TPHCM: Cô giáo "vượt dịch" dạy chữ và giữ lạc quan cho các bệnh nhi ung thư

KHÁNH LINH |

Hiểu được ước mơ đến trường của các bé không may mắc bệnh ung thư, nhiều năm nay lớp của cô Đinh Thị Kim Phấn được tổ chức tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM. Học trò của cô là những bệnh nhi đang điều trị tại đây. Trong những ngày dịch COVID-19 bùng phát, cô Phấn đã tổ chức lớp học online để duy trì kết nối và động viên các bệnh nhi.

"Vượt dịch" để đồng hành - sẻ chia

Khi đợt dịch thứ 4 xảy ra, những học trò của cô Phấn chuyển về bệnh viện tuyến dưới hoặc phải ở nhà, được bác sĩ hỗ trợ điều trị từ xa, khiến lớp học tại bệnh viện không thể tiếp tục được duy trì. Vậy là gần 3 tháng nay, cô Phấn quyết tâm mở lớp dạy online để tiếp tục giữ kết nối, dạy chữ và đồng thời cũng là tăng cường các hoạt động giao lưu, tương tác cho các em trong mùa dịch.

"Lúc đầu tôi cũng chưa quen việc dạy học online, song nhờ sự hỗ trợ từ các bạn tình nguyện viên thân quen của mình, tôi nhanh chóng thành thạo các ứng dụng điện tử và quen với các bài giảng mới.

Lớp học giờ đây chỉ còn 6 em, hầu hết đã gắn bó từ lâu. Giờ này dịch bệnh chẳng được đi đâu hay hoạt động gì, tụi trẻ chỉ chờ đến giờ lên lớp để được gặp cô, gặp bạn"- Cô Phấn tâm sự.

Cô Phấn cho biết chỉ qua một chiếc điện thoại, thế nhưng lại giúp ích rất nhiều để cô theo sát tình hình của các em. "Những gia đình có con ung thư, lại gặp dịch bệnh thế này khó khăn lắm. Nhưng các con thì vẫn rất hồn nhiên, chúng đâu biết gì về dịch bệnh đang xảy ra. Chúng vẫn muốn được học tập, được nghe cô kể chuyện... Có lẽ kiến thức truyền đạt cho các em không nhiều nhưng cái tôi có thể truyền đi là sự động viên, giữ cho các con luôn lạc quan"- Cô Phấn nói.

Lớp học chữ online đặc biệt của cô Phấn và bệnh nhi ung thư. Ảnh: NVCC.
Lớp học chữ online đặc biệt của cô Phấn và bệnh nhi ung thư. Ảnh: NVCC.

Bên cạnh đó, nhờ có sự kết nối này mà cô Phấn cũng có thể chia sẻ những khó khăn, động viên cả phụ huynh. Họ có lẽ là những người khốn khó nhất bởi vừa phải cùng con chiến đấu với căn bệnh ung thư lại vừa phải "gánh" thêm một nỗi lo COVID-19.

Một số gia đình ở xa gặp khó khăn, cô Phấn đã gợi ý và bố trí cho họ ở lại tại "Nhà lưu trú" do mạnh thường quân tài trợ và do một phụ huynh phụ trách quản lý. "Dịch bệnh nguy hiểm, giờ TPHCM và nhiều nơi đều giãn cách, việc di chuyển khó khăn nên bố trí được cho phụ huynh và các em có một nơi chốn để qua cơn đại dịch này tôi cũng cảm thấy yên tâm"- Cô Phấn kể.

Đồng hành cùng cô Phấn trong công việc đặc biệt này là sự hỗ trợ nhiệt tình từ phía các bạn cộng tác viên trẻ. Họ không chỉ giúp cô Phấn tổ chức các hoạt động trên lớp học mà còn hỗ trợ cho các bệnh nhi ở Nhà lưu trú và cả ở nhà riêng.

"Trước khi bước vào công việc này, cô Phấn nói với mình phải chuẩn bị sẵn tinh thần về việc một ngày nào đó chia ly có thể xảy ra và mình vẫn quyết tâm tham gia. Đồng hành trong lớp học này, mình không chỉ dạy cho các bé học, kể chuyện, giúp các bé bớt cô đơn khi dịch COVID-19 khiến các bé phải rời viện. Mà thậm chí mình còn được nghe rất nhiều những câu chuyện đầy nghị lực mà các bé kể về việc đi làm xạ trị.

Mình rất khâm phục điều mà các bé trải qua mỗi ngày và chỉ mong có thêm thật nhiều những khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc cùng các bé"- Bạn Trương Huỳnh Ngọc Trâm - SV năm 2 trường ĐH Sài Gòn khoa Giáo dục Tiểu học - Cộng tác viên lớp học cho biết.

Lớp học “đơn sơ” của cô Phấn, bạn Ngọc Trâm và các em nhỏ. Ảnh: NVCC.
Lớp học “đơn sơ” của cô Phấn, bạn Ngọc Trâm và các em nhỏ. Ảnh: NVCC.

Lặng đi khi học trò qua đời vì COVID-19

Hơn 10 năm đồng hành cùng bệnh nhi, cô Phấn cũng đã không ít lần phải tiễn biệt một số em cho dù gia đình và y bác sĩ đã gắng sức chạy chữa. Song, trong đợt dịch lần thứ 4 này, nỗi buồn khi bệnh nhi qua đời có lẽ còn nhân đôi khi học trò của cô qua đời vì mắc COVID-19.

"Bé tên là C.T., gia đình bé ở Đắk Lắk. Vừa rồi bé và ba đều bị dương tính, mẹ bé đang mang bầu thì may mắn thoát được. Trong mình vốn dĩ đã mang bệnh ung thư máu, lại mắc thêm COVID-19, dù đã chiến đấu mạnh mẽ nhưng bé cũng đã không thể qua khỏi, ra đi lúc chỉ mới 7 tuổi.

Tro cốt bé phải chờ sau vài ngày ba khỏi COVID-19 mới có thể mang về quê hương nơi con sinh ra. Vì mắc COVID-19 vừa khỏi bệnh nên ba về tới nơi giao lại tro cốt của con cho ông bà rồi cũng phải đi cách ly. Khi trò chuyện với mẹ bé, tôi thường động viên cô ấy phải vững lòng và tập trung vào giữ sức khoẻ cho đứa trẻ thứ 2 còn đang ở trong bụng. Nói vậy nhưng nghĩ tới bé, tôi vẫn nghẹn ngào trong lòng nhớ tới ngày bé còn chạy nhảy tung tăng, vui vẻ báo tin với các bạn "cô Phấn vào kìa", cô Phấn kể mà dường như nghẹn lại.

Điều khác biệt ở lớp học của cô Phấn, là những học trò cứ đến lớp hôm nay, nhưng những ngày sau đã có thể phải nói lời tạm biệt. Thế nhưng với sự kiên trì và lòng yêu thương, cô Phấn dù đã ngoài 60 tuổi nhưng vẫn tiếp tục duy trì công việc ý nghĩa này.  

Cô Đinh Thị Kim Phấn chia sẻ về niềm vui khi được đồng hành cùng các em bệnh nhi trong lớp học online.
KHÁNH LINH
TIN LIÊN QUAN

Nữ điều dưỡng F0 kiêm bảo mẫu cho 3 em nhỏ trong khu điều trị COVID-19

Phan Tuấn |

Xông pha cùng lực lượng tuyến đầu chống dịch, nữ điều dưỡng ở Đắk Nông không may trở thành F0. Trong khu điều trị COVID-19, nữ điều dưỡng này tiếp tục đảm đương nhiệm vụ hết sức cao cả khác là làm bảo mẫu, chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ cho 3 cháu nhỏ.

Dùng xông hơi “trị” COVID-19, bệnh nhi suýt thiệt mạng

M.A |

Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh vừa tiếp nhận ca cấp cứu một bệnh nhi bị bỏng nặng do gia đình dùng phương pháp xông hơi để... trị COVID-19.

"Cộng sự nhí" cùng làm bánh trung thu gửi tặng bệnh nhi mắc COVID-19

Anh Tú - Chân Phúc |

Gần 2.000 chiếc bánh trung thu đã được chị Hạnh Dung (ngụ quận Tân Phú, TPHCM) và các "cộng sự nhí" của mình làm, gửi vào cho các bệnh nhi mắc COVID-19 và các y, bác sĩ ở bệnh viện dã chiến.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Nữ điều dưỡng F0 kiêm bảo mẫu cho 3 em nhỏ trong khu điều trị COVID-19

Phan Tuấn |

Xông pha cùng lực lượng tuyến đầu chống dịch, nữ điều dưỡng ở Đắk Nông không may trở thành F0. Trong khu điều trị COVID-19, nữ điều dưỡng này tiếp tục đảm đương nhiệm vụ hết sức cao cả khác là làm bảo mẫu, chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ cho 3 cháu nhỏ.

Dùng xông hơi “trị” COVID-19, bệnh nhi suýt thiệt mạng

M.A |

Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh vừa tiếp nhận ca cấp cứu một bệnh nhi bị bỏng nặng do gia đình dùng phương pháp xông hơi để... trị COVID-19.

"Cộng sự nhí" cùng làm bánh trung thu gửi tặng bệnh nhi mắc COVID-19

Anh Tú - Chân Phúc |

Gần 2.000 chiếc bánh trung thu đã được chị Hạnh Dung (ngụ quận Tân Phú, TPHCM) và các "cộng sự nhí" của mình làm, gửi vào cho các bệnh nhi mắc COVID-19 và các y, bác sĩ ở bệnh viện dã chiến.