Bộ Công an trả lời về xử lý việc cho vay qua app với lãi suất “cắt cổ”

Minh Bằng |

Bộ Công an có khuyến cáo gì giúp người dân có kiến thức để không trở thành nạn nhân của hành vi cho vay tiền qua app với lãi suất cao, đòi nợ "khủng bố"? Ngoài ra, khi các tổ chức, cá nhân cho vay tiền qua app với lãi suất cao bị phát hiện và xử lý thì những người dân là nạn nhân có phải trả số tiền đã vay qua app không? Nếu phải trả thì trả như thế nào, lãi suất được tính ra sao? Bộ Công an vừa có trả lời công dân trên Cổng thông tin Bộ Công an.

App cho vay biến tướng thành một dạng tín dụng đen

Theo Bộ Công an, ứng dụng vay tiền trực tuyến (app vay tiền online) thực chất là một ứng dụng cho vay tín chấp, người đi vay không cần có tài sản đảm bảo và người cho vay thì dựa vào uy tín của người đi vay về thu nhập và khả năng trả nợ để cho vay. Các giao dịch được thực hiện trực tuyến, thông qua các trang web, các sàn giao dịch trực tuyến hoặc các ứng dụng được cài đặt trên điện thoại di động thông minh (smart phone). Việc vay và cho vay tiền qua app rất thuận lợi, người có nhu cầu vay tiền nhanh chóng được đáp ứng với một số thao tác đăng ký đơn giản trên máy tính như: tải app, điền thông tin cá nhân, số tài khoản nhận tiền, gửi ảnh chụp cá nhân và chứng minh nhân dân, đồng ý cho app truy cập danh bạ cá nhân.

Tuy nhiên, có nhiều app cho vay biến tướng, trở thành một dạng của tín dụng đen, kéo theo nhiều hệ lụy khôn lường, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự.

Khi vay tiền qua app, để đảm bảo quyền lợi cũng như hạn chế những rắc rối có thể xảy ra, người vay cần phải tìm hiểu, lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín, thể hiện đầy đủ các thông tin trên website như: Tên công ty, mã số doanh nghiệp, địa chỉ, các chính sách cụ thể về lãi suất vay (trả nợ trước hạn, chậm trả,…) mẫu hợp đồng, trách nhiệm của các chủ thể tham gia giao dịch… Bên cạnh các app cho vay tiền chính thống, hoạt động công khai, minh bạch thì hiện nay, xuất hiện app cho vay tiền núp dưới hình thức “tín dụng đen”, cho vay với lãi suất “cắt cổ”. Để phân biệt, người dùng cần tìm hiểu kỹ thông tin điều khoản, dịch vụ, các quy định về lãi, phí, hạn mức trả nợ… trước khi quyết định vay tiền qua app.

Quy định của pháp luật trong việc xử lý thế nào?

Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu các đối tượng, tổ chức đứng sau các app cho vay tiền dính tới việc cho vay với lãi suất cao, “khủng bố” người vay thì có thể bị xử lý như sau:

- Tại Khoản 1 Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015 nêu rõ, người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Theo Khoản 2 Điều 201, nếu phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng (1 tỷ đồng) hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Tại Khoản 3, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

- Đối với hành vi gọi điện đe dọa, tung tin sai, bôi nhọ người vay chưa trả đúng hạn lên mạng xã hội… có thể bị truy tố theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 về tội làm nhục người khác. Nếu hành vi đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự cá nhân thì có thể làm đơn tố cáo gửi lên cơ quan công an kèm theo các tài liệu chứng minh để cơ quan công an xác minh, điều tra, xử lý.

- Về nội dung câu hỏi liên quan đến người vay có phải trả tiền đã vay qua app không, trả như thế nào, lãi suất ra sao? Số tiền vay là vật chứng của vụ án, người vay phải trả lại số tiền đã vay của app vào tài khoản cho vay với lãi suất không vượt quá 20% lãi suất quy định của Ngân hàng Nhà nước. Quá trình giải quyết vụ án, căn cứ trên kết quả điều tra, tài liệu chứng cứ thu thập được, Tòa án sẽ xét xử theo luật định.

Minh Bằng
TIN LIÊN QUAN

Vay tiền qua app: "Công ty tài chính" giải ngân cho app là đơn vị cầm đồ

Huân Cao - Trần Tuấn |

Nhiều app cho vay "khoe" có liên kết với công ty tài chính để giải ngân cho người vay. Tuy nhiên, quá trình điều tra, PV Báo Lao Động bất ngờ phát hiện một số "công ty tài chính" đấy thực chất là đơn vị cầm đồ.

Vay tiền qua app: App cho vay thừa nhận nhân viên có xúc phạm người vay

Huân Cao - Trần Tuấn |

Làm việc với PV Báo Lao Động, lãnh đạo Công ty TNHH MTV Lendtop (đơn vị vận hành app OneclickMoney và Moneycat) xác nhận, có tình trạng nhân viên của công ty gọi điện đe dọa, xúc phạm người vay qua app.

Vay tiền qua app: Bí ẩn văn phòng làm việc của các app cho vay tại TPHCM

Huân Cao - Trần Tuấn |

Nhiều app cho vay có văn phòng làm việc rất bí ẩn và rất khó để người vay liên hệ làm việc. Khi "con nợ' muốn giải quyết khoản vay, hay bị đe dọa, khủng bố cần tìm văn phòng app thì khó như mò kim đáy biển.

Trung Quốc cấp lại visa du lịch từ 15.3

Thúy Ngọc |

Trung Quốc sẽ đón khách quốc tế trở lại sau ba năm kể từ khi COVID-19 bùng phát, bằng cách cấp lại tất cả các loại visa từ 15.3, trong đó có visa du lịch.

Sở GDĐT Hà Nội chỉ đạo khẩn cảnh báo bẫy lừa đảo "con đang cấp cứu"

Vân Trang |

Chiều 14.3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội ra văn bản yêu cầu các đơn vị thuộc Sở cảnh giác với thủ đoạn sử dụng mạng viễn thông để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Người dân vẫn phải xuất trình giấy xác nhận cư trú, UBND TPHCM chỉ đạo khẩn

MINH QUÂN |

UBND TPHCM chỉ đạo chấm dứt tình trạng yêu cầu người dân xuất trình giấy xác nhận thông tin về cư trú khi tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính; xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức vi phạm.

Thanh, kiểm tra toàn diện các dự án ở Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng

Trà Ban |

Nguồn tin riêng của Báo Lao Động ngày 14.3 cho biết, các dự án triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đất Quảng - golfer đánh nữ nhân viên phục vụ tại sân golf BRG Đà Nẵng hôm 6.12.2022 - đang bị thanh tra, kiểm tra toàn diện...

Vụ án Đông Á: Vay 1680 tỉ nhưng không công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm

Anh Tú - Phương Ngân |

TPHCM - Khai tại toà, cả hai bị cáo Trần Phương Bình và Phùng Ngọc Khánh đều thừa nhận thời điểm làm thủ tục vay tiền của Ngân hàng Đông Á thì Công ty M&C có dùng 18 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đứng tên Công ty M&C) để làm tài sản thế chấp cho khoản vay của nhóm 5 công ty (1.680 tỉ đồng). Tuy nhiên, hai bên chỉ ký hợp đồng thế chấp, sau đó không thực hiện công chứng và cũng chưa đăng ký giao dịch bảo đảm.

Vay tiền qua app: "Công ty tài chính" giải ngân cho app là đơn vị cầm đồ

Huân Cao - Trần Tuấn |

Nhiều app cho vay "khoe" có liên kết với công ty tài chính để giải ngân cho người vay. Tuy nhiên, quá trình điều tra, PV Báo Lao Động bất ngờ phát hiện một số "công ty tài chính" đấy thực chất là đơn vị cầm đồ.

Vay tiền qua app: App cho vay thừa nhận nhân viên có xúc phạm người vay

Huân Cao - Trần Tuấn |

Làm việc với PV Báo Lao Động, lãnh đạo Công ty TNHH MTV Lendtop (đơn vị vận hành app OneclickMoney và Moneycat) xác nhận, có tình trạng nhân viên của công ty gọi điện đe dọa, xúc phạm người vay qua app.

Vay tiền qua app: Bí ẩn văn phòng làm việc của các app cho vay tại TPHCM

Huân Cao - Trần Tuấn |

Nhiều app cho vay có văn phòng làm việc rất bí ẩn và rất khó để người vay liên hệ làm việc. Khi "con nợ' muốn giải quyết khoản vay, hay bị đe dọa, khủng bố cần tìm văn phòng app thì khó như mò kim đáy biển.