Người Y tá hiến hàng nghìn mét vuông đất để xây trạm y tế ở cực Tây

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Cán bộ y tế ở vùng cao, biên giới là những người luôn phải chịu nhiều hi sinh, vất vả. Thế nhưng có một y tá đã tình nguyện theo nghề và hiến hàng nghìn mét vuông đất để xây trạm y tế phục vụ chăm sóc sức khỏe cho đồng bào ở cực Tây Tổ quốc.

Người Hà Nhì mến khách và thân thiện

Tôi được gặp ông Pờ Dần Sơn (bản Tả Kố Khừ, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) như là một cái duyên. Trong một lần đến cột mốc số 0 - A Pa Chải và tìm hiểu Tết cổ truyền của dân tộc Hà Nhì, chúng tôi đã được giới thiệu đến ngủ nhờ nhà ông Sơn vì ngày Tết nên nhà ai cũng kín chỗ.

4 người chúng tôi được bố trí nghỉ trên 2 chiếc giường đơn trong một căn phòng riêng của ngôi nhà gỗ đơn sơ nhưng ấm áp. Sáng sớm hôm sau, chúng tôi bị đánh thức bởi tiếng mổ lợn cúng ngày Tết (Tết của người Hà Nhì, gia đình nào cũng phải mổ 1 con lợn).

Đi một vòng quanh khu nhà, chúng tôi vô cùng ngạc nhiên và xúc động khi thấy các con, cháu của ông Pờ Dần Sơn ngủ la liệt mỗi người một nơi. Có người phải ngủ trên một chiếc ghế chỉ rộng bằng nửa tấm lưng vì đã dành chỗ ngủ cho chúng tôi - những vị khách từ xa đến.

Ông Pờ Dần Sơn. Ảnh: Văn Thành Chương
Ông Pờ Dần Sơn. Ảnh: Văn Thành Chương

Nửa đêm thứ 2, anh bạn đồng nghiệp trong đoàn bị sốt và run cầm cập khiến chúng tôi vô cùng lo lắng. Sau khi được chủ nhà thăm hỏi và cho thuốc uống, anh bạn lăn ra ngủ và không còn sốt nữa. Lúc đó, chúng tôi mới biết ông Sơn chính là người thầy thuốc của bản làng vùng cao - nơi ngã ba biên giới.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng, nhiều thế hệ đã gắn bó với mảnh đất cực Tây để bảo vệ và xây dựng quê hương biên giới. Năm 1987 - khi 19 tuổi, chàng thanh niên Pờ Dần Sơn xung phong đi bộ đội và đóng quân ở vùng biên giới Phong Thổ, Lai Châu.

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, chàng trai Hà Nhì tiếp tục được tạo điều kiện để đi học Trường sỹ quan Đà Lạt, thế nhưng, anh đã quyết định đi theo một hướng khác, đó là đi học ngành y để về chăm sóc sức khỏe cho đồng bào nơi biên giới.

Gần 20 năm nay, hằng ngày y tá Pờ Dần Sơn vẫn đều đặn đến trạm y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Gần 20 năm nay, hằng ngày, y tá Pờ Dần Sơn vẫn đều đặn đến trạm y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Người Y tá hiến hàng nghìn m2 đất xây trạm y tế ở cực Tây

Với suy nghĩ, để bảo vệ biên giới, bảo vệ Tổ quốc thì trước hết, mỗi người dân cần phải có sức khỏe. Trước đây, mỗi lần chứng kiến đồng bào mình bệnh nặng phải di chuyển cả ngày đường để đến cơ sở y tế, ông Pờ Dần Sơn luôn trăn trở.

Ngay sau đó, ông đã nộp đơn xin đi học lớp Sơ cấp y tá tại Lai Châu và được đào tạo liên tục trong thời gian 9 tháng. Sau khi học xong, ông được điều động về xã Chung Chải (cách nhà khoảng vài tiếng đi bộ).

Đến năm 2004, y tá Sơn được chuyển về xã Sín Thầu làm Trạm trưởng Trạm y tế xã. Trạm y tế cũng chưa được xây dựng mà chỉ là cơ sở tạm, bà con lại hay ốm đau nhiều nên ngoài lúc ở trạm thì người dân trong xã thường tìm đến tận nhà để khám bệnh và coi đó như một cơ sở điều trị.

Trạm y tế và khuôn viên được xây dựng trên mảnh đất hơn 2.400m2 do gia đình ông Pờ Dần Sơn hiến tặng. Ảnh: Văn Thành Chương
Trạm y tế và khuôn viên được xây dựng trên mảnh đất hơn 2.400m2 do gia đình ông Pờ Dần Sơn hiến tặng. Ảnh: Văn Thành Chương

"Có khi vừa vác cái cuốc lên nương thì lại có người gọi về cấp cứu bệnh nhân, hay có lúc nửa đêm vừa chợp mắt lại có tiếng người kêu khóc ngoài cổng gọi đi cấp cứu. Tất cả các trường hợp đó, mình không thể không làm vì đó là trách nhiệm của người thầy thuốc" - ông Sơn nói.

Khi xã Sín Thầu được Nhà nước quan tâm cấp nguồn để đầu tư xây xây trạm y tế thì lại không có đất để triển khai. Sau một thời gian vận động không được, y tá Sơn trên cương vị là trưởng trạm đã bàn với gia đình và quyết định hiến đất để trạm y tế xã sớm được xây dựng.

"Để trạm y tế có được vị trí thuận lợi như hiện nay, tôi đã đồng ý đổi 2 mảnh ruộng tốt nhất của gia đình cho một hộ dân trong xã. Sau đó hiến toàn bộ hơn 2.400m2 đất này để xây dựng trạm y tế và làm khuôn viên" - y tá Sơn nhớ lại.

Ông Pờ Dần Sơn trao đổi với phóng viên Báo Lao Động. Ảnh: Thanh Bình
Ông Pờ Dần Sơn trao đổi với phóng viên Báo Lao Động. Ảnh: Thanh Bình

Những năm gần đây, công tác chăm sóc sức khỏe người dân ngày càng được quan tâm hơn, do vậy đội ngũ cán bộ y tế cũng đòi hỏi phải nâng cao trình độ và chuẩn hóa chuyên môn. Vì tuổi đã cao nên ông Sơn đã quyết định không đi học tiếp. Vì thế chức trưởng trạm, ông cũng không còn giữ mà đã bàn giao cho những cán bộ có trình độ chuyên môn cao hơn.

Nói về y tá Sơn, ông Lò Văn Doãn - Phó Trưởng trạm phụ trách Trạm y tế xã Sín Thầu cho biết: "Với kinh nghiệm lâu năm và lòng nhiệt huyết, tận tâm với công việc, ông Pờ Dần Sơn vẫn luôn là tấm gương sáng cho cán bộ, nhân viên y tế trong đơn vị noi theo".

Với những tâm huyết và cống hiến cho ngành y tế suốt trong nhiều năm qua, ông Pờ Dần Sơn đã 2 lần vinh dự được Bộ Y tế tặng thưởng Bằng khen và rất nhiều giấy khen của các cấp chính quyền địa phương.

Thế nhưng với ông Sơn, phần thưởng lớn nhất chính là sức khỏe của đồng bào mình, của những người dân biên giới luôn sát cánh cùng các lực lượng để bảo vệ và giữ vững biên cương Tổ quốc.

VĂN THÀNH CHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Điện Biên: 2 bố con cùng bị bắt giam vì hành vi hủy hoại rừng

THANH BÌNH |

Ngày 17.4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên đã khởi tố, bắt tạm giam Mùa A Sình và con trai là Mùa A Phùa để điều tra về tội hủy hoại rừng.

Bến xe khách Điện Biên có mức đấu giá khởi điểm gần 57 tỉ

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Khu đất rộng gần 2.600 m2 thuộc bến xe khách (cũ) được đấu giá với mức khởi điểm gần 57 tỉ đồng cho 50 năm sử dụng.

Làm việc tại trạm y tế xã có được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề không?

Minh Hương |

Bạn đọc hỏi: Làm việc tại trạm y tế xã có được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề y tế không?

Trở lại nơi xuất hiện căn bệnh lạ ở xứ Mường

Minh Nguyễn |

Trẻ mắc bệnh khiến cơ thể gầy mòn, biến dạng và phát triển chậm. Căn bệnh hiếm gặp này đã khiến 4 đứa trẻ ở xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình tử vong.

Tết Hàn thực, người dân xếp hàng từ tờ mờ sáng mua bánh trôi, bánh chay

MINH HÀ - BẢO THOA |

Từ 6 giờ sáng ngày Tết Hàn thực (ngày 3.3 Âm lịch), người dân Hà Nội đã "rồng rắn" xếp hàng dài mua bánh trôi, bánh chay ở cửa hàng nổi tiếng nằm trên phố Ngô Thì Nhậm.

Cách làm bánh trôi, bánh chay ngũ sắc đẹp mắt cúng Tết Hàn thực

TUỆ NHI (TỔNG HỢP) |

Vào Tết Hàn thực (3.3 Âm lịch) hàng năm, người dân thường dâng bánh trôi, bánh chay để bày tỏ lòng thành với tổ tiên, cầu mong một năm an lành, mưa thuận gió hòa. Hãy cùng tham khảo cách làm bánh trôi, bánh chay dưới đây để chuẩn bị cho mâm cúng gia tiên.

PODCAST: Gồng mình với muôn vàn áp lực tại trường THPT chuyên

Phương Hà - Hoàng Minh |

Nhắc đến trường THPT chuyên chúng ta thường nghĩ đến một môi trường với chất lượng đào tạo tiên tiến, toàn diện và những học sinh xuất sắc. Nhiều phụ huynh và học sinh cho rằng đỗ vào trường chuyên đã khó, học tại trường chuyên lại càng khó hơn. Bởi tại đây, các học sinh sẽ cần đối mặt với những áp lực về lịch học, lịch thi dày đặc hay áp lực về việc phải giỏi, phải có thành tích xuất sắc để không bị lùi lại phía sau.

Arsenal hòa trận thứ ba liên tiếp

TAM NGUYÊN |

Arsenal tạm hơn Manchester City 5 điểm nhưng đã đá nhiều hơn 2 trận…

Điện Biên: 2 bố con cùng bị bắt giam vì hành vi hủy hoại rừng

THANH BÌNH |

Ngày 17.4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên đã khởi tố, bắt tạm giam Mùa A Sình và con trai là Mùa A Phùa để điều tra về tội hủy hoại rừng.

Bến xe khách Điện Biên có mức đấu giá khởi điểm gần 57 tỉ

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Khu đất rộng gần 2.600 m2 thuộc bến xe khách (cũ) được đấu giá với mức khởi điểm gần 57 tỉ đồng cho 50 năm sử dụng.

Làm việc tại trạm y tế xã có được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề không?

Minh Hương |

Bạn đọc hỏi: Làm việc tại trạm y tế xã có được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề y tế không?