Xác định lại cảm xúc của trẻ
Trước khi dạy trẻ cách giải quyết những xung đột, các ông bố bà mẹ cần xác định lại cảm xúc của chúng.
Khi hỏi con, các bậc phụ huynh không nên hỏi những câu hỏi mơ hồ mà nên hỏi một cách cụ thể để xác định cảm xúc của con mình.
Tìm hiểu nguồn gốc của vấn đề
Sau khi hiểu được những cảm xúc của con, các bậc phụ huynh cần phải biết đâu là nguyên nhân khiến trẻ xảy ra xung đột.
Bởi vì, nếu muốn giải quyết được những xung đột đó, các bậc phụ huynh cần phải hiểu rõ vấn đề sau đó mới có thể tìm cách ra giải quyết phù hợp.
Đưa ra một số giải pháp
Sau khi biết được nguyên nhân của cuộc xung đột, các bậc phụ huynh hãy đưa ra một số giải pháp cho con của mình. Hoặc mọi người cũng có thể để trẻ đưa ra những ý tưởng để giải quyết xung đột đó. Điều này sẽ giúp việc giải quyết xung đột dễ dàng hơn.
Làm gương cho trẻ
Trẻ em thường hay bắt chước những người lớn xung quanh mình, vì vậy các bậc phụ huynh cần phải chú ý những hành động của mình khi ở trước mặt con. Hãy dạy con biết cách đồng cảm với người xung quanh và hãy trở thành một tấm gương tốt để chúng noi theo.
Không có gì tốt hơn một lời xin lỗi
Rất khó để giải thích cho trẻ hiểu tại sao việc xin lỗi lại quan trọng và đôi khi các bậc phụ huynh thường bắt ép con phải xin lỗi. Có nhiều cách để dạy cho con hiểu tầm quan trọng của một lời xin lỗi chân thành mà không cần phải ép buộc.
Trước một tình huống, thay vì bắt con xin lỗi đối phương ngay lập tức, hãy đưa con đến một chỗ yên tĩnh rồi nhẹ nhàng giải thích để con hiểu rõ vấn đề rồi chỉ cho con lỗi sai của mình, từ đó chúng sẽ hiểu ra và sẵn sàng xin lỗi đối phương.