Thầy giáo nặng lòng với vùng cao kể về ước mơ xây nhiều lớp học cho trẻ nhỏ

KIM ANH |

Chứng kiến những khó khăn, vất vả, thiếu thốn của các em học sinh nơi vùng cao, thầy giáo Nguyễn Trần Vỹ ( 40 tuổi) không chỉ là người gieo chữ mà còn là cầu nối để các em có thêm cơm no, áo ấm, được học tập trong những ngôi trường khang trang hơn.

Từ người thầy đến người thợ cầm xẻng, cầm cuốc

Gần 20 năm cắm bản tại huyện miền núi Nam Trà My (Quảng Nam), thầy giáo Nguyễn Trần Vỹ hiện là giáo viên Trường Tiểu học Kim Đồng (xã Trà Mai, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) vẫn đang từng ngày thực hiện ước mơ về những ngôi trường kín gió hơn cho các em nhỏ.

Thầy Vỹ kể, những ngày đầu khi mới nhận công tác tại đây, mọi thứ dường như khác xa so với tưởng tượng. Những lớp học tạm bợ lợp bằng tranh, ngày mưa nước dột xuống, ngày lạnh phải nhóm lửa giữa lớp để sưởi ấm. Trang thiết bị đồ dùng lại vô cùng thiếu thốn, cuộc sống cơm không đủ ăn áo không đủ mặc.

Thầy giáo Nguyễn Trần Vỹ (40 tuổi) với tình yêu thương và nhiệt huyết đã không quản ngại khó khăn giúp đỡ những mảnh đời trẻ thơ. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Thầy giáo Nguyễn Trần Vỹ (40 tuổi) với tình yêu thương và nhiệt huyết đã không quản ngại khó khăn giúp đỡ những mảnh đời trẻ thơ. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

“Với mong muốn thầy cô giáo có một nơi ở ổn định để tập trung giảng dạy, học sinh tới trường có một chỗ sạch đẹp hơn, từ đó tôi mới tiến hành thực hiện ước mơ xây trường để cuộc sống mọi người bớt khó khăn hơn”, thầy Vỹ chia sẻ.

Thế rồi vào năm 2014, sau chuyến đi thực tế của thầy Vỹ và một số người bạn trở lại thăm ngôi trường tại điểm trường Tắk Lũ, thấy được cuộc sống của thầy trò sao mà khổ đến thế. Vì vậy, câu lạc bộ (CLB) "Kết nối yêu thương" đã được thành lập do thầy Vỹ làm chủ nhiệm. Đến nay đã được hơn 30 thành viên chính thức và hơn 100 thành viên liên kết. Thời gian đầu do chưa có nguồn kinh phí nên mỗi người góp 100.000 đồng/tháng.

Tháng 10 năm ấy, điểm trường đầu tiên mọi người tiến hành xây dựng tại nóc Măng Lưng, Nam Trà My.

Thầy giáo Nguyễn Trần Vỹ vui đùa cùng các em nhỏ nơi vùng cao. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Thầy giáo Nguyễn Trần Vỹ vui đùa cùng các em nhỏ nơi vùng cao. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Vậy là từ 1 thầy giáo cầm phấn, rèn nét chữ đến người thợ cầm xẻng, cầm cuốc vào mỗi thứ bảy chủ nhật hàng tuần để láng những nền xi măng tại các lớp học, điểm trường; đến nay, thầy Vỹ cùng những thành viên trong CLB đã xây dựng được hơn 50 ngôi nhà và hơn 100 phòng học cho thầy cô và các em để có được cuộc sống tươm tất hơn.

Chúng tôi sẽ xây cho đến khi nào đủ lớp học thì thôi

Thầy Vỹ kể, có lên đây, ăn ở với dân, sống với các em học sinh mới thấu hết được những cảnh khổ của đồng bào các dân tộc vùng cao này.

Những đôi chân trần không dép, những bộ quần áo không lành, những ánh mắt ngơ ngác đến những mái đầu cháy nắng, có lẽ đó là điều để người thầy giáo này có thể vượt qua bao gập ghềnh đèo dốc đến với các em nhỏ.

“Con đường đến trường của các em nhỏ cũng như thầy cô giáo rất gian truân. Có những em mới chỉ 3 - 4 tuổi nhưng có thể đi bộ hàng giờ đồng hồ, vượt đèo lội suối cũng chẳng bao giờ than mệt. Thầy cô cắm bản phải băng qua những con đường bùn lầy, nhiều khi đi gần 7 tiếng mới đến điểm trường nhưng cũng chẳng làm nản chí để có thể đưa chữ lên cho các em”, thầy Vỹ chia sẻ.

Con đường đến trường của các thầy cô cắm bản đầy gian nan. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Con đường đến trường của các thầy cô cắm bản đầy gian nan. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Không chỉ xây trường, xây lớp mà bên cạnh đó thầy Vỹ cùng với CLB "Kết nối yêu thương" còn xây dựng những dự án như "Dự án nuôi em" với 1.500 em, "Bầu sữa yêu thương", "Những ngôi nhà tình nghĩa" để giúp đỡ người dân nơi đây.

Chia sẻ thêm về kế hoạch xây trường trong thời gian tới, thầy Nguyễn Trần Vỹ cho biết: “Mỗi năm CLB đề ra kế hoạch 2 - 3 tháng sẽ xây một ngôi trường. Khi chưa có điều kiện phải đi bộ, chúng tôi sẽ xây tạm những ngôi trường bằng gỗ, còn nếu lợi sẽ xây những ngôi trường cứng cáp hơn. Chúng tôi sẽ xây đến khi nào đủ lớp học thì thôi”.

Trao đổi với PV, ông Phan Văn Tầm – Hiệu trưởng trường Tiểu học Kim Đồng (xã Trà Mai, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) cho biết: Thầy giáo Nguyễn Trần Vỹ ngoài công tác giảng dạy, đào tạo cho các em học sinh, thầy rất tích cực trong các công tác xã hội, giúp đỡ mọi người. Đặc biệt những hoạt động trong việc xây lớp học, xây trường tại địa bàn huyện giúp cuộc sống của thầy cô, học sinh bớt khó khăn hơn.

“Nhà trường luôn khuyến khích các thầy cô giáo tham gia những hoạt động ngoài giờ, học theo tấm gương của thầy Vỹ, làm những việc tốt giúp bà con để xây dựng quê hương ngày một phát triển hơn”, ông Tầm cho biết thêm.

KIM ANH
TIN LIÊN QUAN

"Thầy giáo bất đắc dĩ" gần 20 năm gieo chữ ở bãi giữa sông Hồng

Nhóm Pv |

Len theo lối dốc nhỏ bên cầu Long Biên Hà Nội, chúng tôi tìm tới nhà của ông Nguyễn Đăng Được (74 tuổi), người đã tìm tới khai hoang và bắt đầu cuộc sống tại vùng bãi giữa sông Hồng. Hiểu được nỗi nhọc nhằn, không được ăn học của trẻ em nơi đây, ông Được đã mở một lớp học và thư viện miễn phí để gieo con chữ, giúp các em biết đọc, biết viết.

Người thầy giáo trẻ với niềm đam mê nghiên cứu khoa học

Phạm Đông - Kim Anh |

9 năm công tác và gắn bó với trường Phổ thông Dân tộc nội trú Him Lam (tỉnh Hậu Giang) cũng là từng ấy thời gian thầy giáo Lê Thanh Liêm miệt mài nghiên cứu, không ngừng tìm tòi sáng tạo công trình nghiên cứu khoa học trong giảng dạy.

Hà Nội: Thầy giáo khuyết tật truyền “ngọn lửa” đam mê môn Toán cho học sinh

Phạm Đông - Lan Nhi |

Sinh ra với đôi chân bị khuyết tật, thầy giáo Nguyễn Đức Trường vẫn hằng ngày đến lớp, truyền “ngọn lửa” đam mê học môn Toán cho nhiều thế hệ học sinh.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

"Thầy giáo bất đắc dĩ" gần 20 năm gieo chữ ở bãi giữa sông Hồng

Nhóm Pv |

Len theo lối dốc nhỏ bên cầu Long Biên Hà Nội, chúng tôi tìm tới nhà của ông Nguyễn Đăng Được (74 tuổi), người đã tìm tới khai hoang và bắt đầu cuộc sống tại vùng bãi giữa sông Hồng. Hiểu được nỗi nhọc nhằn, không được ăn học của trẻ em nơi đây, ông Được đã mở một lớp học và thư viện miễn phí để gieo con chữ, giúp các em biết đọc, biết viết.

Người thầy giáo trẻ với niềm đam mê nghiên cứu khoa học

Phạm Đông - Kim Anh |

9 năm công tác và gắn bó với trường Phổ thông Dân tộc nội trú Him Lam (tỉnh Hậu Giang) cũng là từng ấy thời gian thầy giáo Lê Thanh Liêm miệt mài nghiên cứu, không ngừng tìm tòi sáng tạo công trình nghiên cứu khoa học trong giảng dạy.

Hà Nội: Thầy giáo khuyết tật truyền “ngọn lửa” đam mê môn Toán cho học sinh

Phạm Đông - Lan Nhi |

Sinh ra với đôi chân bị khuyết tật, thầy giáo Nguyễn Đức Trường vẫn hằng ngày đến lớp, truyền “ngọn lửa” đam mê học môn Toán cho nhiều thế hệ học sinh.