Bộ Công an chỉ cách nhận biết đối tượng giả danh công an

Việt Dũng |

Ngoài trang phục không đồng bộ, công cụ hỗ trợ... Bộ Công an cho rằng người dân xem xét thái độ, tư thế tác phong có thể nhận biết được đối tượng giả danh.

Cổng thông tin Bộ Công an mới đăng tải nội dung trên để khuyến cáo tới người dân bởi gần đây lực lượng chức năng phát hiện một số đối tượng giả danh nhằm mục đich lừa đảo.

Theo đó, để phát hiện hành vi giả danh Công an, người dân cần nhận biết các thủ đoạn và vận dụng một số cách nhận biết.

Quan sát là cách đơn giản nhất để phát hiện các đối tượng giả danh Công an.

Cụ thể: Các đối tượng giả danh Công an thường sử dụng trang phục không đồng bộ, công cụ hỗ trợ, bảng hiệu, giấy tờ của ngành Công an không đúng quy định khi tiến hành các hoạt động tuần tra, kiểm soát, liên hệ thực hiện các hoạt động tố tụng hình sự.

Trong trường hợp này, chỉ cần quan sát thái độ, cách thể hiện, tư thế tác phong có thể phân biệt được họ là Công an thật hay giả. Đối tượng giả danh Công an luôn cố tình để lộ một phần trang phục, khoe công cụ hỗ trợ, cố tình để người khác thấy giấy tờ, thẻ ngành Công an.

Nếu chưa có cơ sở xác định họ giả danh Công an, còn nghi ngờ, cần kết hợp với các cách thức khác để kiểm tra. Tuy nhiên, cần chú ý đề cao cảnh giác, chỉ nghe họ nói, không làm theo họ.

Gợi mở để đối tượng nói thật nhiều về lĩnh vực công tác Công an. Nếu nghi ngờ một người giả danh Công an cần phải khéo léo gợi mở để họ nói về lĩnh vực công tác của mình càng nhiều càng tốt vì càng nói nhiều đối tượng càng bộc lộ sơ hở.

Có thể hỏi đối tượng những thông tin cơ bản như: Trước đây học trường nào, ở đâu? Điều kiện tuyển dụng vào ngành Công an thế nào? Đơn vị hiện tại ở đâu, lãnh đạo là ai? Chức vụ, nhiệm vụ cụ thể là gì...

Nếu nghi ngờ, có thể tạo lý do hợp lý để chụp ảnh đối tượng, ghi âm lời nói của đối tượng để làm bằng chứng đối chiếu hoặc tố giác với cơ quan Công an.

Sau khi tiếp nhận thông tin từ đối tượng, tốt nhất không nên làm theo yêu cầu của đối tượng, khéo léo từ chối, đồng thời phân tích, đánh giá thông tin để xác định đối tượng có phải là người giả danh Công an hay không.

Cần phân tích các thông tin cơ bản mà đối tượng đã nói, đã kể, rút ra những thông tin đúng, thông tin sai sẽ đánh giá được đối tượng nói thật hay nói dối, có phải giả danh Công an hay không.

Nếu không đủ khả năng đánh giá, có thể tổng hợp thông tin nhờ người thân am hiểu về lĩnh vực Công an, những người đang công tác trong ngành Công an phân tích, đánh giá, không nên vội tin đối tượng, làm theo lời của đối tượng.

Trong trường hợp đã đánh giá nhưng chưa đủ cơ sở xác định đối tượng là người giả danh Công an hay không, cần thực hiện bước đối chiếu, kiểm tra. Từ việc phân tích, tổng hợp thông tin do đối tượng cung cấp, kết quả quan sát, đánh giá, tư vấn của người trong ngành Công an… có thể dùng để đối chiếu, kiểm tra xác định đối tượng có hành vi giả danh Công an.

Như vậy, để nhận biết đối tượng giả danh Công an, tránh bị các đối tượng này lừa đảo, người dân cần phải tìm hiểu những thủ đoạn phổ biến của loại đối tượng này, nâng cao cảnh giác, không vội tin đối tượng, vận dụng đồng bộ một số cách nhận biết, kiểm tra, đánh giá để xác định và có cách xử lý hiệu quả nhất.

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Ngăn chặn vụ gọi điện thoại giả danh, đòi chuyển 180 triệu đồng

Việt Dũng |

Ngày 12.10, Công an TP Hà Nội cho biết vừa ngăn chặn một vụ mạo danh cán bộ chức năng, gọi điện thoại để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Giả danh cảnh sát hình sự của Bộ Công an để lừa đảo

Việt Dũng |

Phan Thế Nam (42 tuổi, trú tại thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn) giả danh là Phó phòng Cảnh sát hình sự Bộ Công an, nhận hơn 22 triệu đồng của nạn nhân để "xác minh" vụ việc.

Chánh Văn phòng Bộ Công an nói về vụ 2 đối tượng giả danh công an ở TPHCM

Việt Dũng |

Thiếu tướng Tô Ân Xô (Chánh Văn phòng Bộ Công an) cho rằng hành vi của hai đối tượng giả danh công an vào nhà dân đọc lệnh bắt người, khám xét là "liều lĩnh".

Lý do hộ chiếu UAE quyền lực nhất thế giới năm 2023

Chí Long |

Hộ chiếu UAE từ vị trí thứ 32 trong bảng xếp hạng năm ngoái đã leo lên đầu bảng, theo chỉ số mới của công ty tư vấn thuế và nhập cư Nomad Capitalist.

Hình ảnh đoàn khách Trung Quốc đầu tiên nhập cảnh Lạng Sơn sau COVID - 19

Trần Tuấn |

Chiều 15.3, cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) trở nên sôi động khi đoàn khách du lịch 124 người đến từ Trung Quốc qua biên giới, làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam.

Công an TPHCM triệt phá hai công ty đòi nợ thuê quy mô lớn

Anh Tú |

TPHCM- Ngày 15.3, Công an quận Tân Bình đã khởi tố 14 đối tượng hoạt động thu hồi nợ về tội “Cưỡng đoạt tài sản” liên quan đến Công ty CP mua bán nợ Việt Nam Thịnh Vượng và Chi nhánh Công ty TNHH Luật Thế Hệ Trẻ.

Từ ngày 18.3, đăng kiểm có thêm 30 kiểm định viên Bộ Quốc phòng hỗ trợ

HỮU CHÁNH |

Từ ngày 18.3, ngành Đăng kiểm sẽ có thêm 30 cán bộ, chiến sĩ Bộ Quốc phòng hỗ trợ kiểm định xe cơ giới.

Đề nghị xử lý tình trạng yêu cầu người dân làm giấy xác nhận cư trú

PHẠM ĐÔNG |

Theo Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình, tình trạng yêu cầu người dân xuất trình các loại giấy tờ chứng minh thông tin về nơi cư trú… vẫn còn, và vấn đề này cần sớm được giải quyết.

Ngăn chặn vụ gọi điện thoại giả danh, đòi chuyển 180 triệu đồng

Việt Dũng |

Ngày 12.10, Công an TP Hà Nội cho biết vừa ngăn chặn một vụ mạo danh cán bộ chức năng, gọi điện thoại để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Giả danh cảnh sát hình sự của Bộ Công an để lừa đảo

Việt Dũng |

Phan Thế Nam (42 tuổi, trú tại thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn) giả danh là Phó phòng Cảnh sát hình sự Bộ Công an, nhận hơn 22 triệu đồng của nạn nhân để "xác minh" vụ việc.

Chánh Văn phòng Bộ Công an nói về vụ 2 đối tượng giả danh công an ở TPHCM

Việt Dũng |

Thiếu tướng Tô Ân Xô (Chánh Văn phòng Bộ Công an) cho rằng hành vi của hai đối tượng giả danh công an vào nhà dân đọc lệnh bắt người, khám xét là "liều lĩnh".