137 người mắc lừa "bánh vẽ" xuất khẩu lao động sang Hà Lan, Hàn Quốc

Việt Dũng |

Phùng Thị Mười (47 tuổi, quê Nam Định) tự xưng là Phó Giám đốc, quen với các lãnh đạo nên đưa người đi Hà Lan xuất khẩu lao động với giá 10.000-13.000 USD..., rồi chiếm đoạt hơn 30 tỉ đồng.

Ngày 7.11, TAND Hà Nội mở phiên sơ thẩm xét xử Phùng Thị Mười, Trần Thị Sen và Lương Văn Hiếu cùng về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngay phần thủ tục, do vắng nhiều bị hại trong vụ án, tòa đã quyết định hoãn xử để triệu tập, nhằm đảm bảo quyền lợi cho họ.

Theo cáo trạng, Mười làm nghề tự do, song tự xưng là Phó Giám đốc một công ty có trụ sở ở quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh.

Mười khoe có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực xuất khẩu lao động và có người quen làm ở Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Theo đó, bị cáo có khả năng đưa người đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc, Nhật Bản và Hà Lan.

Cô ta hứa hẹn "chắc nịch", người lao động nộp hồ sơ, tiền sẽ được sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan trong thời gian 5 năm. Chi phí cho việc đi xuất khẩu lao động ở những nước này 10.000-13.000 USD/người. Thời gian xuất cảnh từ 3-6 tháng sau khi nộp đủ tiền.

Mười thuê Hiếu làm trợ lý tuyển dụng lao động với mức lương 5 triệu đồng/tháng. Bà Sen là người tìm nguồn lao động cho Mười và được trả công 1.000 USD/hồ sơ. Cả hai bị cáo đều biết Mười không có khả năng đưa người đi xuất khẩu lao động sang các nước trên.

Tin tưởng vào khả năng của Mười và đồng phạm, trong 3 năm (2015-2018), 137 người lao động có nhu cầu xuất khẩu lao động đã nộp tiền trực tiếp cho bị cáo hoặc trung gian, tổng cộng hơn 30 tỉ đồng.

Theo cáo buộc, Mười trực tiếp nhận tiền của 86 lao động với tổng số tiền trên 17 tỉ đồng. Sau khi nhận tiền, Mười không thực hiện cam kết và không trả lại tiền cho các bị hại.

Ngoài lừa đảo xuất khẩu lao động, Mười còn chiếm đoạt 280 triệu đồng của anh Đ khi hứa xin cho anh vào biên chế chính thức ngành công an. Bị cáo còn chiếm đoạt 250 triệu đồng của một nạn nhân khác, khi hứa xin cho người này vào làm việc tại một bệnh viện tại Hà Nội.

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Vụ khách hàng đòi tiền nữ “giảng viên đại học”: Rủi ro khi nộp tiền xuất khẩu lao động cho cá nhân

VĂN TRUNG |

Liên quan vụ nhiều người dân tố cáo người môi giới xuất khẩu lao động ở thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) thu mỗi người hàng trăm triệu đồng rồi dây dưa không trả, đại diện cơ quan chức năng tại Hà Tĩnh đã đưa ra khuyến cáo.

Vụ người dân vây nhà đòi tiền xuất khẩu lao động: Chồng bộ đội cũng ký giấy nhận tiền

QUANG ĐẠI |

Diễn biến vụ nhiều người dân liên tục kéo đến nhà bà Nguyễn Thị Kim Liên để đòi tiền phí xuất khẩu lao động (XKLĐ) hé lộ thông tin bất ngờ: Chồng bà Liên là cán bộ quân đội thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tĩnh cũng tham gia nhận tiền XKLĐ.

Vụ "nữ giảng viên" bị tố ôm tiền xuất khẩu lao động bỏ trốn: Lãnh đạo Đại học Vinh bất ngờ tiết lộ thông tin sốc

QUANG ĐẠI |

Bà Nguyễn Thị Kim Liên (số nhà 269A Trần Phú- TX Hồng Lĩnh-Hà Tĩnh), người tự xưng là “giảng viên đại học” đang bị nhiều người vây đòi tiền du học - xuất khẩu lao động (XKLĐ) cho biết đang ở TPHCM để thu xếp trả nợ.

Lịch thi, chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 các trường chuyên tại Hà Nội

KHÁNH AN |

Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn và một số trường chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội đã công bố lịch thi và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2023.

Khi 450 tỉ của Trấn Thành trở thành động lực cho ông trùm Phước Sang

Mi Lan |

Trước khi tuyên bố phá sản, Phước Sang là “ông trùm” trong giới sản xuất phim, được mệnh danh “vua phim Tết” với nhiều dự án thắng lớn.

Cafe chiều thứ 7: Ngưng đổ lỗi cho phụ nữ về chuyện ăn mặc

Nhóm PV |

Trên thực tế, ngày nay, phụ nữ vẫn luôn phải chịu những định kiến về chuyện ăn mặc, nhất là khi những vụ xâm hại, tấn công tình dục xảy ra với phụ nữ, ăn mặc là một trong những yếu tố đầu tiên được nhắc đến với xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân "ăn mặc gợi cảm" mới dẫn đến những vụ việc như vậy.

Cho người quen mượn ô tô, chủ xe bất ngờ bị gọi đến hiện trường tai nạn

Văn Sỹ |

Theo chia sẻ của nhiều người, việc mượn xe cũng như cho mượn xe ô tô của người thân, bạn bè vẫn là một vấn đề khá tế nhị mà cả người mượn, người cho mượn cần cân nhắc để tránh những rắc rối và đôi khi có thể dẫn đến sứt mẻ tình cảm.

Những tuyến vỉa hè mất hoàn toàn công năng ở Hà Nội: Đã có sự chuyển biến

Thế Kỷ |

Hà Nội - Như báo Lao Động đã phản ánh, thời gian qua nhiều vỉa hè ở các tuyến phố tại Hà Nội đã mất hoàn toàn công năng là dành cho người đi bộ. Tuy nhiên, sau vài ngày lực lượng chức năng ra quân xử lý đã có những chuyển biến tích cực.

Vụ khách hàng đòi tiền nữ “giảng viên đại học”: Rủi ro khi nộp tiền xuất khẩu lao động cho cá nhân

VĂN TRUNG |

Liên quan vụ nhiều người dân tố cáo người môi giới xuất khẩu lao động ở thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) thu mỗi người hàng trăm triệu đồng rồi dây dưa không trả, đại diện cơ quan chức năng tại Hà Tĩnh đã đưa ra khuyến cáo.

Vụ người dân vây nhà đòi tiền xuất khẩu lao động: Chồng bộ đội cũng ký giấy nhận tiền

QUANG ĐẠI |

Diễn biến vụ nhiều người dân liên tục kéo đến nhà bà Nguyễn Thị Kim Liên để đòi tiền phí xuất khẩu lao động (XKLĐ) hé lộ thông tin bất ngờ: Chồng bà Liên là cán bộ quân đội thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tĩnh cũng tham gia nhận tiền XKLĐ.

Vụ "nữ giảng viên" bị tố ôm tiền xuất khẩu lao động bỏ trốn: Lãnh đạo Đại học Vinh bất ngờ tiết lộ thông tin sốc

QUANG ĐẠI |

Bà Nguyễn Thị Kim Liên (số nhà 269A Trần Phú- TX Hồng Lĩnh-Hà Tĩnh), người tự xưng là “giảng viên đại học” đang bị nhiều người vây đòi tiền du học - xuất khẩu lao động (XKLĐ) cho biết đang ở TPHCM để thu xếp trả nợ.