Nhân viên gác chắn dũng cảm cứu đoàn tàu khỏi tai nạn

QUANG ĐẠI |

Làm nhân viên gác chắn đường sắt 27 năm, anh Dương Văn Kiên - thuộc cung đường sắt Chợ Sy, Công ty TNHH một thành viên Quản lý đường sắt Nghệ Tĩnh - đã nhiều lần dũng cảm lao ra đường sắt phát tín hiệu, kịp thời ngăn chặn các vụ tai nạn thảm khốc.

Dũng cảm, mạo hiểm cứu tàu

Ngày 29.2, anh Dương Văn Kiên - nhân viên gác chắn đường sắt tại km273+620 (Nghệ An) - đã có hành động dũng cảm, giúp tránh được vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Anh Kiên kể lại: “Lúc đó vào khoảng 10h30 ngày 29.2. Tôi chuẩn bị đóng gác chắn để tàu qua thì phát hiện xe đầu kéo 37C-157.47, kéo rơ móc 37R-009.90 do tài xế Phạm Đình Tuân (31 tuổi, trú huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) điều khiển, bị mắc kẹt trên đường ray. Lúc này, đoàn tàu hàng AH1 chạy hướng Hà Nội-TPHCM đang lao tới. Không kịp nghĩ nhiều, tôi liền nhanh chóng đóng rào chắn, chạy lại hô lớn giục tài xế chạy đi, đồng thời chạy nhanh theo hướng tàu đang đến, ra tín hiệu dừng tàu khẩn cấp”.

Lúc đó, anh Kiên chạy qua cầu đường sắt (cầu Lồi) dài 120m, chạy tiếp khoảng 80m nữa thì gần đến trước mặt đoàn tàu. Lái tàu nhìn thấy anh Kiên mặc trang phục ngành Đường sắt, cầm cờ ra tín hiệu dừng khẩn cấp nên hãm phanh, tàu kịp dừng cách ôtô vài chục mét. Vài phút sau, ôtô cũng tự tông gãy rào chắn, thoát ra khỏi đường ray, anh Kiên ra hiệu cho tàu tiếp tục hành trình.

Anh Kiên vui mừng vì vừa “giải cứu” được một vụ tai nạn đường sắt có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng. “Chạy ngược hướng tàu chạy rất nguy hiểm, nhưng vì an toàn của bao nhiêu người, phương tiện và hạ tầng ngành Đường sắt, nên tôi chấp nhận mạo hiểm” - anh Kiên chia sẻ.

Niềm vui sau mỗi chuyến tàu qua

Anh Dương Văn Kiên (sinh năm 1976; quê quán xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) đã công tác trong ngành Đường sắt, làm nhiệm vụ gác chắn gần 27 năm. Vợ anh là giáo viên THPT tại quê nhà, có hai con (một trai, một gái). Mặc dù thấy nghề của bố vất vả nhưng có niềm vui, sự thanh thản sau mỗi cung đường an toàn, con gái lớn của anh cũng muốn nối nghiệp bố.

Được biết, anh Dương Văn Kiên từng được tuyên dương nhiều lần vì có hành động dũng cảm trong việc cứu đường sắt và các đoàn tàu. Vào năm 2015, do hành động dũng cảm, nhanh chóng chạy ngược hướng tàu ra tín hiệu sự cố do có phương tiện mắc kẹt trên đường ray tại Km270+700, lái tàu dừng kịp thời tránh được vụ tai nạn, anh Kiên được Tổng Công ty Đường sắt và Công đoàn ngành Đường sắt tặng Giấy khen và tặng thưởng.

Trước đó, cách đây khoảng hơn chục năm, đang làm nhiệm vụ, vừa đóng rào chắn thì có một ông cụ đi tới, ngã xuống mắc kẹt trên đường ray. Anh Kiên đã chạy thốc tới, bồng ông cụ lao ra mép đường, tránh được tai nạn.

Ngoài ra, đã nhiều lần, trong lúc làm nhiệm vụ, phát hiện người dân gặp khó khăn trong quá trình tham gia giao thông, anh Kiên đều ra tay giúp đỡ. “Thực ra, tôi thấy việc làm của mình cũng bình thường, thấy người khác gặp khó khăn thì mình giúp trong điều kiện, khả năng có thể” - anh Kiên bộc bạch.

Làm nghề gác chắn, anh Kiên cho hay, công việc có phần đơn điệu, rất dễ buồn chán, thu nhập cũng không cao. Nhưng bù lại, có niềm vui lan tỏa sau mỗi ca trực, sau những chuyến tàu chở khách, hàng hóa an toàn đi qua.

Theo lãnh đạo đơn vị, gần 27 năm công tác, anh Kiên liên tục hoàn thành tốt, xuất sắc nhiệm vụ, bảo đảm chính xác, an toàn tuyệt đối cho các chuyến tàu và phương tiện liên quan. Với thành tích xuất sắc, anh nhiều lần nhận được danh hiệu “Kiện tướng an toàn chạy tàu”, liên tục đạt danh hiệu Lao động tiên tiến.

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Chuyện về cụ bà "vác tù và hàng tổng" giữa mùa dịch COVID-19

Nhật Vũ - Tạ Quang |

Mỗi ngày 2 lần, bà Nguyễn Thị Hồng cùng tổ giám sát dịch của phường Nhân Chính (Thanh Xuân, Hà Nội) lại xuống nhà có người đang tạm cách ly khi trở về từ vùng dịch của Hàn Quốc để kiểm tra thân nhiệt cũng như động viên và thăm hỏi gia đình. Chính những lời động viên, thăm hỏi ân cần ấy đã giúp cho người đang cách ly không bị mặc cảm. Cùng với đó bà cũng giúp cho những người xung quanh hiểu rõ về việc cách ly và không kì thị những người từ vùng dịch về Việt Nam.

Người phụ nữ nhân hậu sẻ chia khó khăn cùng bệnh nhân nghèo

Trần Khanh |

Thấu hiểu được nỗi vất vả của những bệnh nhân nghèo, bà Phạm Thị Tuyết (sinh năm 1960, ở số 83/7 đường Phạm Ngọc Hầu, phường Hoà Thạnh, quận Tân Phú, TPHCM) đã lập ra hội thiện nguyện, sau đó đến bệnh viện tặng thực phẩm, hàng hóa thiết yếu và tiền cho gia đình người bệnh có hoàn cảnh khó khăn.

“Bệnh tật không khiến tôi rời xa mọi người”

HƯNG THƠ |

Từng nổi tiếng là người truyền cảm hứng cho những bệnh nhân cùng mắc căn bệnh ung thư vượt lên nỗi đau, nay thấy tình trạng khan hiếm các mặt hàng phòng dịch COVID-19, chị Nguyễn Thúy Hương lại tìm tòi học cách làm nước rửa tay sát khuẩn để tặng và bày cho mọi người làm theo.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Chuyện về cụ bà "vác tù và hàng tổng" giữa mùa dịch COVID-19

Nhật Vũ - Tạ Quang |

Mỗi ngày 2 lần, bà Nguyễn Thị Hồng cùng tổ giám sát dịch của phường Nhân Chính (Thanh Xuân, Hà Nội) lại xuống nhà có người đang tạm cách ly khi trở về từ vùng dịch của Hàn Quốc để kiểm tra thân nhiệt cũng như động viên và thăm hỏi gia đình. Chính những lời động viên, thăm hỏi ân cần ấy đã giúp cho người đang cách ly không bị mặc cảm. Cùng với đó bà cũng giúp cho những người xung quanh hiểu rõ về việc cách ly và không kì thị những người từ vùng dịch về Việt Nam.

Người phụ nữ nhân hậu sẻ chia khó khăn cùng bệnh nhân nghèo

Trần Khanh |

Thấu hiểu được nỗi vất vả của những bệnh nhân nghèo, bà Phạm Thị Tuyết (sinh năm 1960, ở số 83/7 đường Phạm Ngọc Hầu, phường Hoà Thạnh, quận Tân Phú, TPHCM) đã lập ra hội thiện nguyện, sau đó đến bệnh viện tặng thực phẩm, hàng hóa thiết yếu và tiền cho gia đình người bệnh có hoàn cảnh khó khăn.

“Bệnh tật không khiến tôi rời xa mọi người”

HƯNG THƠ |

Từng nổi tiếng là người truyền cảm hứng cho những bệnh nhân cùng mắc căn bệnh ung thư vượt lên nỗi đau, nay thấy tình trạng khan hiếm các mặt hàng phòng dịch COVID-19, chị Nguyễn Thúy Hương lại tìm tòi học cách làm nước rửa tay sát khuẩn để tặng và bày cho mọi người làm theo.