Tình người, tình đồng đội sau… cuộc chiến

Phan Tuấn |

Bệnh binh Nguyễn Duy Long năm nay đã 70 tuổi, ở huyện Tuy Đức (tỉnh Đắk Nông) nhưng ngày đêm trăn trở vì có nhiều phần mộ của đồng đội đang nằm đâu đó ở trong rừng. Thế nên, khi còn sức khỏe, sự minh mẩn thì ông Long đã dành hết tâm trí vẽ lại sơ đồ mộ chí để cho thế hệ sau có căn cứ quy tập mộ liệt sỹ.

Năm nay đã 70 tuổi nhưng bệnh binh Nguyễn Duy Long vẫn dành nhiều tâm huyết đi tìm mộ liệt sĩ. Ảnh: Phan Tuấn
Năm nay đã 70 tuổi nhưng bệnh binh Nguyễn Duy Long vẫn dành nhiều tâm huyết đi tìm mộ liệt sĩ  (chụp trước 27.4.2021). Ảnh: Phan Tuấn

Ký ức về trận quyết chiến giữa rừng già

Cựu chiến binh Nguyễn Duy Long năm nay đã 70 tuổi nên sức khỏe ngày một già yếu. Thời gian qua, ngày nào còn sức khỏe, sự minh mẫn ngày đó ông Long còn dành nhiều thời gian bên cây bút và những trang giấy trắng để vẽ lại sơ đồ mộ chí của đồng đội.

Trò chuyện với chúng tôi ông Long cho biết, đầu năm 1971, ông tham gia bộ đội tại tỉnh Khánh Hòa và được phân công nhiệm vụ theo dõi, ám sát mục tiêu ở các đồn, bốt của địch. Thế nhưng, do bị bại lộ nên ông Long được tổ chức điều động về chiến trường tỉnh Lâm Đồng, rồi sau này là Tỉnh đội Quảng Đức (nay là tỉnh Đắk Nông).

Tại Tỉnh đội Quảng Đức, ông Long công tác ở Đại đội độc lập, chủ yếu làm nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị chiến đấu khác đóng quân trên địa bàn tỉnh cùng nhau chống địch. Trong những lần giao chiến với quân địch, ông Long đã nhiều lần chứng kiến cảnh đồng đội hy sinh nằm xuống giữa chiến trường.

Ông Long dùng ký ức và những quan sát thực tế để vẽ lại sơ đồ mộ chí của đồng đội. Ảnh: Phan Tuấn
Ông Long dùng ký ức và những quan sát thực tế để vẽ lại sơ đồ mộ chí của đồng đội (chụp trước 27.4.2021). Ảnh: Phan Tuấn

Trong đó, Đồi chia đôi ở huyện Tuy Đức là nơi diễn ra những trận đánh ác liệt cuối cùng trong hành trình chống đế quốc Mỹ và có nhiều chiến sĩ đã hi sinh, nằm lại nhiều nhất. “Năm 1973, quả đồi này một bên là bộ đội ta nắm giữ, một bên là quân địch chiếm đóng nên xảy ra nhiều trận giao chiến ác liệt. Là đơn vị phối hợp, tôi chứng kiến nhiều chiến sĩ Trung đoàn 271, 205 đã nằm xuống và được chôn cất ngay tại quả đồi này”, ông Long kể về lịch sử Đồi chia đôi.

Theo ông Long, ngày ấy, các chiến sỹ hy sinh được chôn cất bên cạnh những gốc cây lớn. Sau hơn 40 năm, trải qua bao mưa bom bão đạn, người dân khai hoang làm nương rẫy nên không còn những gốc cây lớn. Mộ của đồng đội vẫn đang nằm ở đâu đó, nhưng Đồi chia đôi đã thay đổi rất nhiều.

Còn sức thì còn cố gắng đưa đồng đội trở về

Chiến tranh đi qua, nhưng tình người, tình đồng đội còn sâu nặng trong tâm trí ông Long. Do đó, nhiều năm qua ông Long đã dành phần lớn thời gian cùng cơ quan chức năng tìm kiếm được hàng chục phần mộ liệt sĩ.

Những phần mộ liệt sĩ mà ông Long đã cùng đồng đội của mình góp công sức cùng cơ quan chức năng quy tập. Ảnh: Phan Tuấn
Những phần mộ liệt sĩ mà ông Long đã cùng đồng đội của mình góp công sức cùng cơ quan chức năng quy tập  (chụp trước 27.4.2021). Ảnh: Phan Tuấn

Trong chiến tranh, ông Long nắm tường tận về những trận chiến ở Đồi chia đôi. Rời quân ngũ trở về, ông Long còn lấy vợ, lập gia đình và sinh sống ở gần quả đồi này. Thế nên, trải qua năm tháng ông Long đã tận mắt chứng kiến về sự thay đổi địa chất, địa hình ở Đồi chia đôi.

Nhiều năm qua, ông Long đã lục tìm trong trí nhớ rồi liên lạc với những đồng đội chiến đấu tại Đồi chia đôi để phân tích thực tế vẽ ra sơ đồ mộ chí các đồng đội. Địa danh Đồi chia đôi là nơi ông Long và các đồng đội của mình quy tập được hài cốt liệt sĩ nhiều nhất.

Kể về công việc thời gian qua, ông Long cho biết, các đồng đội của tôi giờ mỗi người một nơi, có người đến được trực tiếp, có người chỉ trao đổi qua điện thoại khi lập sơ đồ mộ chí. Thế nhưng, khi nhắc lại chuyện cũ thì dù ở bất kỳ nơi đâu những ký ức về khu vực chôn cất mộ liệt sĩ lại ùa về tâm trí của các cựu chiến binh từng chiến đấu tại Đồi chia đôi.

Nhờ đó, từng gốc cây rừng, từng vị trí chôn cất của đồng đội… đều được ông Long thể hiện chi tiết và được lưu giữ cẩn thận trong tủ hồ sơ của gia đình. Đây là những tư liệu quý mà thời gian qua ông Long cùng cơ quan chức năng quy tập được hàng chục phần mộ liệt sĩ tại Đồi chia đôi.

Ông Long cùng cơ quan chức năng thắp hương cho các phần mộ của liệt sỹ vừa được quy tập (chụp trước 27.4.2021). Ảnh: Phan Tuấn
Ông Long cùng cơ quan chức năng thắp hương cho các phần mộ của liệt sỹ vừa được quy tập (chụp trước 27.4.2021). Ảnh: Phan Tuấn

Theo ông Long, việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ không đơn giản khi những nhân chứng sống như ông sức khỏe ngày càng yếu đi và trí nhớ cũng không còn minh mẫn như xưa. Do đó, sơ đồ mộ chí mà ông Long và các đồng đội dành tâm huyết vẽ ra là những tia hi vọng để cho các thế hệ sau này có có sở quy tập hài cốt liệt sĩ.

“Việc quy tập hài cốt liệt sĩ là một việc làm ý nghĩa nhằm đưa các đồng đội ở nơi rừng sâu hiu quanh về nghĩa trang liệt sĩ an táng. Qua đó, các đồng đội sẽ được người thân, gia đình thờ cúng, Tổ quốc ghi công. Chứng kiến tiếng khóc, những giọt nước mắt của thân nhân liệt sĩ tôi và đồng đội đã được tiếp thêm động lực để tiếp tục với công việc vẽ sơ đồ mộ chí”- ông Long cho biết.

Chia sẻ về công việc này, thượng tá Đặng Văn Tiến, Phó Chủ nhiệm Chính trị (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đắk Nông) cho biết, ông Long là một người rất nhiệt tình và đã có nhiều đóng góp cho công tác quy tập hài cốt liệt sĩ của tỉnh. Những sơ đồ mộ chí mà ông Long và các đồng đội phác họa nên sẽ là cơ sở để cho đơn vị tiếp tục quy tập được nhiều hài cốt các liệt sĩ để đưa họ trở về cho gia đình, đồng chí, đồng đội hương khói”.

Phan Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Hình ảnh những người lính từ ngoài đường lớn cho đến hẻm nhỏ ở TPHCM

NGỌC LÊ - THANH CHÂN |

Trong những ngày TPHCM tăng cường thực hiện giãn cách xã hội, lực lượng quân đội đã có mặt ở khắp các địa bàn để hỗ trợ các công tác phòng chống dịch COVID-19, chăm lo, giúp người dân. Hình ảnh các chiến sĩ bộ đội đã dần quen thuộc với người dân khi xuất hiện từ đường lớn vào hẻm nhỏ.

Khen thưởng tổ công tác gùi thi thể đồng đội ra khỏi nơi cô lập do sạt lở

HƯNG THƠ |

13 cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) là thành viên tổ công tác “Mệnh lệnh từ trái tim” cắt rừng vào vùng bị cô lập do sạt lở để gùi thi thể đồng đội ra ngoài được UBND tỉnh Quảng Trị khen thưởng.

12 năm tìm đồng đội ở cao điểm Chư Tan Kra

Hồ Đại Đồng (Trưởng ban LL CCB tìm đồng đội Trung đoàn 209 - Sư đoàn 1) |

Trận Chư Tan Kra (Sa Thầy, Kon Tum) kết thúc lúc mặt trời lên, đó là sáng 26.3.1968. Nhiều người lính của D7, D9 thuộc E209 và lính đặc công, lính súng phun lửa của Sư đoàn 1 đã hy sinh bên hầm hào quân Mỹ trong căn cứ FSB 14 (M2); số hy sinh ngoài cửa mở phía tây, tây-bắc cao điểm 995 tiếp tục bị xé tung lên bởi pháo bầy dày đặc.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Hình ảnh những người lính từ ngoài đường lớn cho đến hẻm nhỏ ở TPHCM

NGỌC LÊ - THANH CHÂN |

Trong những ngày TPHCM tăng cường thực hiện giãn cách xã hội, lực lượng quân đội đã có mặt ở khắp các địa bàn để hỗ trợ các công tác phòng chống dịch COVID-19, chăm lo, giúp người dân. Hình ảnh các chiến sĩ bộ đội đã dần quen thuộc với người dân khi xuất hiện từ đường lớn vào hẻm nhỏ.

Khen thưởng tổ công tác gùi thi thể đồng đội ra khỏi nơi cô lập do sạt lở

HƯNG THƠ |

13 cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) là thành viên tổ công tác “Mệnh lệnh từ trái tim” cắt rừng vào vùng bị cô lập do sạt lở để gùi thi thể đồng đội ra ngoài được UBND tỉnh Quảng Trị khen thưởng.

12 năm tìm đồng đội ở cao điểm Chư Tan Kra

Hồ Đại Đồng (Trưởng ban LL CCB tìm đồng đội Trung đoàn 209 - Sư đoàn 1) |

Trận Chư Tan Kra (Sa Thầy, Kon Tum) kết thúc lúc mặt trời lên, đó là sáng 26.3.1968. Nhiều người lính của D7, D9 thuộc E209 và lính đặc công, lính súng phun lửa của Sư đoàn 1 đã hy sinh bên hầm hào quân Mỹ trong căn cứ FSB 14 (M2); số hy sinh ngoài cửa mở phía tây, tây-bắc cao điểm 995 tiếp tục bị xé tung lên bởi pháo bầy dày đặc.