Trích lương hưu làm từ thiện để cám ơn cuộc đời

Kỳ Quan |

Lương hưu mỗi tháng 4 triệu đồng, cô dành ra 500 ngàn đồng để giúp đỡ người nghèo, người bị nạn… Thói quen giúp đỡ, chia sẻ với cộng đồng có được từ thời gian 13 năm cô làm công nhân và hơn 10 năm làm cán bộ Công đoàn. Cô làm từ thiện như là cách cảm ơn cuộc đời!

Ngày lĩnh lương hưu, gặp ai khó khăn tặng 500 nghìn đồng

Sống cùng khu phố với tôi, thỉnh thoảng, đôi ba tháng 1 lần, cô Vũ Thị Kim Ngân (77 tuổi, ngụ khu phố 2, phường 1, TP.Tân An, tỉnh Long An) lại tìm gặp tôi và trao 500 ngàn đồng nhờ tôi làm từ thiện. Cô nói, vì tôi là nhà báo, đi đó đi đây nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn, người bị hoạn nạn, nên cô nhờ tôi giúp đỡ họ.

Lương hưu của cô mỗi tháng khoảng 4 triệu đồng, cô đã lớn tuổi, ăn uống chẳng bao nhiêu, sức khỏe đã có BHXH lo, các con cũng đã thành đạt, nên cô dành ra 500 ngàn đồng giúp người khó khăn hơn mình. Cô nói, tôi cứ cầm tiền, rồi thấy ai cần giúp thì trao, không cần báo lại cho cô.

Thói quen trích lương hưu làm từ thiện của cô Ngân có từ hơn 10 năm qua, từ khi các con cô đều đã ổn định cuộc sống, thành đạt. Cách làm của cô là, vào ngày lãnh lương, gặp bất kỳ ai khó khăn (người bán vé số, mua phế liệu…) là cô dành ra 500 ngàn đồng tặng họ. Nếu không gặp được người như thế, cô tìm xem trong khu phố nơi mình sinh sống ai nghèo khó thì đem tiền đến tặng, đúng 500 ngàn đồng. Có những lần, gặp người quá khó khăn, cần cô giúp số tiền nhiều hơn, lên tới vài triệu đồng. Cô cũng giúp họ, nhưng những tháng sau cô ngưng làm từ thiện để bù vào số vượt cao ấy. Những tháng không gặp ai khó khăn xung quanh cần giúp đỡ là cô cầm tiền đến nhờ tôi làm từ thiện.

Làm từ thiện để cám ơn cuộc đời

Cô Ngân là 1 trong những công nhân đầu tiên của Nhà máy dệt 8.3 khi nhà máy đi vào hoạt động năm 1965, cùng với người đồng nghiệp thân thiết Cù Thị Hậu, người sau này trở thành Chủ tịch Tổng LĐLĐVN.

Suốt nhiều năm, cô Ngân đứng chung máy với cô Cù Thị Hậu, người này đứng ca sáng thì người kia đứng ca chiều. Cô Ngân nhớ lại, khi không quân Mỹ ném bom đánh phá miền Bắc, nhà máy phải sơ tán đi nhiều nơi, nhưng vẫn bảo đảm duy trì sản xuất. Cô công nhân trẻ Kim Ngân xung phong ở lại Hà Nội vừa sản xuất vừa chiến đấu bảo vệ nhà máy, cả trong 12 ngày đêm ác liệt giặc ném bom Hà Nội. Với thành tích đó, cô được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến Hạng Ba vào năm 1984.

Sau ngày miền Nam giải phóng, năm 1977 cô Ngân theo chồng về Nam, công tác ở Bưu điện tỉnh Long An. Từ đó cho tới khi về hưu, cô gắn bó với công tác Công đoàn ở vị trí Trưởng ban Nữ công Công đoàn ngành Bưu điện tỉnh Long An.

Nhờ có khiếu ăn nói, đã có kinh nghiệm làm công tác Công đoàn ở Nhà máy dệt 8.3, cô được mọi người tin tưởng, tín nhiệm, phong trào nữ công của ngành phát triển thuận lợi. Một thời, những công đoàn viên nữ trong ngành Bưu điện Long An khi gặp hoạn nạn, khó khăn luôn được người cán bộ nữ công Kim Ngân kịp thời có mặt giúp đỡ, chia sẻ.

Về nghỉ hưu, cô tiếp tục tham gia công tác xã hội ở nơi cư trú, giúp đỡ người nghèo, giúp địa phương ổn định, phát triển. Giờ đã lớn tuổi, không còn đóng được gì cho cộng đồng, cho xã hội, cô chọn cách trích lương hưu làm từ thiện hàng tháng.

Cô Ngân tâm niệm, cuộc đời đã cho cô quá nhiều điều tốt đẹp, giờ làm được gì cho cuộc sống, cho cộng đồng là cách cô cảm ơn cuộc đời!

Kỳ Quan
TIN LIÊN QUAN

Hàng trăm lần nhặt được của rơi, trả người đánh mất

Thanh Hải |

Trong năm 2019, anh Đường Khánh Tùng đã 81 lần nhặt và trao trả tài sản thất lạc cho hành khách, trong khi anh Trần Ngọc Kỳ cũng đã được ghi nhận với 88 trường hợp tương tự.

Nhân viên gác chắn dũng cảm cứu đoàn tàu khỏi tai nạn

QUANG ĐẠI |

Làm nhân viên gác chắn đường sắt 27 năm, anh Dương Văn Kiên - thuộc cung đường sắt Chợ Sy, Công ty TNHH một thành viên Quản lý đường sắt Nghệ Tĩnh - đã nhiều lần dũng cảm lao ra đường sắt phát tín hiệu, kịp thời ngăn chặn các vụ tai nạn thảm khốc.

Chuyện về cụ bà "vác tù và hàng tổng" giữa mùa dịch COVID-19

Nhật Vũ - Tạ Quang |

Mỗi ngày 2 lần, bà Nguyễn Thị Hồng cùng tổ giám sát dịch của phường Nhân Chính (Thanh Xuân, Hà Nội) lại xuống nhà có người đang tạm cách ly khi trở về từ vùng dịch của Hàn Quốc để kiểm tra thân nhiệt cũng như động viên và thăm hỏi gia đình. Chính những lời động viên, thăm hỏi ân cần ấy đã giúp cho người đang cách ly không bị mặc cảm. Cùng với đó bà cũng giúp cho những người xung quanh hiểu rõ về việc cách ly và không kì thị những người từ vùng dịch về Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Hàng trăm lần nhặt được của rơi, trả người đánh mất

Thanh Hải |

Trong năm 2019, anh Đường Khánh Tùng đã 81 lần nhặt và trao trả tài sản thất lạc cho hành khách, trong khi anh Trần Ngọc Kỳ cũng đã được ghi nhận với 88 trường hợp tương tự.

Nhân viên gác chắn dũng cảm cứu đoàn tàu khỏi tai nạn

QUANG ĐẠI |

Làm nhân viên gác chắn đường sắt 27 năm, anh Dương Văn Kiên - thuộc cung đường sắt Chợ Sy, Công ty TNHH một thành viên Quản lý đường sắt Nghệ Tĩnh - đã nhiều lần dũng cảm lao ra đường sắt phát tín hiệu, kịp thời ngăn chặn các vụ tai nạn thảm khốc.

Chuyện về cụ bà "vác tù và hàng tổng" giữa mùa dịch COVID-19

Nhật Vũ - Tạ Quang |

Mỗi ngày 2 lần, bà Nguyễn Thị Hồng cùng tổ giám sát dịch của phường Nhân Chính (Thanh Xuân, Hà Nội) lại xuống nhà có người đang tạm cách ly khi trở về từ vùng dịch của Hàn Quốc để kiểm tra thân nhiệt cũng như động viên và thăm hỏi gia đình. Chính những lời động viên, thăm hỏi ân cần ấy đã giúp cho người đang cách ly không bị mặc cảm. Cùng với đó bà cũng giúp cho những người xung quanh hiểu rõ về việc cách ly và không kì thị những người từ vùng dịch về Việt Nam.