhà trên đường Điện Biên Phủ, ở phường 3, quận 3, TPHCM.

Thế nhưng, khi chúng tôi đến đây, đại diện Ban quản lý toà nhà cho biết, App cho vay tiền Tamo.vn chỉ thuê địa điểm để đăng ký địa chỉ giao dịch, chứ thực tế không có người làm việc hay hoạt động gì ở đây. Đã có rất nhiều người vay tiền tìm đến để liên hệ gặp, nhưng công ty không có ai ra mặt để trao đổi. Không chỉ đăng ký địa chỉ một nơi, làm việc một nẻo, nhiều App còn cung cấp địa chỉ không chính xác cho khách hàng. Khi người vay bị khủng bố, đe dọa, xúc phạm nhân phẩm... muốn tìm đến khiếu nại hoặc để giải quyết khoản vay thì mới biết đây không phải là văn phòng làm việc của App...

Huân Cao - Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Hai lần hắt 8 hộp sơn vào cửa quán cà phê để đòi nợ thuê

Quang Việt |

Hà Nội - Hứa được trả công nếu đòi nợ được 700 triệu đồng, Đỗ Chí Hiếu đã rủ Quách Nam Anh mua sơn, tạt vào cửa quán cà phê của con nợ, gây sức ép.

Vụ mang quan tài đi đòi nợ giữa mùa dịch: 1 hàng xóm rơi vào cảnh bi đát

Bảo Lâm |

Đắk Nông - Liên quan đến vụ việc "Mang quan tài đi đòi nợ giữa mùa dịch", nhiều người dân khác ở huyện Đắk Mil (tỉnh Đắk Nông) đang tiếp tục làm đơn tố cáo bà N. lên kế hoạch vay mượn tiền tỉ rồi tẩu tán tài sản, cố tình không trả nợ.

Nhận hợp đồng đòi nợ, "mắc màn" canh gác, bắt giữ "con nợ" trước cửa nhà

Việt Dũng |

Hà Nội - Một ổ nhóm tội phạm chuyên nhận hợp đồng bắt giữ người trái pháp luật, đòi nợ thuê... hoạt động tại quận Nam Từ Liêm vừa bị công an triệt phá.

Vay tiền qua app: Uy hiếp cả doanh nhân để trả nợ thay

Nhóm PV |

Một số doanh nhân bỗng dưng bị đòi nợ vay tiền qua app dù không có vay một đồng nào. Các đối tượng đòi nợ, đã gây sức ép lên doanh nhân, người có uy tín nhằm gây áp lực để trả nợ thay cho nhân viên hoặc người quen.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Hai lần hắt 8 hộp sơn vào cửa quán cà phê để đòi nợ thuê

Quang Việt |

Hà Nội - Hứa được trả công nếu đòi nợ được 700 triệu đồng, Đỗ Chí Hiếu đã rủ Quách Nam Anh mua sơn, tạt vào cửa quán cà phê của con nợ, gây sức ép.

Vụ mang quan tài đi đòi nợ giữa mùa dịch: 1 hàng xóm rơi vào cảnh bi đát

Bảo Lâm |

Đắk Nông - Liên quan đến vụ việc "Mang quan tài đi đòi nợ giữa mùa dịch", nhiều người dân khác ở huyện Đắk Mil (tỉnh Đắk Nông) đang tiếp tục làm đơn tố cáo bà N. lên kế hoạch vay mượn tiền tỉ rồi tẩu tán tài sản, cố tình không trả nợ.

Nhận hợp đồng đòi nợ, "mắc màn" canh gác, bắt giữ "con nợ" trước cửa nhà

Việt Dũng |

Hà Nội - Một ổ nhóm tội phạm chuyên nhận hợp đồng bắt giữ người trái pháp luật, đòi nợ thuê... hoạt động tại quận Nam Từ Liêm vừa bị công an triệt phá.

Vay tiền qua app: Uy hiếp cả doanh nhân để trả nợ thay

Nhóm PV |

Một số doanh nhân bỗng dưng bị đòi nợ vay tiền qua app dù không có vay một đồng nào. Các đối tượng đòi nợ, đã gây sức ép lên doanh nhân, người có uy tín nhằm gây áp lực để trả nợ thay cho nhân viên hoặc người quen.