Nữ giảng viên mở lớp dạy vẽ miễn phí cho trẻ tự kỷ

Trang Hoài |

Với mong muốn chia sẻ tình yêu hội họa đến với những em nhỏ mắc bệnh tự kỷ, suốt 3 năm qua, cô Lương Giang luôn miệt mài truyền cảm hứng để giúp các em phát huy năng khiếu hội hoạ.

Cô Lương Giang là giảng viên Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương (quận Hà Đông, Hà Nội). Theo cô Giang, trẻ tự kỷ chịu nhiều thiệt thòi, các em không được thoải mái phát triển bản thân như các bạn đồng trang lứa, lúc nào cũng trong trạng thái bất an, lo sợ. Chính vì thế, cô Giang đã quyết định mở lớp học vẽ miễn phí để các em thỏa sức tham gia, một phần để các em được vui chơi, phần còn lại giúp các em rèn luyện kỹ năng mềm.

Cứ mỗi sáng thứ 6 hàng tuần, lớp học vẽ miễn phí cho trẻ tự kỷ được cô Lương Giang tổ chức lại tất bật. Ngoài mở lớp học riêng, cô Giang còn thiết kế riêng một phòng nhỏ để treo tranh cho các trò.


Cô Lương Giang luôn nhẹ nhàng truyền cảm hứng cho trẻ tự kỷ. Ảnh: Trang Hoài
Cô Lương Giang luôn nhẹ nhàng truyền cảm hứng cho trẻ tự kỷ. Ảnh: Trang Hoài

Theo cô Lương Giang, hội họa là bộ môn bổ ích, không những đối với trẻ bình thường, mà còn hữu dụng với trẻ tự kỷ. Những kỹ năng trong hội họa là công cụ “giao tiếp” giúp trẻ giải tỏa căng thẳng, có tinh thần thoải mái và tự tin để thể hiện bản thân với thế giới xung quanh.

"Hy vọng rằng, lớp học vẽ sẽ là nơi ươm mầm những nhân tố về hội họa. Biết đâu trong tương lai những “hạt mầm lép” đó sẽ trở thành họa sĩ hay một thiên tài có ích trong xã hội” - cô Lương Giang nói.

Khi mới bắt đầu, để làm quen với các trẻ tự kỷ, cô Giang phải tự tìm tòi, mua những cuốn sách liên quan đến trẻ tự kỷ để đọc, nghiên cứu, tìm cách tiếp cận phù hợp với các em.

Thời gian đầu chưa quen, học sinh đến lớp phải có sự giúp đỡ của phụ huynh, bởi trẻ tự kỷ rất sợ tiếp xúc với người lạ. Cô phải học nhiều phương pháp khác nhau, luôn tạo cảm giác an toàn, vui vẻ cho trẻ, có như thế các em mới dễ dàng cởi mở và hòa nhập với thế giới xung quanh.

Trong lớp học vẽ thiện nguyện của cô Lương Giang, mỗi học sinh là một trường hợp khác nhau nhưng các em đều có chung năng khiếu về hội hoạ. Trong giờ học, các em luôn được các thầy cô ngồi kề bên uốn nắn và chỉ bảo tận tâm từng nét vẽ.

Kể về học trò, cô Giang cho biết: “D. bị tự kỷ, không theo được lớp học ở trường nên phải ở nhà bố mẹ tự dạy nhưng Duy có năng khiếu vẽ lắm. Từng nét chì Duy vẽ rất chắc chắn, nhắm mắt bạn ấy cũng có thể vẽ ra được Mr.Bean hay nhân vật Tom và Jerry. Các đường nét luôn được chăm chút tỉ mỉ”.

Những bức tranh “đặc biệt” do chính tay học trò sáng tác luôn để lại cho cô Giang những ấn tượng khó quên.

Mỗi sáng thứ 6 hàng tuần, lớp học vẽ miễn phí cho trẻ tự kỷ được cô Lương Giang tổ chức lại tất bật . Ảnh: Trang Hoài

Với cô, trẻ trẻ kỷ luôn có sự khác biệt với những trẻ bình thường vì thế các em cần được cộng đồng đón nhận. Trẻ tự kỷ rất tình cảm, chỉ khi gần gũi mới cảm nhận được vẻ đẹp ưu tư, hồn nhiên của các em.

Chị Minh Ánh (phụ huynh của một học sinh theo học trong lớp vẽ) chia sẻ, hoạt động truyền cảm hứng hội họa của cô Giang rất đáng quý. Do vậy, từ khi con chị theo học, cháu được thể hiện bản thân, phát triển năng khiếu cùng các bạn.

"Trong lớp cô Giang luôn nhẹ nhàng tiếp cận và tận tình gửi gắm đam mê hội họa cho các con. Tôi rất cảm kích tấm lòng của cô Giang, mỗi ngày thấy con phát triển, tôi hạnh phúc lắm bởi con mình vẫn có thể làm nên điều kỳ tích” - chị Ánh cho hay.

Được biết, cô Giang từng học hội họa tại Trường Lasalle College of the Art của Singapore. Cách đây 3 năm, phòng tranh Megan Gallery của cô Lương Giang được thành lập với hy vọng mang lại một sân chơi trải nghiệm mới để mọi người thỏa sức tham gia, cảm nhận hội họa.

Trang Hoài
TIN LIÊN QUAN

Những người pha trò cho trẻ tự kỷ

Bài và ảnh Việt Trần |

Họ gọi mình là Gánh Xiếc (Nhà Jù) và bản thân là người pha trò hay tư vấn viên thay vì người giáo dục trẻ tự kỷ bằng phương pháp "chơi".

Tấm lòng đặc biệt của cô giáo nhận nuôi 9 trẻ tự kỷ, mồ côi miễn phí

Lan Nhi |

Nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, cô giáo Nguyễn Thị Việt Hà (Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Khai Trí, tỉnh Vĩnh Phúc) đã dành tất cả tình yêu thương, cưu mang 9 em nhỏ mắc bệnh tự kỷ, thiểu năng trí tuệ tại quê nhà.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Những người pha trò cho trẻ tự kỷ

Bài và ảnh Việt Trần |

Họ gọi mình là Gánh Xiếc (Nhà Jù) và bản thân là người pha trò hay tư vấn viên thay vì người giáo dục trẻ tự kỷ bằng phương pháp "chơi".

Tấm lòng đặc biệt của cô giáo nhận nuôi 9 trẻ tự kỷ, mồ côi miễn phí

Lan Nhi |

Nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, cô giáo Nguyễn Thị Việt Hà (Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Khai Trí, tỉnh Vĩnh Phúc) đã dành tất cả tình yêu thương, cưu mang 9 em nhỏ mắc bệnh tự kỷ, thiểu năng trí tuệ tại quê nhà.