Quần bò cũ "lên đời" thành các phụ kiện thời trang "sang, xịn, mịn"

HOÀI ANH |

Nguyễn Thị Hải Yến (25 tuổi, Việt Yên, Bắc Giang) đã tái chế những chiếc quần bò cũ thành các phụ kiện thời trang được giới trẻ ưa chuộng.

Nguyễn Thị Hải Yến từng là sinh viên ngành Công tác xã hội (Trường Đại học Lao động - Xã xội). Tuy không xuất phát từ ngành thời trang nhưng Hải Yến lại có một niềm đam mê rất lớn với handmade, đặc biệt là mảng túi xách handmade.

Vì vậy, dù trái ngành nghề đang học, nhưng Hải Yến cũng đã tự tìm tòi học hỏi may túi xách từ thời sinh viên và lập ra thương hiệu Mèo Tôm Handmade. Ban đầu tiệm của Hải Yến chỉ có những chiếc túi xách, balo ví được may từ vải mới. Nhưng vì bản thân cô lại thích sự độc đáo, khác biệt, mang lại lợi ích cho cộng đồng nên sau khi tốt nghiệp, cô đã trở về quê để phát triển thương hiệu và mất 2 năm để tìm ra con đường đi cho bản thân.

Trong quá trình may, cô luôn tìm những nguyên liệu độc đáo và thân thiện với môi trường. Tình cờ trong một buổi dọn tủ quần áo, cô lọc ra một vài chiếc quần bò đã không mặc đến nữa và mang ra may túi.

"Sau đó, khi khoe những hình ảnh túi làm từ quần bò lên mạng xã hội, mình nhận về nhiều lời khen và sự quan tâm. Một số người chia sẻ lại rằng họ cũng có những chiếc quần bò cũ như vậy, họ cũng đang không biết nên làm gì với chúng và muốn gửi tặng để mình may túi.

Vì vậy mình thấy không chỉ tái sinh những chiếc quần bò cũ của bản thân mà còn có thể giải cứu quần bò cũ của mọi người. Từ đó mình đã nhận ra con đường đi của mình sau này chính phát triển thương hiệu Mèo Tôm Handmade là thương hiệu túi xách tái chế", Hải Yến kể lại.

Kể từ đó, Hải Yến bắt đầu công việc với những chiếc quần bò cũ. Cô luôn tự đặt ra câu hỏi như: Chiếc túi quần, cạp quần này sẽ được đặt ở đâu, như thế nào? Cũng bởi mỗi chiếc quần cũ mà Hải Yến nhận được đều khác nhau nên mỗi sản phẩm ra đời đều là duy nhất.

Những sản phẩm tái chế của Hải Yến. Ảnh: Hoài Anh
Những sản phẩm tái chế của Hải Yến. Ảnh: Hoài Anh
Những sản phẩm tái chế của Hải Yến. Ảnh: Hoài Anh
Những sản phẩm tái chế của Hải Yến. Ảnh: Hoài Anh

Theo Hải Yến, nguyên liệu chính để may túi là quần bò nên chi phí sẽ không cao so với sản xuất túi xách bằng 100% nguyên liệu mới, tuy nhiên sẽ mất nhiều công sức. Sau khi thu thập quần bò về, Hải Yến sẽ phải giặt sạch sau đó mới tiến hành cắt may.

Trong quá trình tái chế, mỗi chiếc quần đều có những kỉ niệm riêng đối với Hải Yến. Trong đó, câu chuyện khiến Hải Yến nhớ nhất là về chiếc quần cũ mà một vị khách gửi tặng.

"Có một chị khách gửi quần cũ về để chúng mình tái sinh. Sau đó, khi bọn mình gửi lại chiếc túi thì chị ấy đã nói với mình rằng: "Chị thật bất ngờ khi nhìn thấy chiếc túi này. Bản thân chiếc quần đã làm rất tốt sứ mệnh của nó rồi, vậy mà giờ em có thể biến chúng thành túi xách đẹp thế này, thật là tuyệt vời".

Những kỉ niệm đẹp ấy chính là động lực để mình giải cứu thêm nhiều quần bò cũ. Và nhận thấy công việc mỗi ngày mình đang làm không chỉ thoả mãn đam mê của bản thân mà còn có ích với cộng đồng trong việc giảm thiểu rác thải thời trang, lan toả thông điệp sống xanh và truyền cảm hứng cho nhiều người yêu thích việc tái chế hơn", Hải Yến nói.

Những chiếc quần cũ mà Hải Yến đã “hô biến” thành sản phẩm thời trang. Ảnh: NVCC
Những chiếc quần cũ mà Hải Yến đã “hô biến” thành sản phẩm thời trang. Ảnh: NVCC

HOÀI ANH
TIN LIÊN QUAN

Xưởng đồ chơi từ vải tái chế của nữ 8x và những món quà khơi mạch tư duy

DUY ANH - HOÀI ANH |

Trong căn phòng nhỏ trên phố Thụy Khuê, Bùi Hạnh Nguyên (sinh năm 1988) đang ngày ngày cho ra những sản phẩm đồ chơi trẻ em đầy tính sáng tạo từ vải gai dầu có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên và quần áo búp bê được làm từ vải vụn tái chế.

Anh xe ôm vá ổ gà điều tiết giao thông, chỉ mong người dân đi lại an toàn

ĐÌNH TRỌNG |

Tại Bình Dương, một người chạy xe ôm trên đường thấy ổ gà là lấy đất đá vá lại, những lúc kẹt xe là ra điều tiết giao thông. Anh lấy việc an toàn của người dân khi lưu thông trên đường làm niềm vui của riêng mình.

Nhóm sinh viên "nhốt" nhựa, tái chế thành viên gạch nhẹ

HOÀI ANH |

Xốp từng được coi là sản phẩm khó tái chế, thế nhưng chúng đã được nhóm sinh viên sinh viên Khoa Kỹ Thuật Hoá học (Trường Đại học Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM) "hô biến" thành những viên gạch nhẹ, đạt tiêu chuẩn chịu nén M50 của Việt Nam.

Hà Nội: Lượm hàng tấn giấy vụn, quần áo cũ để làm đồ tái chế

HOÀI ANH |

Những đồ tưởng như bỏ đi như giấy vụn, chai lọ rỗng, quần áo cũ,... lại được nhóm bản trẻ lượm về để làm đồ tái chế.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Xưởng đồ chơi từ vải tái chế của nữ 8x và những món quà khơi mạch tư duy

DUY ANH - HOÀI ANH |

Trong căn phòng nhỏ trên phố Thụy Khuê, Bùi Hạnh Nguyên (sinh năm 1988) đang ngày ngày cho ra những sản phẩm đồ chơi trẻ em đầy tính sáng tạo từ vải gai dầu có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên và quần áo búp bê được làm từ vải vụn tái chế.

Anh xe ôm vá ổ gà điều tiết giao thông, chỉ mong người dân đi lại an toàn

ĐÌNH TRỌNG |

Tại Bình Dương, một người chạy xe ôm trên đường thấy ổ gà là lấy đất đá vá lại, những lúc kẹt xe là ra điều tiết giao thông. Anh lấy việc an toàn của người dân khi lưu thông trên đường làm niềm vui của riêng mình.

Nhóm sinh viên "nhốt" nhựa, tái chế thành viên gạch nhẹ

HOÀI ANH |

Xốp từng được coi là sản phẩm khó tái chế, thế nhưng chúng đã được nhóm sinh viên sinh viên Khoa Kỹ Thuật Hoá học (Trường Đại học Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM) "hô biến" thành những viên gạch nhẹ, đạt tiêu chuẩn chịu nén M50 của Việt Nam.

Hà Nội: Lượm hàng tấn giấy vụn, quần áo cũ để làm đồ tái chế

HOÀI ANH |

Những đồ tưởng như bỏ đi như giấy vụn, chai lọ rỗng, quần áo cũ,... lại được nhóm bản trẻ lượm về để làm đồ tái chế.