Những chàng trai, cô gái Cần Thơ với “trái tim có nắng”

Tạ Quang |

Bằng những việc làm đầy ý nghĩa, anh Nguyễn Trung Thành (31 tuổi) và chị Nguyễn Thị Thu Huyền (35 tuổi) cùng quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ, đã tự lấy số tiền tích góp của mình nhiều năm qua để mua nhu yếu phẩm, nấu ăn,… gửi tặng những người có hoàn cảnh khó khăn sẻ chia với cảnh đời kém may mắn trong đại dịch COVID-19 phức tạp.

Xuất phát từ tình yêu thương “lá lành đùm lá rách”, hơn 2 tháng qua, anh Nguyễn Trung Thành (31 tuổi, phường An Thới, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ) hễ nghe thấy ở trong quận có hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ, anh lại tự thân lặn lội tới tận nơi để tìm hiểu rồi hỗ trợ mọi người những suất quà động viên vượt khó.

Những bao gạo, trứng, rau, nước uống,...được anh Nguyễn Trung Thành (31 tuổi, phường An Thới, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ) tận tay gửi tặng đến người có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Tạ Quang.
Những bao gạo, trứng, rau, nước uống,... được anh Nguyễn Trung Thành (31 tuổi, phường An Thới, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ) tận tay gửi tặng đến người có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Tạ Quang.

Từng là quân nhân trên địa bàn và bằng cách khai thác sức mạnh từ các trang mạng cộng đồng như Facebook, Zalo, thông tin từ bạn bè,… đã giúp anh Thành biết đến nhiều gia cảnh khó khăn. Và trong những ngày thành phố thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, anh đã tận tay gửi tặng những phần quà đến người có hoàn cảnh khó khăn như gạo, trứng, rau, nước uống,... với số tiền trên 40 triệu. Tất cả số tiền anh mang làm từ thiện là tiền của cá nhân anh.

“Dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 khiến công việc của tôi bị tạm ngưng. Với số tiền tích góp nhiều năm qua, tôi đã trích một phần để mang giúp đỡ những người khó khăn. Ngoài việc làm thiện nguyện, trong chiến dịch xét nghiệm tầm soát của thành phố vừa qua, tôi còn làm tham gia làm tình nguyện viên đi hỗ trợ đội test nhanh ở trên địa bàn”, anh Thành nói.

Gạo, mì, mắm được trao tận tay người có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Tạ Quang.
Gạo, mì, mắm được trao tận tay người có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Tạ Quang.

Nhận trên tay bao gạo, gói mì, chai nước mắm,… từ anh Thành, bà Diệp Thị Sa (sinh năm 1957, phường An Thới, quận Bình Thủy) không khỏi xúc động chia sẻ, nhà bà có 13 người chung 1 hộ khẩu. Hiện bà đang nuôi một người chị bị tai biến không đi lại được nhiều năm nay và bà là lao động chính trong gia đình.

Bà Diệp Thị Sa (sinh năm 1957, phường An Thới, quận Bình Thủy) xúc động khi nhận phần quà trên tay. Ảnh: Tạ Quang.
Bà Diệp Thị Sa (sinh năm 1957, phường An Thới, quận Bình Thủy) xúc động khi nhận phần quà trên tay. Ảnh: Tạ Quang.

Trước đó, bà đi bán vé số dạo và đi lượm ve chai bán kiếm tiền để trang trải cuộc sống thường ngày. Dịch bệnh ập đến khiến bà và nhiều người khác phải ở nhà để cùng chính quyền dập dịch. “Trong đợt dịch khó khăn như này, không được đi ra ngoài lại không làm ăn được gì, rất may nhờ chính quyền cũng như các mạnh thường quân hỗ trợ để vượt qua những ngày khó khăn. Tôi cũng mong muốn được đi bán vé số trở lại”, bà Sa tâm sự.

Cũng với tấm lòng san sẻ với người có hoàn cảnh khó khăn, chị Nguyễn Thị Thu Huyền (35 tuổi, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ) đã ngày đêm nấu hơn 100 suất ăn mỗi ngày để gửi đến một số bệnh viện, bệnh viện dã chiến trên địa bàn và các chốt kiểm soát của quận.

Chị Nguyễn Thị Thu Huyền (35 tuổi, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ) chuẩn bị những suất xôi mặn cho đội ngũ tuyến đầu chống dịch. Ảnh: NVCC.
Chị Nguyễn Thị Thu Huyền (35 tuổi, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ) chuẩn bị những suất xôi mặn cho đội ngũ tuyến đầu chống dịch. Ảnh: NVCC.

Chị Huyền cho hay, thấy lực lượng làm nhiệm vụ tại các chốt rất vất vả, chị muốn chia sẻ những món ăn do chính tay chị nấu đến mọi người. Với mong muốn tạo động lực cho đội ngũ phòng chống dịch có nhiều sức khỏe để tham gia chống dịch, chiến thắng được dịch COVID-19.

Theo chị Huyền, trong dịp Tết Trung thu vừa qua, chị cũng tự tay làm 200 chiếc bánh Trung thu để gửi cho các bạn trẻ và các chốt. Đến nay, khi địa phương nới lỏng giãn cách thực hiện Chỉ thị 15, chị Huyền vẫn tiếp tục nấu và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn khác.

Có lẽ đối với anh Thành, chị Huyền hay với những nhà thiện nguyện khác, việc được hỗ trợ, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn đã trở thành một phần của cuộc sống. Bất cứ làm việc gì, đi đến đâu, cực khổ ra sao, miễn là đem lại niềm vui, hạnh phúc cho những phận đời kém may mắn.

Tạ Quang
TIN LIÊN QUAN

Ở nhà trọ, thu mua ve chai từ chối nhận tiền hỗ trợ vì... nhà còn gạo

Chân Phúc |

Hơn 1.300 hộ dân trên địa bàn phường Linh Trung, TP Thủ Đức đã từ chối nhận tiền hỗ trợ đợt 3 của TPHCM cho người dân bị ảnh hưởng trong đợt dịch COVID-19 vừa qua vì cho rằng ngoài kia còn có những hoàn cảnh, những mảnh đời còn khó khăn, cần được giúp đỡ hơn. Đáng nói, trong hơn 1.300 trường hợp này có những người là công nhân, là lao động tự do (buôn bán ve chai, nội trợ,...) trong nhiều tháng qua họ cũng đang phải tạm dừng công việc, không có thu nhập.

“Chiến binh áo trắng” vừa ra tuyến đầu chống dịch vừa hiến máu cứu người

BẠCH CÚC |

Tham gia công tác hiến máu cứu người, những ngày qua, đội ngũ y, bác sĩ Cần Thơ vừa tham gia tuyến đầu chống dịch, vừa hăng hái hiến máu tình nguyện để góp phần bổ sung lượng máu dự trữ đang khan hiếm.

Giáo viên ship từng bịch gạo, túi rau đến cho sinh viên tại các khu trọ

BẠCH CÚC |

Nhằm san sẻ khó khăn với các bạn sinh viên bị kẹt lại Cần Thơ trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, một nhóm tình nguyện viên đã cùng nhau vận động quyên góp, hỗ trợ lương thực thực phẩm giúp đỡ sinh viên và cả những người khó khăn trong mùa dịch.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Ở nhà trọ, thu mua ve chai từ chối nhận tiền hỗ trợ vì... nhà còn gạo

Chân Phúc |

Hơn 1.300 hộ dân trên địa bàn phường Linh Trung, TP Thủ Đức đã từ chối nhận tiền hỗ trợ đợt 3 của TPHCM cho người dân bị ảnh hưởng trong đợt dịch COVID-19 vừa qua vì cho rằng ngoài kia còn có những hoàn cảnh, những mảnh đời còn khó khăn, cần được giúp đỡ hơn. Đáng nói, trong hơn 1.300 trường hợp này có những người là công nhân, là lao động tự do (buôn bán ve chai, nội trợ,...) trong nhiều tháng qua họ cũng đang phải tạm dừng công việc, không có thu nhập.

“Chiến binh áo trắng” vừa ra tuyến đầu chống dịch vừa hiến máu cứu người

BẠCH CÚC |

Tham gia công tác hiến máu cứu người, những ngày qua, đội ngũ y, bác sĩ Cần Thơ vừa tham gia tuyến đầu chống dịch, vừa hăng hái hiến máu tình nguyện để góp phần bổ sung lượng máu dự trữ đang khan hiếm.

Giáo viên ship từng bịch gạo, túi rau đến cho sinh viên tại các khu trọ

BẠCH CÚC |

Nhằm san sẻ khó khăn với các bạn sinh viên bị kẹt lại Cần Thơ trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, một nhóm tình nguyện viên đã cùng nhau vận động quyên góp, hỗ trợ lương thực thực phẩm giúp đỡ sinh viên và cả những người khó khăn trong mùa dịch.