Phòng khám 0 đồng của thầy Phúc

NGUYỄN TRI |

Mỗi ngày, phòng khám bệnh miễn phí của ông Nguyễn Văn Phúc (sinh năm 1942, ở phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) luôn tấp nập người ra vào khám bệnh, đa phần là người nghèo. Ông Phúc tâm niệm: Người bệnh đến khám với khuôn mặt nhăn nhó, nhưng ra về nở nụ cười - đó là một niềm hạnh phúc.

Chữa bệnh miễn phí

Hàng chục năm nay, phòng khám bệnh bằng thuốc nam nằm sâu trong con hẻm 44 (thuộc khu phố 6, đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) luôn là một địa chỉ tin cậy của bệnh nhân nghèo từ khắp nơi tìm về.

Ngay từ ngoài hiên, những người phụ nữ lớn tuổi tập trung chặt cây thuốc, còn trong nhà hàng chục bệnh nhân đang được châm cứu. Giữa phòng khám, dễ dàng nhìn thấy ông lão đầu bạc mặc áo blue trắng, đeo biển tên Nguyễn Văn Phúc tất bật khám bệnh, kê đơn thuốc.

“Cô bé 8 tuổi kia bị xuất huyết não, liệt tay chân ở Cà Mau lên. Khi đến phòng khám, tôi giúp đỡ nơi ăn nơi ở để cháu và gia đình yên tâm châm cứu, trị liệu. Hơn 3 tháng chữa trị, tay chân cháu bắt đầu cầm đồ ăn được” - ông Phúc mở đầu câu chuyện, rồi chỉ tay về phía cô bé L.H.N.T (8 tuổi) đang nằm trên giường bệnh.

Chị Hồ Bé Tám (48 tuổi, ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) - mẹ của bé T - cho biết, bé mắc bệnh viêm màng não từ lúc 4 tháng tuổi. Lúc phát hiện cháu có bệnh, gia đình cũng tìm đủ đường để chữa trị nhưng vì gia đình quá khó khăn nên sau vài tháng kinh tế gia đình bắt đầu đi xuống. Rồi sau khi biết được phòng khám miễn phí của ông Phúc, chị Tám liền mang cháu qua điều trị với hy vọng “còn nước còn tát”. Hơn ba tháng điều trị, tình hình sức khỏe cháu T ngày càng tốt lên, từ đó, sự lo lắng của gia đình bà Tám cũng vơi đi phần nào.

“Từ ngày qua phòng khám của ông Phúc, tôi chỉ mất tiền mua đồ ăn cho cháu, ngoài ra không tốn gì. Ban ngày cháu châm cứu, còn tôi làm bất cứ việc gì từ chặt thuốc, đến phơi thuốc để giúp đỡ thêm cho phòng khám ông Phúc” - chị Tám tâm sự.

“Nam dược trị Nam nhân”

Ông Phúc vốn được sinh ra trong gia đình làm nông, cha mất sớm, mẹ thường xuyên bị bệnh. Vì thế, ông Phúc cùng mẹ chạy chữa khắp nơi, rồi khi được chữa bằng thuốc nam, sức khỏe mẹ ông tốt dần lên. Từ đó, ông muốn học nghề chữa bệnh bằng cây thuốc nam.

Ban đầu, ông tự mày mò, từ tìm sách nói về cây thuốc nam. Đến năm 1991, ông được sư thầy Thích Bình Tâm truyền lại phương pháp châm cứu, rồi thành lập phòng khám từ thiện. Tới năm 1994, ông đi học nâng cao tay nghề, rồi bắt đầu thu nhận nhân viên dạy phương pháp châm cứu cho tới nay.

Trung bình, mỗi ngày phòng khám của ông Phúc có từ 40-70 người đến khám bệnh. Ở phòng khám này, thuốc được các mạnh thường quân cung cấp miễn phí. Tiếng lành đồn xa, cho đến nay, phòng khám của ông Phúc không chỉ là địa chỉ quen thuộc của bà con nghèo ở TP.Cần Thơ, mà nhiều người bệnh ở các tỉnh miền Tây, thậm chí từ miền Trung, miền Bắc cũng tìm vào chữa trị.

Phòng khám của ông Phúc có tổng số nhân viên là 25 người, tất cả đều làm từ thiện.

“Đa số bệnh nhân đến châm cứu đều có chuyển biến tốt. Tôi tâm niệm rằng, bệnh nhân đến phòng khám với khuôn mặt nhăn nhó, rồi về với nụ cười là tâm mình thanh thản” - ông Phúc cho biết.

NGUYỄN TRI
TIN LIÊN QUAN

Khi trò nghèo được vô tư "shopping" với giá 0 đồng

NGUYÊN ANH - DIỄM TRANG |

Trước thềm năm học mới, những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn của huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) lại nô nức cùng cha mẹ đi “shopping”. Nào là sách, vở, quần áo, giày dép... nhưng mỗi món đồ đều có giá “0 đồng”.

15 năm hết lòng với những bệnh nhân đặc biệt

Lý Oanh |

Bác sĩ Huỳnh Thị Tuyết Trang, Khoa Phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Tiền Giang, đã có 15 năm gắn bó với công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân HIV/AIDS và người cai nghiện ma túy.

“Dũng sĩ tái chế” gom phế thải để xây dựng thư viện cộng đồng

Phạm Đông - Lan Nhi |

Bằng sự sáng tạo của mình, nhóm Dũng sĩ tái chế (gồm 20 sinh viên trên địa bàn TP. Hà Nội) đã phát động nhiều chiến dịch thu gom vỏ mì tôm, bìa carton, quần áo cũ... làm đồ tái chế để gây quỹ mở thư viện cộng đồng, lan tỏa lối sống xanh.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Khi trò nghèo được vô tư "shopping" với giá 0 đồng

NGUYÊN ANH - DIỄM TRANG |

Trước thềm năm học mới, những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn của huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) lại nô nức cùng cha mẹ đi “shopping”. Nào là sách, vở, quần áo, giày dép... nhưng mỗi món đồ đều có giá “0 đồng”.

15 năm hết lòng với những bệnh nhân đặc biệt

Lý Oanh |

Bác sĩ Huỳnh Thị Tuyết Trang, Khoa Phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Tiền Giang, đã có 15 năm gắn bó với công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân HIV/AIDS và người cai nghiện ma túy.

“Dũng sĩ tái chế” gom phế thải để xây dựng thư viện cộng đồng

Phạm Đông - Lan Nhi |

Bằng sự sáng tạo của mình, nhóm Dũng sĩ tái chế (gồm 20 sinh viên trên địa bàn TP. Hà Nội) đã phát động nhiều chiến dịch thu gom vỏ mì tôm, bìa carton, quần áo cũ... làm đồ tái chế để gây quỹ mở thư viện cộng đồng, lan tỏa lối sống xanh.