Trưởng bản Vân Kiều 4 lần hiến đất xây trường học

PHI LONG - HỮU LIỀU |

QUẢNG BÌNH - Gần 30 năm làm trưởng bản Lâm Ninh (xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình), ông Hồ Hơn đã đóng góp to lớn cho cuộc sống người dân bản Lâm Ninh, trong đó có việc hiến đất xây trường học.

Đưa con chữ về bản

Bản Lâm Ninh là một trong 4 bản của đồng bào dân tộc Bru – Vân Kiều tại xã Trường Xuân. Trưởng bản Hồ Hơn - người đã có gần 30 năm sinh sống và dẫn dắt bà con tại bản phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống và là một trong những người có công lớn trong việc đưa con chữ đến với con em của bản Lâm Ninh.

Trải qua những năm tháng đấu tranh chống giặc, năm 1984, sau khi xã Trường Xuân được thành lập, ông Hồ Hơn cùng bố và chú của mình quyết định về tại bản sinh sống theo sự vận động của cán bộ huyện Quảng Ninh thời điểm bấy giờ. Khi đó, tại bản Lâm Ninh mới chỉ có 7 hộ dân sinh sống.

“Lúc tôi về đây thì chỉ có 7 hộ thôi, nhưng mà ở đây đất đai tốt, vừa có đất ruộng vừa có đất màu nên làm ăn được, nên tôi cũng chịu khó khai hoang, đồng thời động viên bà con tăng gia sản xuất, chăn nuôi để ổn định cuộc sống” - ông Hồ Hơn chia sẻ.

Dần dần, cuộc sống của người dân cũng trở nên khấm khá hơn, hiện tại bản Lâm Ninh đã có 54 hộ dân với 189 nhân khẩu.

Nhu cầu về cái ăn cái mặc đã được đáp ứng, thế nhưng nhu cầu về “con chữ” đối với người dân tại đây vẫn là một vấn đề lớn, khiến cho người trưởng bản già phải trăn trở suy nghĩ.

 
Ông Hồ Hơn – Trưởng bản Lâm Ninh, người 30 năm hết sức mình vì cuộc sống của bà con trong bản. Ảnh: H.L

Sống trong căn nhà nhỏ khoảng 50m2, nhưng với mong muốn cho con em trong bản được tiếp cận với “con chữ”, ông Hồ Hơn đã hiến cả ngàn m2 đất cho chính quyền để tiến hành xây trường học.

Mới đây nhất, ông đã hiến 1.500m2 đất để xây trường học mới, khi trường cũ được xây dựng trên chính mảnh đất do ông Hồ Hơn hiến tặng trước đó thường xuyên bị nước lũ chia cắt và nhấn chìm.

“Tôi nghĩ về tương lai của con em sau này, vì cái chữ Bác Hồ là quan trọng hàng đầu, học chữ Bác Hồ, làm theo tấm gương đạo đức của Bác, làm như thế nào phải có chữ, bởi không có chữ thì không làm gì được. Tôi thấy con em ở đây rất khó khăn, ai cũng như ai nhưng lại không biết chữ nên tôi hiến đất cho cán bộ xây trường, để thầy cô đến dạy cho con em ở bản này” - ông Hồ Hơn chia sẻ khi được hỏi về lỹ do hiến đất của mình.

Không chỉ hiến đất xây trường, ông Hồ Hơn còn hiến đất để xây đường tránh lũ và đường nội đồng cho người dân bản, ước tính ông đã hiến 2.500m2 đất để xây dựng các công trình cộng đồng cho bà con dân bản của mình.

Ông Hồ Hà - một người dân bản Lâm Ninh, xã Trường Xuân cho biết, trưởng bản Hồ Hơn tốt lắm, luôn quan niệm học và làm theo tấm gương Bác Hồ. Thấy con em không được học chữ là ông Hồ Hơn hiến đất làm trường liền, bà con ở bản đây ai cũng kính trọng ông Hơn. Ông sống trách nhiệm lắm, người dân ở đây nhờ ông Hơn rất nhiều.

Ngoài những đóng góp to lớn cho người dân bản, ông Hồ Hơn còn góp công lớn trong việc chuyển tải các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với người dân tại đây, hướng người dân tuy sống ở nơi rừng núi xa xôi nhưng luôn luôn tuân thủ luật pháp.

Ông Hồ Hơn trong ngôi nhà nhỏ treo đầy bằng khen của mình. Ảnh: H.L
Ông Hồ Hơn trong ngôi nhà nhỏ treo đầy bằng khen của mình. Ảnh: H.L

Chính quyền xã Trường Xuân cho biết, ngôi trường được xây trên mảnh đất do ông Hồ Hơn hiến tặng sẽ được hoàn thành và đưa vào hoạt động trong năm tới. Khi đó người trưởng bản già sẽ phần nào đó thỏa mãn với những gì mà mình đã làm được để giúp đỡ người dân bản đang còn nhiều khốn khó này.

PHI LONG - HỮU LIỀU
TIN LIÊN QUAN

"Hiến đất làm đường" biến tướng: Ý đồ xấu, thủ đoạn tinh vi nhằm trục lợi

Thanh Hải |

Liên quan đến việc người dân hiến đất làm đường giao thông, năm 2020 có đến 14 cán bộ ở TP.Kon Tum đã bị kiểm điểm, kỷ luật. Mới đây, tại TP.Bảo Lộc, Lâm Đồng cũng xảy ra thực trạng tương tự. Dân hiến đất làm đường vốn là nghĩa cử tốt đẹp nhưng sao trở nên xấu xa, vi phạm pháp luật ở những trường hợp này?

Những con đường hình thành từ phong trào "dịch rào hiến đất"

Văn Đức |

Phong trào “dịch rào hiến đất” trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, tạo sự lan tỏa tích cực, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn.

Đường xóm chưa được nâng cấp dù dân đã hiến đất

Lương Hạnh – Bảo Hân |

Người dân tại xóm Gò Gai, khu 2, xã Bắc Sơn, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ đã hiến đất để mong con đường đất xuống cấp được sửa chữa, nâng cấp cho người dân đi lại thuận lợi, nhưng thời gian trôi qua đã lâu mà vẫn chưa thấy tiến hành.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

"Hiến đất làm đường" biến tướng: Ý đồ xấu, thủ đoạn tinh vi nhằm trục lợi

Thanh Hải |

Liên quan đến việc người dân hiến đất làm đường giao thông, năm 2020 có đến 14 cán bộ ở TP.Kon Tum đã bị kiểm điểm, kỷ luật. Mới đây, tại TP.Bảo Lộc, Lâm Đồng cũng xảy ra thực trạng tương tự. Dân hiến đất làm đường vốn là nghĩa cử tốt đẹp nhưng sao trở nên xấu xa, vi phạm pháp luật ở những trường hợp này?

Những con đường hình thành từ phong trào "dịch rào hiến đất"

Văn Đức |

Phong trào “dịch rào hiến đất” trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, tạo sự lan tỏa tích cực, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn.

Đường xóm chưa được nâng cấp dù dân đã hiến đất

Lương Hạnh – Bảo Hân |

Người dân tại xóm Gò Gai, khu 2, xã Bắc Sơn, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ đã hiến đất để mong con đường đất xuống cấp được sửa chữa, nâng cấp cho người dân đi lại thuận lợi, nhưng thời gian trôi qua đã lâu mà vẫn chưa thấy tiến hành.