Thầy giáo khuyết tật dạy tiếng Anh miễn phí cho trẻ em chất độc da cam

Mai Dung |

Sinh ra với đôi chân tật nguyền do di chứng chất độc da cam, thầy giáo Phạm Thế Minh (45 tuổi, xã An Hưng, An Dương, Hải Phòng) nỗ lực không ngừng nghỉ, vươn lên khẳng định bản thân bằng “đôi chân tri thức”, giúp đỡ hàng trăm người cùng cảnh ngộ.

Hành trình chạm tay ước mơ

Thầy giáo Phạm Thế Minh ngày ngày cặm cụi bên máy tính, soạn giáo án giảng bài môn tiếng Anh cho học sinh tại nhà riêng ở thôn Nam Bình, xã An Hưng, huyện An Dương, Hải Phòng. Những ngày này, học sinh được nghỉ học để phòng chống dịch bệnh do COVID – 19 nên thay vì những bài giảng trực tiếp, thầy Minh giảng bài online, cùng học sinh ôn lại ngữ pháp, từ vựng qua internet.

Qua lời kể của anh Phạm Thế Minh, ước mơ làm thầy giáo đã theo anh từ khi còn nhỏ, nhưng trải qua bao khó khăn, thăng trầm, đến năm 1995, anh mới chính thức “chạm tay” vào ước mơ ấy.

Sinh ra với đôi chân tật nguyền do di chứng chất độc da cam, ngay từ nhỏ, cậu bé Phạm Thế Minh lại rất ham học. Chẳng quản nắng mưa, ngày ngày Minh đến trường bằng đôi chân của ba. Giờ ra chơi, các bạn chạy nhảy, nô đùa, Minh lại vùi đầu vào trang sách, lấy đó làm niềm vui và cũng để quên đi nỗi buồn về một cơ thể khiếm khuyết.

Nỗ lực được đền đáp khi suốt những năm trung học phổ thông, Phạm Thế Minh luôn đạt thành tích cao trong học tập, trở thành tấm gương vượt khó học giỏi của địa phương. Giấc mơ được làm thầy giáo cứ thế lớn lên từng ngày.

Tốt nghiệp THPT, biết mình không thể theo học Trường đại học Sư phạm Ngoại ngữ do khiếm khuyết, Minh quyết tâm đi học nghề sửa đồng hồ, sửa chữa điện tử. “Lấy ngắn, nuôi dài”, ban ngày làm việc, tối anh lại đi học ngoại ngữ. Năm 1995, anh quyết tâm xin đi học sư phạm tiếng Anh (Đại học Ngoại ngữ, hệ tại chức). Cùng thời điểm đó, anh xin dạy thêm môn tiếng Anh tại Trung tâm dạy nghề huyện An Dương để có kinh nghiệm, trau dồi thêm vốn kiến thức đã có. “Cũng từ ngày đó, tôi chính thức “chạm tay” vào ước mơ lớn của cuộc đời” – anh Minh chia sẻ.

Sẻ chia những người cùng cảnh ngộ

Một thời gian sau, Trung tâm dạy nghề giải thể do ít học viên, anh Minh mở lớp dạy học tại nhà. Ban đầu số học sinh chỉ khoảng 12-13 em, sau đó, “tiếng lành đồn xa”, số lượng học sinh cứ tăng dần, tên tuổi thầy giáo Minh cũng được nhiều người biết đến.

Suốt 25 năm dạy học, thầy giáo Phạm Thế Minh “gieo” kiến thức, “thổi” đam mê môn tiếng Anh – ngôn ngữ của thế giới. Nhiều học trò dưới sự dìu dắt, dạy dỗ tận tình của thầy Minh đều đỗ đạt các trường đại học uy tín trong nước như Đại học Quốc gia, Học viện Ngoại giao, Đại học Hà Nội….

Hiện, tại phòng học thôn Nam Bình, xã An Hưng, thầy Minh nhận dạy 7 lớp tiếng Anh cho hơn 80 em nhỏ cấp tiểu học, THCS. Trong đó, khoảng 20 học trò được thầy Minh miễn, giảm học phí vì là con em nạn nhân chất độc da cam, gia đình hoàn cảnh khó khăn.

Không chỉ giúp đỡ em nhỏ cùng cảnh ngộ trong học tập, với vai trò hội viên Hội nạn nhân chất độc da cam Hải Phòng, năm 2009, anh Phạm Thế Minh đại diện cho nạn nhân chất độc da cam tham dự Toà án Lương tâm nhân dân quốc tế tổ chức tại thủ đô Paris (Pháp), tự tin nói về hậu quả thảm khốc và nỗi đau của những nạn nhân bị nhiễm chất độc dioxin ở Việt Nam bằng tiếng Anh. Hay năm 2010, anh Minh là một trong 3 đại diện tham gia đoàn vận động vì nạn nhân da cam Việt Nam trên 17 bang của nước Mỹ… Hằng tháng, anh Minh vẫn trích một phần số tiền kiếm được nhờ dạy học để giúp đỡ hội viên hoàn cảnh khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Mai Dung
TIN LIÊN QUAN

Hành trình 10 năm lấp ổ gà, ổ voi của cụ ông tật nguyền, bán vé số mưu sinh

Sở Hạ - B.T |

Dù đôi chân đã tật nguyền nhưng ông Dân vẫn lạc quan sống và tiếp tục niềm vui vá đường để đem lại sự an toàn cho người dân.

Ông lão 75 tuổi khuyết tật “gác” tàu ở ngã ba tử thần bằng cả tấm lòng

Mai Dung |

Ở tuổi 75, điều ông Nguyễn Văn Xá (thôn Dụ Nghĩa, xã Lê Thiện, huyện An Dương, Hải Phòng) mong cầu nhất là sức khỏe, để vợ chồng ông sống vui vầy cùng con cháu, và để tiếp tục gác chắn tàu ở ngã ba tử thần - công việc gắn bó với ông 11 năm qua.

Người cựu chiến binh 11 năm tình nguyện "diệt" quảng cáo làm đẹp phố phường

Lan Nhi - Phạm Đông |

Gần 11 năm qua, ông Nguyễn Văn Hùng (sinh năm 1950, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội) vẫn lặng lẽ hằng ngày vai vác thang, tay cầm đồ nghề đi khắp các ngõ ngách để xử lý những tấm quảng cáo, tờ rơi trái phép, giúp cho cảnh quan đô thị ở đây ngày càng trở nên khang trang, sạch đẹp.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Hành trình 10 năm lấp ổ gà, ổ voi của cụ ông tật nguyền, bán vé số mưu sinh

Sở Hạ - B.T |

Dù đôi chân đã tật nguyền nhưng ông Dân vẫn lạc quan sống và tiếp tục niềm vui vá đường để đem lại sự an toàn cho người dân.

Ông lão 75 tuổi khuyết tật “gác” tàu ở ngã ba tử thần bằng cả tấm lòng

Mai Dung |

Ở tuổi 75, điều ông Nguyễn Văn Xá (thôn Dụ Nghĩa, xã Lê Thiện, huyện An Dương, Hải Phòng) mong cầu nhất là sức khỏe, để vợ chồng ông sống vui vầy cùng con cháu, và để tiếp tục gác chắn tàu ở ngã ba tử thần - công việc gắn bó với ông 11 năm qua.

Người cựu chiến binh 11 năm tình nguyện "diệt" quảng cáo làm đẹp phố phường

Lan Nhi - Phạm Đông |

Gần 11 năm qua, ông Nguyễn Văn Hùng (sinh năm 1950, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội) vẫn lặng lẽ hằng ngày vai vác thang, tay cầm đồ nghề đi khắp các ngõ ngách để xử lý những tấm quảng cáo, tờ rơi trái phép, giúp cho cảnh quan đô thị ở đây ngày càng trở nên khang trang, sạch đẹp.