Trầm trồ trước những dụng cụ học tập được làm từ rác thải

Hà Phương |

Chai nhựa, xốp, nắp chai bỏ đi... đều được thầy trò trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội xin về để tạo thành dụng cụ học tập phục vụ cho việc dạy và học của học sinh.

Từ ngày còn đi học, thầy giáo Nguyễn Hữu Quyết (24 tuổi, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội) đã nghĩ về việc làm sao để có thể biến những đồ mọi người không dùng nữa thành những vật hữu ích.
Thầy Quyết cho hay: "Xuất phát từ môi trường và không muốn rác thải trở thành gánh nặng cho xã hội, mình nghĩ nên góp một phần công sức cho môi trường mình làm việc, sinh sống trước. Phần thứ 2 là những dụng cụ học tập sinh động và trực quan giúp học sinh dễ tiếp thu, luôn thích thú với môn học cũng là điều giúp mình có thêm động lực và đam mê với công việc này hơn".
Ban đầu, những mô hình được sử dụng trong 2 môn học Địa lý, Lịch sử.
Đến nay sau hai năm, hầu hết các bộ môn khoa học xã hội trong trường đều được thầy Quyết cùng học trò sáng tạo ra những mô hình học tập trực quan, sinh động và tất cả chúng đều được làm từ rác.
Điểm mới của mô hình, sản phẩm là ứng dụng trực tiếp trong vấn đề giáo dục, sản phẩm do chính các em học sinh làm ra. Nhờ đó mà số lượng rác thải trong trường học giảm đáng kể và giảm được gánh nặng cho người lao công, gánh nặng cho môi trường khi chôn lấp hay đốt sẽ gây ô nhiễm. Theo thầy Quyết vấn đề là bài toán tái chế rác thải thành đồ dùng học tập, ứng dụng trực tiếp trong các môn học được giảng dạy tại trường THPT.
Mô hình được tái chế từ xốp, vỏ chai, ống hút...
Cùng với sự nghiên cứu tỉ mỉ và sức sáng tạo, thầy Quyết cùng các em học sinh đã cho ra những mô hình hữu ích cho việc học tập.
Chia sẻ về quá trình thực hiện ý tưởng thầy Quyết nói: "Ban đầu mình truyền cảm hứng và giúp các em học sinh hình thành thói quen phân loại rác thải, chai nhựa, túi nilông để cuối góc lớp. Sau đó sẽ là thu gom rác. Kết thúc mỗi tiết học, mình sẽ lấy rác về làm sạch, phơi khô và đem đi lưu trữ. Hễ môn học nào "đặt hàng" mô hình giảng dạy là thầy và trò lại tìm tòi, định hình xem cần tái chế từ loại rác nào".
Nhà trường có những khu vực trồng cây trong những chậu được tái sử dụng từ những chai nhựa cũ.
"Nhà trường luôn tạo điều kiện tốt nhất cho thầy trò chúng tôi. Những tác động tích cực cho môi trường và cả sự hào hứng của học sinh, nhân viên trong trường chính là động lực cho tôi và các em học sinh" - Thầy Hữu Quyết chia sẻ.
Trong thời gian sắp tới, thầy trò của trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội sẽ hướng đến áp dụng tái chế thành đồ dùng học tập trong các môn khoa học tự nhiên.
Hà Phương
TIN LIÊN QUAN

Nhóm bạn trẻ xuyên đêm mang Noel cho người vô gia cư

Tùng Giang - Hà Phương |

Sau nhiều ngày làm ông già Noel đi tặng quà cho các em nhỏ, 4 thành viên của nhóm Ông già Noel Việt đi khắp các con phố ở Hà Nội để tặng thức ăn, quần áo ấm cho người vô gia cư vào đêm 24 rạng sáng 25.

Gặp chàng trai tái chế rác thải điện tử thành mô hình xe phân khối lớn

HOÀI ANH - NHẬT HUY |

Hơn 10 năm qua, anh Nguyễn Văn Long (Hà Nội) đã thu gom rác thải điện tử và "hô biến" thành loạt mô hình xe phân phối lớn nhằm truyền tải thông điệp tái chế để bảo vệ môi trường.

Chàng kĩ sư chế tạo thiết bị học tập đặc biệt cho người khiếm thị

TÔ THẾ - HOÀI ANH |

Với mong muốn giúp các học sinh khiếm thị có thể dễ dàng học các môn hình học, kĩ sư trẻ Nguyễn Sỹ Nam (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) đã chế tạo compa và thước kẻ song song dành cho người khiếm thị. Với 2 thiết bị này, các em có thể vẽ những hình tròn hay kẻ những đường song song đầu tiên trong đời mình.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Nhóm bạn trẻ xuyên đêm mang Noel cho người vô gia cư

Tùng Giang - Hà Phương |

Sau nhiều ngày làm ông già Noel đi tặng quà cho các em nhỏ, 4 thành viên của nhóm Ông già Noel Việt đi khắp các con phố ở Hà Nội để tặng thức ăn, quần áo ấm cho người vô gia cư vào đêm 24 rạng sáng 25.

Gặp chàng trai tái chế rác thải điện tử thành mô hình xe phân khối lớn

HOÀI ANH - NHẬT HUY |

Hơn 10 năm qua, anh Nguyễn Văn Long (Hà Nội) đã thu gom rác thải điện tử và "hô biến" thành loạt mô hình xe phân phối lớn nhằm truyền tải thông điệp tái chế để bảo vệ môi trường.

Chàng kĩ sư chế tạo thiết bị học tập đặc biệt cho người khiếm thị

TÔ THẾ - HOÀI ANH |

Với mong muốn giúp các học sinh khiếm thị có thể dễ dàng học các môn hình học, kĩ sư trẻ Nguyễn Sỹ Nam (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) đã chế tạo compa và thước kẻ song song dành cho người khiếm thị. Với 2 thiết bị này, các em có thể vẽ những hình tròn hay kẻ những đường song song đầu tiên trong đời mình.