Tấm lòng với trẻ em bất hạnh nhiễm chất độc da cam ở Đà Nẵng

Lê Văn Thơm (Hải Châu, Đà Nẵng) |

Công việc nhọc nhằn, đồng lương không cao, nhưng chị Nguyễn Thị Kim Yến, 53 tuổi, ở phường Hòa Khánh Bắc (Liên Chiểu, Đà Nẵng) cùng các đồng nghiệp vẫn luôn gắn bó với trẻ em nạn nhân chất độc da cam bằng tất cả tình yêu thương và lòng nhân ái.

Từ mờ sáng mỗi ngày, chị Yến đã đi xe máy vượt qua đoạn đường gần 20km từ phường Hòa Khánh Bắc đến với Cơ sở 3 Trung tâm Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và trẻ em bất hạnh thành phố Đà Nẵng ở xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang.

Nhiệm vụ chính của chị là dạy văn hóa cho trẻ em nạn nhân chất độc da cam- những đứa trẻ tật nguyền nói trước, quên sau, học cả tháng chưa nhớ được một chữ, nhưng chị Yến lúc nào cũng giữ được nụ cười trên môi; dỗ dành động viên từng cháu.

Hằng ngày, ngoài dạy văn hóa, chị Yến còn tham gia các hoạt động chăm sóc trẻ; bày các em làm hương, cắm hoa, may áo quần, trồng và chăm sóc rau; hướng dẫn trẻ luyện tập thể dục, vui chơi, giải trí… “Cán bộ, nhân viên ở đây đều kiêm nhiệm nhiều việc, vừa lo chuyên môn của mình, vừa tận tâm hỗ trợ nhau trong mọi hoạt động”, chị Yến bộc bạch.

Gần 15 năm gắn bó với các trẻ em nạn nhân da cam, bao kỷ niệm sâu sắc mãi in đậm trong lòng người nhân viên giàu nhiệt huyết. Chị Yến nhớ mãi em Võ Ý (xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang) hồi mới vào trung tâm hung hăng, ngỗ ngược, có lần đánh lại cô, bây giờ Ý đã trở nên đứa trẻ ngoan, hoạt bát, hiếu động, thích múa hát và giọng nói cũng ít ngọng ngịu hơn trước.

Chị Nguyễn Thị Kim Yến hướng dẫn trẻ em nạn nhân chất độc da cam luyện tập văn nghệ năm 2022. Ảnh LVT
Chị Nguyễn Thị Kim Yến hướng dẫn trẻ em nạn nhân chất độc da cam luyện tập văn nghệ năm 2022. Ảnh LVT

Trong khi đó, em Trần Lê Thống (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang) không học được chữ nhưng khi nghe hướng dẫn làm vườn, trồng nấm, nuôi gia cầm lại tiếp thu tốt, bày các kỹ năng tự phục vụ cũng làm theo khá nhanh…

Qua nhiều năm công tác, chị Yến nắm rõ tính tình, đặc điểm của từng em. Chị biết em nào thích nghe lời nói ngọt ngào, em nào thích được âu yếm, em nào cần phải cứng rắn… Từ đó, chị vận dụng vào việc giáo dục, chăm sóc, uốn nắn đối với từng trường hợp.

“Tấm lòng của những đứa trẻ tật nguyền đã làm mình ngày càng thêm gắn bó, yêu thương các em nhiều hơn. Vì vậy, khi có người giúp mình đi làm cho một doanh nghiệp lương cao, nhưng mình đã từ chối”, chị Yến tâm sự... 

Trung tâm Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và trẻ em bất hạnh thành phố Đà Nẵng hoạt động bằng nguồn xã hội hóa. Vì vậy cán bộ, nhân viên làm việc chủ yếu bằng sự nhiệt tình tâm huyết. Giám đốc Trung tâm Tô Năm cho biết, lương bình quân của nhân viên chưa đến 3 triệu đồng/tháng. 

Dù công việc nhọc nhằn, nhưng chị Yến cùng các đồng nghiệp ngày ngày vẫn say mê, tận tụy và gắn bó với trẻ em nạn nhân chất độc da cam bằng tất cả tình yêu thương và lòng nhân ái. “Mình rất may mắn được chồng và các con đồng cảm, ủng hộ trong công việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em nạn nhân da cam”, chị Yến bày tỏ.

Lê Văn Thơm (Hải Châu, Đà Nẵng)
TIN LIÊN QUAN

Hội Nạn nhân chất độc da cam đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Phạm Đông |

Ngày 28.12, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam tổ chức Lễ mít tinh kỷ niệm 60 năm thảm họa da cam ở Việt Nam (10.8.1961-10.8.2021), đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.

Chủ tịch nước gửi Thư thăm hỏi các nạn nhân chất độc da cam/dioxin

|

Nhân “Ngày vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin" (10.8), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có Thư gửi các nạn nhân và gia đình các nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam. Báo Lao Động xin trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Chủ tịch nước. Toàn văn như sau:

LD21155: Người phụ nữ bất hạnh nuôi mẹ già và em gái nhiễm chất độc da cam

TRUNG DU |

Lấy chồng từ năm 1994 nhưng bà Dung chưa một ngày rời nhà bố mẹ đẻ, bởi người phụ nữ này có bố mẹ già yếu và 2 người em nhiễm chất độc da cam. Có chồng như không, bà Dung vẫn một lòng một dạ ở lại ngôi nhà nhỏ ở quê nghèo Thái Bình để trọn hiếu, vẹn tình.

Không để gia đình liệt sĩ, nạn nhân chất độc da cam đói cơm, lạt muối

Phạm Đông |

Làm việc với Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ và Hội Nạn nhân chất độc da cam, Chủ tịch nước mong muốn các hội tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành chức năng, không để gia đình chính sách, trong đó có các gia đình liệt sĩ, nạn nhân chất độc da cam đói cơm, lạt muối.

Phá án vụ giết người 5 thập kỷ từ ADN trên điếu thuốc

Thanh Hà |

Tháng 7.1971, Rita Curran, giáo viên 24 tuổi sống ở Burlington, Vermont, Mỹ, được người bạn tìm thấy đã chết trong nhà, trong tình trạng bị bóp cổ. Kẻ giết người không được tìm ra và vụ án rơi dần vào quên lãng.

Novaland muốn hoán đổi trái phiếu lấy bất động sản: Cẩn thận dao hai lưỡi

Đức Mạnh |

Một số doanh nghiệp hiện nay đã đàm phán thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng cổ phần hoặc sản phẩm bất động sản. Tuy nhiên giải pháp "hàng đổi hàng" này lại được các chuyên gia cho rằng rất cần lưu ý.

Bế tắc tìm việc làm

LƯƠNG HẠNH |

Đã hơn 1 tháng sau Tết Nguyên đán, chị Thắm vẫn chưa tìm được công việc phù hợp. Rơi vào bế tắc, thậm chí, chị đã nảy sinh ý định xuất khẩu lao động để thoát cảnh thất nghiệp.

Chính thức thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, xã của 10 tỉnh

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành các nghị quyết về việc thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 10 tỉnh An Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn, Bến Tre, Bình Dương, Đắk Lắk, Quảng Nam, Thái Nguyên, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.

Hội Nạn nhân chất độc da cam đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Phạm Đông |

Ngày 28.12, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam tổ chức Lễ mít tinh kỷ niệm 60 năm thảm họa da cam ở Việt Nam (10.8.1961-10.8.2021), đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.

Chủ tịch nước gửi Thư thăm hỏi các nạn nhân chất độc da cam/dioxin

|

Nhân “Ngày vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin" (10.8), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có Thư gửi các nạn nhân và gia đình các nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam. Báo Lao Động xin trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Chủ tịch nước. Toàn văn như sau:

LD21155: Người phụ nữ bất hạnh nuôi mẹ già và em gái nhiễm chất độc da cam

TRUNG DU |

Lấy chồng từ năm 1994 nhưng bà Dung chưa một ngày rời nhà bố mẹ đẻ, bởi người phụ nữ này có bố mẹ già yếu và 2 người em nhiễm chất độc da cam. Có chồng như không, bà Dung vẫn một lòng một dạ ở lại ngôi nhà nhỏ ở quê nghèo Thái Bình để trọn hiếu, vẹn tình.

Không để gia đình liệt sĩ, nạn nhân chất độc da cam đói cơm, lạt muối

Phạm Đông |

Làm việc với Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ và Hội Nạn nhân chất độc da cam, Chủ tịch nước mong muốn các hội tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành chức năng, không để gia đình chính sách, trong đó có các gia đình liệt sĩ, nạn nhân chất độc da cam đói cơm, lạt muối.