Tiệm bánh tràn đầy ánh sáng yêu thương cho người khiếm thị giữa Sài Gòn

Anh Tú |

Xuất phát từ suy nghĩ muốn giúp đỡ những người khuyết tật (khiếm thị), một tiệm bánh tại TPHCM đã đào tạo miễn phí cho những người có hoàn cảnh đặc biệt nghề làm bánh và phục vụ như những người chuyên nghiệp.

Nằm tại số 14 Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh, tiệm bánh Happy Sun hoạt động từ tháng 1.2018 chuyên kinh doanh các loại bánh ngọt, bánh kem,... Hiện tại quán có 3 nhân viên chính, hầu hết các em ở đây đều là người khiếm thị, nhìn kém.

 
Nhân viên tiệm bánh Happy Sun đều là người khiếm thị và có hoàn cảnh khó khăn - Ảnh Anh Tú

Xơ Ngọc Bính (thành viên Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức), hiện đang quản lý, kiêm hướng dẫn tại tiệm bánh Happy Sun cho biết: "Tiệm đã hoạt động hơn 2 năm, được xây dựng bởi Trung tâm Khiếm thị Nhật Hồng, đây là trường nuôi dạy trẻ khiếm thị, đặc biệt là trẻ mồ côi và khiếm thị đa tật. Tiệm bánh ra đời với sứ mệnh hiện thực hóa giấc mơ lao động như một người sáng mắt cho các em nhìn kém".

Điều đáng nói, nơi đây không chỉ đào tạo nghề miễn phí, mà  còn là nơi giúp các em trau dồi thêm kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ, chăm sóc bản thân để khi ra đời các em không còn  là gánh nặng cho gia đình. Đến với Happy Sun các em còn được chăm lo mọi mặt từ học hành, ăn uống đến chỗ ăn ở. Ngoài ra, mọi lợi nhuận thu được từ tiệm đều được các xơ trích một phần để chi trả vào tiền nguyên liệu, vật liệu làm bánh và phần còn lại sẽ dùng để trả lương cho các em. Nhờ đó, các em đã có được một nguồn thu nhập tạm ổn định đủ để trang trải cuộc sống.

"Ban đầu khi nhận các em vào, tôi cũng lo không biết các em có đáp ứng được yêu cầu hay không, bởi nghề này yêu cầu sự tỉ mỉ và nhanh nhẹn, nhưng chỉ sau một thời gian hầu hết các em đã thích nghi với công việc. Người bình thường để làm chiếc bánh theo đúng quy trình vốn dĩ đã khó, người khuyết tật còn khó hơn gấp nhiều lần. Tôi muốn giúp đỡ, tạo cho các em nghề nghiệp, tự lo cho cuộc sống của mình và có động lực hòa nhập hơn với cộng đồng”, xơ Bích chia sẻ.

Các nhân viên khiếm thị đang làm mẻ bánh mới để  chuẩn bị cho ngày hôm sau.
Các nhân viên khiếm thị đang làm mẻ bánh mới để chuẩn bị cho ngày hôm sau. Ảnh Anh Tú
Bạn Phạm Thị Hương(23 tuổi, Gia Lai) bị  kém thị lực bẩm sinh, dường như chỉ có thể nhìn thấy rõ vật khoảng cách 10cm. Thế nhưng với nghị lực bản thân, giờ đây bạn hoàn toàn tự tin tay nghề bản thân để làm ra nhiều loại bánh. Ảnh: Anh Tú
Em Phạm Thị Hương (23 tuổi, Gia Lai) bị kém thị lực bẩm sinh, dường như chỉ có thể nhìn thấy rõ vật khoảng cách 10cm. Thế nhưng với nghị lực bản thân, giờ đây Hương hoàn toàn tự tin tay nghề bản thân để làm ra nhiều loại bánh. Ảnh: Anh Tú

Với các em, đây là công việc đầu tiên trong đời được làm, có lẽ vì thế mà không khí nơi đây lúc nào cũng đầy ắp niềm vui. “Công việc ở đây phù hợp với sở thích cũng như điều kiện sức khỏe của tôi. Môi trường làm việc ở quán rất thân tình, mọi người hỗ trợ lẫn nhau và không có sự phân biệt đối xử", Phạm Thị Hương (23 tuổi, Gia Lai) đang là thợ bánh cửa hàng chia sẻ.

Anh Nguyễn Hoa Linh (24 tuổi, Cà Mau), là một trong rất nhiều người được Trung tâm Khiếm thị Nhật Hồng hỗ trợ học nghề miễn phí và tạo việc làm tại tiệm bánh Happy Sun. Sinh ra vốn là đứa trẻ lành lặn nhưng do vài cơn bệnh nặng đã dần khiến đôi mắt của anh không thể nhìn rõ mọi vật xung quanh. Không chịu khuất phục trước số phận, cùng với sự giúp đỡ của xơ Bích, giờ đây từng loại bánh anh Linh cho ra lò đều được thực khách hết lời khen ngợi. Nhờ đó, anh đã có được một nguồn thu nhập tạm ổn định để nuôi sống bản thân và phụ giúp gia đình.

Xơ Ngọc Bính  luôn luôn quan tâm và chia sẽ cho các em  từ trong công việc tới cuộc sống hằng ngày. Ảnh: Anh Tú
Xơ Ngọc Bính luôn luôn quan tâm và chia sẻ cho các em từ trong công việc tới cuộc sống hằng ngày. Ảnh: Anh Tú

Nói về những nhân viên của mình, xơ Bính luôn dành cho các em những lời đầy yêu thương: “Điều tuyệt vời nhất là các em rất chăm chỉ và nhiệt tình. Dù không thể nhìn rõ mọi thứ nhưng các em vẫn luôn cố gắng làm việc với sự chuyên nghiệp nhất. Khi khách hàng nhận được sản phẩm và thấy hài lòng về chất lượng, tôi và các em đều cảm thấy hạnh phúc, hãnh diện vì thành quả lao động của chúng tôi đã được ghi nhận".

Xơ Ngọc Bính: “Tôi chỉ hy vọng qua tiệm bánh của mình, mọi người bước vào sẽ có cái nhìn khác về người khiếm thị. Để từ đây nhiều trẻ em khiếm thị đến tuổi lao động sẽ có nhiều cơ hội được tuyển dụng và bảo đảm cuộc sống tốt đẹp trong tương lai”.

Anh Tú
TIN LIÊN QUAN

Người phụ nữ hiến cả ngàn mét đất để mở đường, xây nhà văn hóa cho dân

BẢO TRUNG |

''Từ lúc thôn chúng tôi xây dựng được nhà văn hóa và mở một con đường thông thoáng, người dân đã có nơi sinh hoạt cộng đồng, an tâm làm ăn. Diện mạo vùng quê nghèo này cũng từng bước đổi thay. Hai vợ chồng tôi rất vui vì việc hiến đất đã mang lại nhiều ý nghĩa’’, chị Hương tâm sự.

76 lần hiến máu, 90 lần hiến tiểu cầu cứu người

PHAN THỊ ANH THƯ |

24 năm đã đi qua, ông Nguyễn Văn Tác (50 tuổi) ngụ xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ đã hiến máu tình nguyện 76 lần, trở thành một trong những “kỷ lục gia” có số lần hiến máu nhiều nhất của TP.Cần Thơ. Đó là chưa kể ông đã hiến tiểu cầu trên 90 lần.

Thanh niên Hà Nội làm mô hình xe đua F1 để gây quỹ chống dịch COVID-19

Tùng Giang - Tạ Quang |

Dùng 2 tuần trong thời gian cách ly xã hội và tự bỏ tiền túi để làm mô hình xe đua F1, anh Thái Trung Hiếu (Mỹ Đình, Hà Nội) hi vọng, chiếc xe này sẽ được bán đấu giá để lấy tiền ủng hộ quỹ phòng chống dịch COVID-19.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Người phụ nữ hiến cả ngàn mét đất để mở đường, xây nhà văn hóa cho dân

BẢO TRUNG |

''Từ lúc thôn chúng tôi xây dựng được nhà văn hóa và mở một con đường thông thoáng, người dân đã có nơi sinh hoạt cộng đồng, an tâm làm ăn. Diện mạo vùng quê nghèo này cũng từng bước đổi thay. Hai vợ chồng tôi rất vui vì việc hiến đất đã mang lại nhiều ý nghĩa’’, chị Hương tâm sự.

76 lần hiến máu, 90 lần hiến tiểu cầu cứu người

PHAN THỊ ANH THƯ |

24 năm đã đi qua, ông Nguyễn Văn Tác (50 tuổi) ngụ xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ đã hiến máu tình nguyện 76 lần, trở thành một trong những “kỷ lục gia” có số lần hiến máu nhiều nhất của TP.Cần Thơ. Đó là chưa kể ông đã hiến tiểu cầu trên 90 lần.

Thanh niên Hà Nội làm mô hình xe đua F1 để gây quỹ chống dịch COVID-19

Tùng Giang - Tạ Quang |

Dùng 2 tuần trong thời gian cách ly xã hội và tự bỏ tiền túi để làm mô hình xe đua F1, anh Thái Trung Hiếu (Mỹ Đình, Hà Nội) hi vọng, chiếc xe này sẽ được bán đấu giá để lấy tiền ủng hộ quỹ phòng chống dịch COVID-19.