Những chuyến xe 0 đồng

Thuỳ Trang |

Hoạt động chưa được 1 năm nhưng “Chuyến xe nghĩa tình giá 0 đồng” của nhóm anh Hồ Ngọc Thanh (Đà Nẵng) đã “quen mặt” với những bệnh nhân Quảng Nam, Đà Nẵng.

“Mình về nhà thôi”

“Người vừa bệnh vừa nghèo thì bữa cơm hay chuyến xe cũng là mối lo lớn lắm” - ông Nguyễn Hưng - một bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng - nói khi nhìn theo những chàng trai cô gái đang cẩn thận bế một bệnh nhi nhỏ lên xe, chuẩn bị cho hành trình “mình về nhà thôi”.

Từng hỗ trợ quỹ mổ tim cho các em nhỏ ở Bệnh viện Đà Nẵng, rồi thấy chính người bệnh của mình không có xe về quê sau những ca phẫu thuật, anh Ngọc Thanh lập hẳn nhóm xe 0 đồng để “ai cần thì mình giúp luôn”. Nghĩ đơn giản và bắt tay vào làm ngay.

Những ngày đầu, các thành viên trong nhóm tự huy động xe cá nhân. 11 thành viên đã thực hiện hơn 100 chuyến xe giá 0 đồng. Họ vui vẻ dán logo đầy màu sắc lên xe, thậm chí, sẵn sàng nghỉ việc giữa tuần khi có bệnh nhân cần. Dù tối muộn hay sáng sớm, nhận được cuộc gọi có người cần giúp, anh em trong nhóm liên hệ ngay với bệnh viện, xác minh hoàn cảnh, lên lịch ai đi đón, chở giờ nào. Xe chở bệnh nhân có giá 0 đồng nhưng thực chất, chi phí mỗi chuyến đều từ 500.000-1 triệu đồng. Nhóm anh Thanh tự vận động và trích từ lợi nhuận kinh doanh riêng.

“Có khi nào thiếu tiền không anh?” - tôi hỏi. “Thiếu chứ, nhưng có anh em chở bệnh nhân về nhiều chuyến rồi cũng chẳng lấy tiền xăng xe, chắc sợ quỹ hết tiền” - anh Thanh cười kể.

Hoạt động tình nguyện nhưng họ chẳng phải y bác sĩ nên nhóm cũng đề ra nguyên tắc chỉ nhận chở những bệnh nhân đủ sức khoẻ để ngồi xe và được bác sĩ đồng ý xuất viện. Mỗi gia đình cũng phải có cam kết về tình trạng của người thân trên đường di chuyển… Thế nhưng cũng không ít lần, các thành viên trong nhóm phá lệ.

Mùng 8 Tết Nguyên đán vừa qua, anh Thanh nhận được thông tin một gia đình cần đưa người bệnh về Hà Nội. Ban đầu nhóm từ chối vì chuyến đi quá xa. “Bệnh nhân này đã lớn tuổi, nằm liệt giường 3 năm nay và đã cận kề cửa tử. Di nguyện của họ là được về quê an táng mà chi phí để thuê xe cấp cứu là 30 triệu đồng. Số tiền quá lớn với gia đình đã khánh kiệt tiền bạc. Họ buộc phải tính đến việc đợi ông mất thì hoả thiêu mang tro cốt về. Nghe đến đó thì ai đành lòng cho được” - anh Thanh kể.

Và cũng vì phút “không đành lòng” ấy, nhóm lại lựa chọn “vượt tuyến”. May mắn hơn, từ đầu năm 2020, nhóm được một mạnh thường quân tặng một chiếc xe cứu thương để chở bệnh nhân nặng nên chẳng ngại ngần gì, họ thực hiện chuyến đi xa nhất từ trước đến nay là đưa bệnh nhân về Hà Nội. Khi người bệnh đã nằm êm trên băng ca, gia đình cũng túc trực ở bên, các thành viên lại nhắc câu: “Mình về nhà thôi”.

Những chuyến xe “không đành lòng!”

Trong danh sách thống kê những chuyến xe đưa người bệnh về, anh Thanh còn có một danh sách những ca bệnh nặng. Bởi không ít lần, những cuộc gọi, cuộc gặp với những người nhà bệnh nhân là khi người thân họ sắp qua đời. Rồi cũng “không đành lòng”, các thành viên bàn nhau, gửi tặng kinh phí để gia đình thuê xe cấp cứu đưa người bệnh về.

“Nhiều chuyến đi, mạnh thường quân biết tin còn cho thêm gia đình họ nữa. Vậy là đủ tiền trang trải nếu có việc cần về sau” -  chị Thuận, một thành viên khác tiếp lời.

Dòng chữ “Không ai muốn phải gọi, nhưng đâu đó vẫn cần người giúp đỡ. Bà con hoan hỷ lưu lại số để gọi khi cần” được dán nổi bật ở sau chiếc xe cấp cứu của nhóm khiến người ta ấm lòng. Họ lại lên đường, tiếp tục những chuyến xe, những câu chuyện. Mà ở đó, nhiều lựa chọn đã vượt qua những nguyên tắc ban đầu nhưng có lẽ, tình người cũng có những nguyên tắc riêng. Những chuyến xe giá 0 đồng chở đầy ắp tình người.

Thuỳ Trang
TIN LIÊN QUAN

Gặp bé gái viết thư gửi Thủ tướng, góp lì xì mua khẩu trang tặng mọi người

Cường Huy |

Giữa thời điểm dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều tấm gương, hành động đẹp đã được nhân rộng trong khắp xã hội, trong đó có em Nguyễn Ngọc Trinh (học sinh lớp 4, Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, Hà Nội). Em đã gửi toàn bộ số tiền lì xì của mình với mong muốn chung tay mua khẩu trang tặng cho mọi người.


Thầy giáo khuyết tật dạy tiếng Anh miễn phí cho trẻ em chất độc da cam

Mai Dung |

Sinh ra với đôi chân tật nguyền do di chứng chất độc da cam, thầy giáo Phạm Thế Minh (45 tuổi, xã An Hưng, An Dương, Hải Phòng) nỗ lực không ngừng nghỉ, vươn lên khẳng định bản thân bằng “đôi chân tri thức”, giúp đỡ hàng trăm người cùng cảnh ngộ.

“Nhà văn nông dân” và tấm lòng nhân ái

Ái Vân |

Xuất thân từ nông dân, không ai ngờ chị Cao Thị Đào ở xã Thành Công, thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên lại có những bài thơ được in trong Tuyển tập thơ của Hội Văn học - Nghệ thuật Thái Nguyên. Chị đã viết, in tới 5 cuốn truyện ngắn, rồi dành toàn bộ số tiền bán sách để làm từ thiện. Chị Đào vẫn say mê và lặng thầm làm công tác thiện nguyện trong nhiều năm qua. Ngày 9.2.2020, sau 16 năm phấn đấu, chị Cao Thị Đào đã được chính thức đứng trong hàng ngũ của Đảng.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Gặp bé gái viết thư gửi Thủ tướng, góp lì xì mua khẩu trang tặng mọi người

Cường Huy |

Giữa thời điểm dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều tấm gương, hành động đẹp đã được nhân rộng trong khắp xã hội, trong đó có em Nguyễn Ngọc Trinh (học sinh lớp 4, Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, Hà Nội). Em đã gửi toàn bộ số tiền lì xì của mình với mong muốn chung tay mua khẩu trang tặng cho mọi người.


Thầy giáo khuyết tật dạy tiếng Anh miễn phí cho trẻ em chất độc da cam

Mai Dung |

Sinh ra với đôi chân tật nguyền do di chứng chất độc da cam, thầy giáo Phạm Thế Minh (45 tuổi, xã An Hưng, An Dương, Hải Phòng) nỗ lực không ngừng nghỉ, vươn lên khẳng định bản thân bằng “đôi chân tri thức”, giúp đỡ hàng trăm người cùng cảnh ngộ.

“Nhà văn nông dân” và tấm lòng nhân ái

Ái Vân |

Xuất thân từ nông dân, không ai ngờ chị Cao Thị Đào ở xã Thành Công, thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên lại có những bài thơ được in trong Tuyển tập thơ của Hội Văn học - Nghệ thuật Thái Nguyên. Chị đã viết, in tới 5 cuốn truyện ngắn, rồi dành toàn bộ số tiền bán sách để làm từ thiện. Chị Đào vẫn say mê và lặng thầm làm công tác thiện nguyện trong nhiều năm qua. Ngày 9.2.2020, sau 16 năm phấn đấu, chị Cao Thị Đào đã được chính thức đứng trong hàng ngũ của Đảng.