Người tiếp sức cho những cử nhân nghèo thành Phó giáo sư, tiến sĩ

Lục Tùng |

Không chỉ có tầm nhìn về tiềm năng con người, PGS.TS Nguyễn Văn Đệ - nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Đồng Tháp (TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp) còn táo bạo xây dựng cơ chế tài chính giúp giảng viên có thêm điều kiện hoàn thành chương trình sau đại học. Chính điều này đã giúp cho nhiều con em nông dân trở thành nhà khoa học.

“Thầy Đệ đã “khai sinh” học hàm phó giáo sư cho tôi” - đã 15 năm trôi qua, nhưng PGS.TS Hồ Sỹ Thắng, Trưởng phòng Đào tạo sau đại học (Trường Đại học Đồng Tháp) vẫn nhớ như in về câu chuyện về hành động táo bạo của người thầy mà ông xem như người cha thứ hai của mình.

PGS.TS Nguyễn Văn Đệ. Ảnh: LT
PGS.TS Nguyễn Văn Đệ. Ảnh: LT

Thầy Đệ mà Phó giáo sư Hồ Sỹ Thắng nhắc đến chính là PGS.TS Nguyễn Văn Đệ, người vừa rời cương vị Hiệu trưởng Trường Đại học Đồng Tháp.

Chuyện bắt đầu vào năm 2003, PGS.TS Nguyễn Văn Đệ trong vai trò Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính (Trường Đại học Đồng Tháp) ra Đại học Vinh chọn sinh viên vừa tốt nghiệp về đào tạo bổ sung cho đội ngũ giảng viên.

PGS.Ts Nguyễn Văn Đệ trong sự kiện triển lãm ảnh về Đại tướng Võ Nguyên Giáp của Đại tá Trần Hồng tại ĐH Đồng Tháp. Ảnh: LT
PGS.Ts Nguyễn Văn Đệ trong sự kiện triển lãm ảnh về Đại tướng Võ Nguyên Giáp của Đại tá Trần Hồng tại ĐH Đồng Tháp. Ảnh: LT

Sau khi chọn đủ nhân sự cho các bộ môn cần thiết theo kế hoạch, về tới Đồng Tháp, ông Đệ bất ngờ nhận được thư tay của tân cử nhân Hồ Sỹ Thắng bày tỏ mong muốn được về Đại học Đồng Tháp công tác để có điều kiện nghiên cứu, học nâng cao.

“Lúc này tôi nhớ ra trong hồ sơ mà Đại học Vinh giới thiệu có Thắng với điểm số học tập cũng rất ấn tượng. Tuy nhiên do trong lớp này có một người có điểm số tốt nên chúng tôi đã chọn” - ông Đệ nhớ lại.

Nhưng sau khi đọc tâm thư của Thắng, ông Đệ cảm nhận đằng sau những dòng chữ ấy là cả tâm huyết với nghề. Bởi chỉ có người hết lòng với nghề mới có đủ cảm đảm viết thư bày tỏ khi mọi chuyện đã an bài. Vì vậy ông Đệ đã mạnh dạn tham mưu, thuyết phục hiệu trưởng Trường Đại học Đồng Tháp lúc đó là TS Lê Hiển Dương tuyển Thắng.

Không phụ lòng tin, ngay năm đầu về Trường Đại học Đồng Tháp, Thắng đã thi và trúng tuyển khóa đào tạo Thạc sĩ. Sau đó chàng trai xứ Diễn Châu (Nghệ An) hoàn thành học vị Tiến sĩ chuyên ngành Hóa Học khi tròn 35 tuổi. Và đúng 15 năm sau khi về Trường Đại học Đồng Tháp, Hồ Sỹ Thắng được xét công nhận học hàm Phó giáo sư.  

PGS.TS Nguyễn Văn Đệ tặng tủ sách cho ĐH Đồng Tháp trước khi nghỉ hưu. Ảnh: LT
PGS.TS Nguyễn Văn Đệ tặng tủ sách cho ĐH Đồng Tháp trước khi nghỉ hưu. Ảnh: LT

Nhưng với PGS.TS Hồ Sỹ Thắng, chính PGS.TS Nguyễn Văn Đệ đã “khai sinh” cho mình học vị, học hàm này. “Không chỉ mạnh dạn nhận vào làm việc, thầy Đệ còn xây dựng cơ chế tài chính để những người có hoàn cảnh khó khăn như tôi có thêm điều kiện học nâng cao trình độ” - PGS.TS Hồ Sỹ Thắng chia sẻ.

PGS Nguyễn Văn Đệ đã từng bước thuyết phục thành viên lãnh đạo thống nhất cơ chế tài chính cho giảng viên tạm ứng để học sau Đại học. Mọi giảng viên sau khi trúng tuyển đầu vào Thạc sĩ, Tiến sĩ có nhu cầu, sẽ được nhà trường cho tạm ứng kinh phí tương ứng với lộ trình học tập. Sau đó sẽ dần trả lại theo lương.

Theo PGS.TS Hồ Sỹ Thắng, chính sách mang tính “xé rào” này không những đã giúp hàng chục con em nông dân nghèo được tiếp sức tài chính, mà còn vun đắp, động viên sức mạnh tinh thần để vượt qua những khó khăn trong học tập, nghiên cứu.

PGS.TS Nguyễn Văn Đệ trong ngày nhận Huân chương Lao động hạng Nhì. Ảnh: LT
PGS.TS Nguyễn Văn Đệ trong ngày nhận Huân chương Lao động hạng Nhì. Ảnh: LT

Dùng cả tấm lòng cưu mang, nâng đỡ nhiều con em xuất thân từ gia đình nghèo vươn lên thành TS, PGS... Cuối năm 2019, khi chuẩn bị nghỉ hưu, PGS.TS Nguyễn Văn Đệ lại mang tiền gom góp để trang bị cho trường tủ sách gần 500 đầu sách với mong muốn tiếp tục hỗ trợ giảng viên trẻ tiến thân trên đường khoa học.

Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

“Bà tiên” giữa đời thường ở thành phố biển

NGUYÊN ANH |

Ở cái tuổi 71, đáng ra bà Xuân đã an dưỡng tuổi già bên con cháu, thế nhưng mọi việc lớn nhỏ ở địa phương, nơi nào có người cần bà đều có mặt.

Thầy giáo chi tiền xây phòng thí nghiệm cho học trò thoát cảnh học "chay"

Thu Hà - Lan Anh - Thùy Dung |

Chứng kiến thực trạng một số thế hệ học trò phải học “chay”, học mà ít được “hành”, nên thầy Mai Văn Túc (Trường Chuyên Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội) đã quyết định đầu tư tiền bạc, công sức để nghiên cứu, xây dựng nhiều phòng thí nghiệm cho học sinh ở nhiều trường và nhiều địa phương trên cả nước.

Trường Đại học Đồng Tháp chế tạo nước rửa tay khô tặng miễn phí trường THPT

LAN NGÔ |

Để góp phần cùng cả nước phòng chống dịch Covid-19 trong nhà trường, đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên khi đi học trở lại, Trung tâm phân tích hóa học Trường Đại học Đồng Tháp tiến hành nghiên cứu và chế tạo nước rửa tay khô để sử dụng trong nhà trường, bên cạnh còn tặng miễn phí cho các trường THPT trong tỉnh.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

“Bà tiên” giữa đời thường ở thành phố biển

NGUYÊN ANH |

Ở cái tuổi 71, đáng ra bà Xuân đã an dưỡng tuổi già bên con cháu, thế nhưng mọi việc lớn nhỏ ở địa phương, nơi nào có người cần bà đều có mặt.

Thầy giáo chi tiền xây phòng thí nghiệm cho học trò thoát cảnh học "chay"

Thu Hà - Lan Anh - Thùy Dung |

Chứng kiến thực trạng một số thế hệ học trò phải học “chay”, học mà ít được “hành”, nên thầy Mai Văn Túc (Trường Chuyên Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội) đã quyết định đầu tư tiền bạc, công sức để nghiên cứu, xây dựng nhiều phòng thí nghiệm cho học sinh ở nhiều trường và nhiều địa phương trên cả nước.

Trường Đại học Đồng Tháp chế tạo nước rửa tay khô tặng miễn phí trường THPT

LAN NGÔ |

Để góp phần cùng cả nước phòng chống dịch Covid-19 trong nhà trường, đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên khi đi học trở lại, Trung tâm phân tích hóa học Trường Đại học Đồng Tháp tiến hành nghiên cứu và chế tạo nước rửa tay khô để sử dụng trong nhà trường, bên cạnh còn tặng miễn phí cho các trường THPT trong tỉnh.