Bị cáo vụ chuyến bay giải cứu: Doanh nghiệp là nạn nhân của cơ chế xin - cho

Việt Dũng |

Hà Nội - Lê Hồng Sơn - Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky cùng với cấp phó được xác định đưa hối lộ nhiều nhất vụ chuyến bay giải cứu, tự bào chữa cho rằng, doanh nghiệp là nạn nhân của cơ chế xin - cho.

Chiều 19.7, Lê Hồng Sơn - Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky trong bản tự bào chữa cho hay, "thấy rất sốc" khi nghe mức án đề nghị của đại diện Viện KSND Hà Nội từ 11-12 năm tù với tội "Đưa hối lộ", đây gần như là mức kịch khung.

Theo bị cáo, dịch COVID-19 khiến nhiều doanh nghiệp hàng không gặp khó khăn, vỡ nợ, Công ty Blue Sky không nằm ngoài vòng xoáy này.

Trước dịch, doanh nghiệp của bị cáo là đơn vị có doanh thu khoảng 1.000 tỉ đồng/năm với hơn 100 nhân viên. Năm 2020, Công ty Blue Sky được Vietnam Airlines lựa chọn thực hiện 10 chuyến bay giải cứu đưa công dân Việt Nam từ Mỹ về nước.

"Bị cáo đã được chứng kiến nhiều nụ cười và giọt nước mắt của hạnh phúc, đoàn tụ. Bị cáo cũng có con ở bên Úc, thời điểm đó con bảo "Ba làm nhiều chuyến bay giải cứu thế mà để con chết ở bên này à" khiến bị cáo rất đau xót", bị cáo Sơn nói.

Từ việc biết được nhiều người xa gia đình, vì chậm chuyến bay mà mẹ không gặp con, cháu không gặp bà, có người còn mất trên chuyến bay đã thôi thúc bị cáo thực hiện càng nhiều chuyến bay giải cứu càng tốt.

Bị cáo không phủ nhận việc nhiều người nghĩ doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lợi nhuận. Song bị cáo cho rằng, thời điểm dịch COVID-19 thì điều này không đúng, rằng bị cáo cũng có tình người, cũng cảm nhận được nỗi đau của người xa xứ mong muốn về nước.

Bị cáo Sơn thừa nhận việc hối lộ để được cấp phép các chuyến bay giải cứu.

Theo bị cáo, thời gian thực hiện các chuyến bay giải cứu, bị cáo và Nguyễn Thị Thanh Hằng - Phó Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky thống nhất "mềm" về việc nữ cấp phó lo việc xin cấp phép. Còn bị cáo tham gia xây dựng, phát hành chuyến bay và khảo sát lưu trú cho công dân khi về nước.

Bị cáo Sơn nhận định, tại Việt Nam, nếu có từ 2-3 doanh nghiệp cùng thực hiện một việc thì khó có thể thoả hiệp về giá. Thời điểm COVID-19 có tới mấy chục doanh nghiệp cùng đưa công dân về nước dẫn đến "loạn giá", không có mức giá chung.

"Qua vụ án này, bị cáo nghĩ rằng doanh nghiệp là nạn nhân của cơ chế xin - cho, nạn nhân của văn hoá phong bì, nạn nhân của thiếu hiểu biết", bị cáo nêu trong khi tự bào chữa.

Theo bị cáo Sơn, 2 người sáng lập công ty đều phải đối diện hình phạt của pháp luật, công ty mất uy tín khiến gần 100 con người đối diện nguy cơ mất việc. Vì vậy bị cáo mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt để có thể sớm trở về.

Bào chữa cho bị cáo Sơn, luật sư Giang Hồng Thanh - Đoàn Luật sư Hà Nội - nêu, giá vé cao, ngoài việc phải cộng thêm khoản tiền đưa hối lộ, còn phải cộng thêm nhiều chi phí khác do ảnh hưởng của dịch bệnh như chi phí tàu bay một chiều, chi phí cách ly, chi phí xét nghiệm ở nước ngoài và tại Việt Nam, chi phí ăn ở, đưa đón, lưu trú…

"Doanh nghiệp hầu như không được lợi nhuận từ các khoản chi phí tăng thêm này", luật sư Thanh bào chữa. Theo luật sư, rõ ràng là bị cáo Sơn, Hằng đã phạm tội "Đưa hối lộ". Nhưng hành vi phạm tội của họ xuất phát từ những khó khăn mà không phải do họ tự gây ra.

"Xét cho cùng, ở một góc độ nào đó, họ cũng là nạn nhân của cơ chế xin cho trong vụ án này", luật sư nêu quan điểm.

Về mức án với thân chủ, luật sư cho rằng, bị cáo Sơn bị đề xuất mức cao nhất trong nhóm bị cáo "Đưa hối lộ". Nếu việc đề xuất này chỉ dựa vào việc Lê Hồng Sơn cùng Nguyễn Thị Thanh Hằng đưa hối lộ nhiều nhất thì đề xuất đó là không toàn diện.

Theo luật sư, bị cáo Sơn đưa tiền nhiều nhất nhưng cũng đón được nhiều công dân trở về nước nhất, được hưởng nhiều tình tiết giảm nhẹ nhất và được xác định là tự thú.

"Do đó cần phải đề xuất Sơn ở mức thấp chứ không phải cao như vậy", luật sư Thanh đề nghị.

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Vụ chuyến bay giải cứu: Không ai bỏ rượu vào cặp số để đi biếu

Việt Dũng |

Tại tòa chiều nay 19.7, cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội phản bác lời tự bào chữa trước đó của bị cáo Hưng: "Anh Hưng nói trong cặp là mấy chai rượu, trơ tráo quá không nghe được. Chưa ai bỏ rượu vào cặp số để đưa cho người khác. Anh em mình từng được biếu và đi biếu hàng trăm chai rượu, chả có ai làm vậy".

Vụ chuyến bay giải cứu: Cựu đại sứ giải trình việc "thu tiền chênh" khi đưa người mãn hạn tù về nước

Việt Dũng |

Hà Nội - Trần Việt Thái - cựu Đại sứ Việt Nam tại Malaysia thừa nhận có chia tiền "dôi dư" từ việc đưa người mãn hạn tù về nước vụ chuyến bay giải cứu. Song đề nghị tòa xem xét, làm việc ở Malaysia khó áp dụng quy định của Việt Nam.

Vụ chuyến bay giải cứu: Vợ cựu Thư kí Thứ trưởng đôn đáo nộp tiền thay cho chồng

Việt Dũng |

Hà Nội - Trước việc chồng là Phạm Trung Kiên - cựu Thư kí Thứ trưởng Bộ Y tế bị đề nghị mức án tử hình liên quan vụ chuyến bay giải cứu, sáng nay người vợ đôn đáo đi nộp thêm 8 tỉ đồng thay bị cáo.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Tập đoàn Dabaco đã bị tỉnh Bắc Ninh xử phạt hành chính

Trần Tuấn |

Bắc Ninh - Đưa công trình là tòa nhà ở xã hội Dabaco Khắc Niệm vào sử dụng khi chưa nghiệm thu, Tập đoàn Dabaco đã bị xử phạt vi phạm hành chính.

Lo ngại về chất lượng nhiều gói thầu dịch vụ công ích tại Cao Bằng

Tân Văn |

Liên tiếp từ năm 2019 đến nay, Công ty TNHH Nga Hải đã trở thành nhà thầu trúng nhiều dự án xây lắp, dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, chất lượng của các dự án này lại đang là dấu hỏi.

Nơi cứ đến Tết Đoan Ngọ, người dân đổ xô đi tắm biển giữa trưa

Thanh Trà |

Ngày Tết Đoan Ngọ (tức 5.5 Âm lịch), hàng nghìn người dân TP Quy Nhơn (Bình Định) và các vùng lân cận đổ xô đi tắm biển vào chính Ngọ.

Chưa phát hiện được dấu chân, phân hổ để lại trong rừng tại Quảng Bình

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sau khi nhận được thông tin từ người dân về việc phát hiện một cá thể hổ, lực lượng kiểm lâm đã đến kiểm tra nhưng chưa phát hiện dấu chân, phân hổ để lại.

Vụ chuyến bay giải cứu: Không ai bỏ rượu vào cặp số để đi biếu

Việt Dũng |

Tại tòa chiều nay 19.7, cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội phản bác lời tự bào chữa trước đó của bị cáo Hưng: "Anh Hưng nói trong cặp là mấy chai rượu, trơ tráo quá không nghe được. Chưa ai bỏ rượu vào cặp số để đưa cho người khác. Anh em mình từng được biếu và đi biếu hàng trăm chai rượu, chả có ai làm vậy".

Vụ chuyến bay giải cứu: Cựu đại sứ giải trình việc "thu tiền chênh" khi đưa người mãn hạn tù về nước

Việt Dũng |

Hà Nội - Trần Việt Thái - cựu Đại sứ Việt Nam tại Malaysia thừa nhận có chia tiền "dôi dư" từ việc đưa người mãn hạn tù về nước vụ chuyến bay giải cứu. Song đề nghị tòa xem xét, làm việc ở Malaysia khó áp dụng quy định của Việt Nam.

Vụ chuyến bay giải cứu: Vợ cựu Thư kí Thứ trưởng đôn đáo nộp tiền thay cho chồng

Việt Dũng |

Hà Nội - Trước việc chồng là Phạm Trung Kiên - cựu Thư kí Thứ trưởng Bộ Y tế bị đề nghị mức án tử hình liên quan vụ chuyến bay giải cứu, sáng nay người vợ đôn đáo đi nộp thêm 8 tỉ đồng thay bị cáo.