Cách kiểm soát các con sử dụng mạng xã hội là điều mà không ít bậc phụ huynh quan tâm hiện nay. Theo đó, các chuyên gia tâm lý đã chỉ ra 2 cách đơn giản giúp cha mẹ có thể theo sát cũng như có cách xử lý kịp thời khi các con tham gia sử dụng mạng xã hội.
Trò chuyện và không ngăn cấm
Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ ở độ tuổi từ 10 trở lên luôn có sự tò mò và muốn khám phá không gian mạng xã hội. Những tương tác hấp dẫn từ mạng xã hội khiến trẻ có sự thu hút và tăng nhu cầu giao lưu với bạn bè, hay tìm hiểu những gì mình đam mê.
Vì thế, lời khuyên của các chuyên gia tâm lý đưa ra đối với bậc phụ huynh, không nên ngăn cấm trẻ sử dụng mạng xã hội quá mắc. Thay vì trách mắng trẻ thì hãy trò chuyện và dần có những định hướng để các con hiểu khi lựa chọn nội dung phù hợp trên mạng xã hội.
Bên cạnh đó, cũng nên đặt ra quy tắc và yêu cầu các con thực hiện theo như thời gian sử dụng hội trong ngày, cũng như không đưa thông tin cá nhân cho bất cứ người lạ hoặc thậm chí cả người quen trên mạng xã hội. Đây là cách thức quan trọng nhằm bảo vệ con trẻ khỏi những đối tượng xấu, tránh xa những hành vi hay thông tin sai lệch tràn lan trên mạng xã hội.
Tìm hiểu các ứng dụng
Hiện trên mạng Internet hoặc các smartphone (điện thoại thông minh) có những phần mềm có tính năng kiểm soát hoặc lọc dữ liệu thông mà trẻ sử dụng mạng xã hội. Do đó, các bậc cha mẹ có thể kiểm tra những nội dung và thời gian mà con tiếp cận.
Trước khi cho phép các con dùng mạng xã hội, hãy tìm hiểu một số ứng dụng và kiểm duyệt trước nội dung có phù hợp với độ tuổi của trẻ hay không.
Đồng thời, các bậc phụ huynh có thể “chặn” tất cả những trang web hoặc không cho hiển thị những nội dung được cho là “đen tối”. Trường hợp phát hiện thấy các con cập nhật các trang web tương đối nhạy cảm, các chuyên gia tâm lý cho rằng, không nên chỉ trích hay có lời trách mắng gay gắt.
Hãy bình tĩnh và nhẹ nhàng phân tích cho các con nắm rõ về những tác hại của thông tin trên mạng xã hội nếu không có đủ sự nhạy bén phân biệt đúng – sai. Cha mẹ nên là người bạn đồng hành với con trong quá trình trưởng thành và cùng học những bài học trên trường đời.