Nữ sinh dạy tiếng Anh miễn phí cho người khiếm thị vì lí do đặc biệt

HOÀI ANH |

Dành một buổi sáng trong tuần để dạy tiếng Anh cho người khiếm thị, Nguyễn Thị Thuý Quỳnh (sinh viên năm 3, Đại học Hà Nội) nói hành động này của mình là vì một lí do đặc biệt.

Đây là lớp tiếng Anh miễn phí được tổ chức tại Hội người mù quận Thanh Xuân do Thuý Quỳnh đứng lớp. Tất cả các học viên trong lớp đều là người khiếm thị, người lớn nhất đã 79 tuổi.
Đây là lớp tiếng Anh miễn phí được tổ chức tại Hội người mù quận Thanh Xuân do Thuý Quỳnh đứng lớp. Tất cả các học viên trong lớp đều là người khiếm thị, người lớn nhất đã 79 tuổi.
Thuý Quỳnh cho biết, trước đây cô đã từng làm gia sư, trợ giảng, thế nhưng đây là lần đầu tiên cô dạy cho người khiếm thị nên gặp không ít khó khăn. “Mình từng tự tin vì đã có kinh nghiệm dạy học trước đây, nhưng khi đến đây mình mới hiểu rằng, dạy học cho người khiếm thị hoàn toàn khác. Sự khác biệt là ở đây các anh chị, cô chú không thể nhìn được nên học chủ yếu học nghe, nói“, Quỳnh kể.
Thuý Quỳnh cho biết, trước đây cô đã từng làm gia sư, trợ giảng, thế nhưng đây là lần đầu tiên cô dạy cho người khiếm thị nên gặp không ít khó khăn. “Mình từng tự tin vì đã có kinh nghiệm dạy học trước đây, nhưng khi đến đây mình mới hiểu rằng, dạy học cho người khiếm thị hoàn toàn khác. Sự khác biệt là ở đây các anh chị, cô chú không thể nhìn được nên học chủ yếu học nghe, nói“, Quỳnh kể.
Thuý Quỳnh tâm sự, ban đầu cô còn không nhớ hết được tên mọi người nên theo thói quen, cô chỉ và mời mọi người trả lời câu hỏi. Tuy nhiên một lúc sau không thấy ai phản ứng lại thì Quỳnh mới sực nhớ ra và đi đến tận nơi để chạm vào tay mọi người.
Thuý Quỳnh tâm sự, ban đầu cô không nhớ hết được tên mọi người nên theo thói quen, cô chỉ và mời mọi người trả lời câu hỏi. Tuy nhiên một lúc sau không thấy ai phản ứng lại thì Quỳnh mới sực nhớ ra và đi đến tận nơi để chạm vào tay mọi người.
Buổi tối trước ngày đi dạy, Thuý Quỳnh thường ngồi soạn bài giảng và bàn luận với một bạn sinh viên khác cùng phụ trách lớp này. Những bài học đầu tiên là về đếm số, giới thiệu bản thân và hỏi về thời tiết.
Buổi tối trước ngày đi dạy, Thuý Quỳnh thường ngồi soạn bài giảng và bàn luận với một bạn sinh viên khác cùng phụ trách lớp này. Những bài học đầu tiên là về đếm số, giới thiệu bản thân và hỏi về thời tiết.
Khi được hỏi về lí do quyết định dạy Tiếng Anh miễn phí cho người khiếm thị, Thuý Quỳnh thật thà chia sẻ: “Cách đây 1 năm, trong lần mình dọn vệ sinh phòng tắm không may bị hoá chất bắn vào mắt và bị bỏng mắt. Do không xử lí kịp nên 1 tuần liền mình sống trong bóng tối, không nhìn thấy gì. Đã từng sống trong khoảng thời gian như vậy nên mình rất hiểu, đồng cảm và cũng rất khâm phụ những người khiếm thị. Vậy nên mình quyết tâm sẽ làm gì đó để giúp họ“.
Khi được hỏi về lí do quyết định dạy Tiếng Anh miễn phí cho người khiếm thị, Thuý Quỳnh thật thà chia sẻ: “Cách đây 1 năm, trong lần mình dọn vệ sinh phòng tắm không may bị hoá chất bắn vào mắt và bị bỏng mắt. Do không xử lí kịp nên 1 tuần liền mình sống trong bóng tối, không nhìn thấy gì. Đã từng sống trong khoảng thời gian như vậy nên mình rất hiểu, đồng cảm và cũng rất khâm phụ những người khiếm thị. Vậy nên mình quyết tâm sẽ làm gì đó để giúp họ“.
Buổi học tiếng Anh của Thuý Quỳnh luôn đầy ắp tiếng cười. Vì ngoài dạy những khiến thức theo đúng đề cương đã lên, Thuý Quỳnh còn thường xuyên tương tác, trò chuyện với các học viên.
Buổi học tiếng Anh của Thuý Quỳnh luôn đầy ắp tiếng cười. Vì ngoài dạy những khiến thức theo đúng đề cương đã lên, Thuý Quỳnh còn thường xuyên tương tác, trò chuyện với các học viên. Sau mỗi buổi học, Thuý Quỳnh sẽ ghi âm bài tập để những người khiếm thị tập luyện thêm.
Anh Trương Quang Hải (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ, vì muốn hoà mình với cộng đồng nên anh rất hào hứng tham gia lớp tiếng Anh này. Thêm vào đó, anh cũng rất cảm động trước sự nhiệt huyết của những sinh viên này. “Đầu tiên tôi cứ nghĩ cô giáo mắt sáng mà dạy người khiếm thị thì sẽ khó, thế nhưng hoàn toàn ngược lại. Cô giáo dạy rất nhiệt tình và chúng tôi hiểu bài rất nhanh”, anh Hải nói.
Những học viên khiếm thị cần mẫn viết chữ nổi trong buổi học tiếng Anh.
Theo anh Nguyễn Tiến Thành - Chủ tịch hội người mù quận Thanh Xuân, việc mở ra lớp tiếng Anh này nhằm giúp những người khiếm thị đang làm nghề xoa bóp có thể tự tin khi gặp khách nước ngoài. Đồng thời giúp họ hoà nhập hơn với những người xung quanh. Cũng như các lớp học khác, lớp học này cũng có đầy đủ lớp trưởng, lớp phó, có bài tập về nhà và có cả phần thưởng cho những học viên học tập tốt, chăm chỉ. Hiện tại, lớp học đang được mở vào sáng thứ Ba và sáng thứ Năm hàng tuần.
HOÀI ANH
TIN LIÊN QUAN

Bịt mắt gói bánh chưng để đồng cảm với người khiếm thị

HOÀI ANH |

Ngoài mang đến những món quà cho hội viên Hội người mù Quận Thanh Xuân (Hà Nội) chị Trần Thị An và các thành viên của Happy Women (Mạng lưới Nữ doanh nhân toàn cầu) cũng tham gia những trò chơi để có thể thấu hiểu, đồng cảm hơn với những người khiếm thị.

Lớp khiêu vũ đặc biệt cho người khiếm thị

Phạm Đông |

7 tháng qua, những người khiếm thị đã cùng nhau chia sẻ một niềm vui đặc biệt trong một lớp nhảy miễn phí tại quận Thanh Xuân, Hà Nội. Lớp học nhận được sự hưởng ứng từ các hội viên, thậm chí nhiều học viên còn đạt giải cao trong cuộc thi nhảy.

Chàng kĩ sư chế tạo thiết bị học tập đặc biệt cho người khiếm thị

TÔ THẾ - HOÀI ANH |

Với mong muốn giúp các học sinh khiếm thị có thể dễ dàng học các môn hình học, kĩ sư trẻ Nguyễn Sỹ Nam (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) đã chế tạo compa và thước kẻ song song dành cho người khiếm thị. Với 2 thiết bị này, các em có thể vẽ những hình tròn hay kẻ những đường song song đầu tiên trong đời mình.

Dự báo thời tiết đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng nhận định ít có khả năng xuất hiện thời tiết cực đoan trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2023.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Bịt mắt gói bánh chưng để đồng cảm với người khiếm thị

HOÀI ANH |

Ngoài mang đến những món quà cho hội viên Hội người mù Quận Thanh Xuân (Hà Nội) chị Trần Thị An và các thành viên của Happy Women (Mạng lưới Nữ doanh nhân toàn cầu) cũng tham gia những trò chơi để có thể thấu hiểu, đồng cảm hơn với những người khiếm thị.

Lớp khiêu vũ đặc biệt cho người khiếm thị

Phạm Đông |

7 tháng qua, những người khiếm thị đã cùng nhau chia sẻ một niềm vui đặc biệt trong một lớp nhảy miễn phí tại quận Thanh Xuân, Hà Nội. Lớp học nhận được sự hưởng ứng từ các hội viên, thậm chí nhiều học viên còn đạt giải cao trong cuộc thi nhảy.

Chàng kĩ sư chế tạo thiết bị học tập đặc biệt cho người khiếm thị

TÔ THẾ - HOÀI ANH |

Với mong muốn giúp các học sinh khiếm thị có thể dễ dàng học các môn hình học, kĩ sư trẻ Nguyễn Sỹ Nam (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) đã chế tạo compa và thước kẻ song song dành cho người khiếm thị. Với 2 thiết bị này, các em có thể vẽ những hình tròn hay kẻ những đường song song đầu tiên trong đời mình.