Người Cồn Sơn gói “Tết quê” gửi đến nơi biên ải

SƠN VY - NHẬT THỊNH |

Gần một tuần nay, căn nhà nhỏ của Má Năm ở Cồn Sơn (quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ) rộn ràng như thể nhà có đám tiệc. Rất đông bà con xứ cồn đến đây để cùng nhau làm các loại bánh mứt tết để đặc sản Tết quê kịp đến với các chiến sĩ đang ngày đêm giữ phòng tuyến biên giới tại Kiên Giang.

Những bếp lửa giữa dòng sông Hậu

Để có được những món quà Tết ý nghĩa đến tay các chiến sĩ canh giữ biên giới, bà con Cồn Sơn đã họp lại lấy ý kiến. Mọi người thống nhất cùng nhau làm ra những sản phẩm bánh mứt truyền thống ngày Tết bằng chính những nguyên liệu tự nhiên, có sẵn tại Cồn Sơn. Mà nói như lời Má Năm (tên gọi thân mật của bà Phan Thị Kim Phước, chủ nhà vườn Song Khánh) là chỉ có quà quê hương thì mới đong đầy hương vị Tết và các chiến sĩ ở xa mới có thể hưởng trọn không khí Tết quê nhà trong mỗi chiếc bánh, miếng mứt.

Để thực hiện ý tưởng này, bà con Cồn Sơn chia nhau trên tiêu chí “ai có gì góp nấy”. Nhà vườn Phương Mi của chị Hiền thì hùn đu đủ làm mứt; nhà vườn Công Minh thì nổi lửa nổ cốm rồi mang qua Song Khánh cùng ngào, cùng cán cốm, cắt cốm; nhà cô Ba Trang nhận phụ trách làm bánh in... Với cách thức như vậy, mỗi nhà một sản phẩm, bà con cùng nhau làm ra hàng loạt đặc sản mang đậm hương vị Tết quê từ bàn tay của các nghệ nhân nghề bánh mứt truyền thống ở Cồn Sơn như mứt dừa, mứt chuối, mứt gừng...

Cứ như vậy, bên bếp lửa bập bùng trong những căn nhà lá giữa dòng sông Hậu lúc nào cũng rộn vang tiếng cười nói. Mỗi người một công đoạn, nhanh tay nhanh chân. Thoáng chốc, những chiếc bánh, mẻ mứt nóng hổi thơm ngon được ra lò. Đến ngày 19.1, số lượng bánh mứt mà bà con Cồn Sơn làm ra cũng đã gần đạt so với mục tiêu ban đầu với hơn 100 hộp mứt đu đủ, 100 hộp mứt gừng, 100 hộp mứt chuối, 100 mẻ cốm nổ cùng hàng nghìn chiếc bánh in...

Bạn Cao Phương Vy, một tình nguyện viên cùng tham gia làm bánh mứt, chia sẻ: “Theo dõi thông tin qua báo đài, tôi rất xúc động trước hình ảnh các chiến sĩ đang ngày đêm không ngủ, ăn uống thiếu thốn để giữ gìn bình yên trên tuyến biên giới cho người dân hưởng một cái Tết trọn vẹn. Các anh đã hy sinh phần mình, thậm chí đến cái giao thừa chỉ có 1 lần trong năm cũng không về nhà được với gia đình. Vì vậy, tôi tham gia hoạt động này, với mong muốn tiếp thêm động lực cho các chiến sĩ và để các anh biết rằng nhân dân luôn hướng về các anh”.

Đau đáu hướng về biên ải

Giải thích về hoạt động này, chị Lê Thị Bé Bảy kể: “Từ hồi dịch đợt đầu, cả nước thực hiện giãn cách xã hội, bà con Cồn Sơn đã gói 1.000 đòn bánh tét ra thăm các anh bộ đội tại các chốt gác ở An Giang và Kiên Giang. Mặc dù, đã biết trước hoàn cảnh canh gác biên giới của các chiến sĩ vô cùng khó khăn, nhưng khi đến tận nơi, chúng tôi vẫn rất bất ngờ khi chứng kiến các chiến sĩ phải sống trong môi trường rất khắc nghiệt…”.

Chị Bảy cho biết, sau chuyến đi ấy, người dân Cồn Sơn cứ đau đáu trong lòng. Ăn món gì ngon cũng nhớ đến các chiến sĩ. Khi ngày Tết cận kề, nghĩ đến các chiến sĩ vẫn ở đó để canh gác biên cương trong thời tiết lạnh giá, người dân Cồn Sơn quyết định cùng nhau tiếp tục làm chút gì đó để gửi đến các chiến sĩ, như một lời chúc, lời cảm ơn để tiếp thêm tinh thần cho các anh.

Hầu hết hộ dân tại Cồn Sơn đều phải duy trì nguồn thu nhập hằng ngày cho gia đình bằng hoạt động du lịch, nên để thực hiện được kế hoạch này, các gia đình phải sắp xếp làm mọi lúc, mọi nơi. Rảnh tay lúc nào là làm lúc đó.

Má Bảy (tên thân mật của bà Phạm Kim Ngân) nói: “Bà con không ngại thức khuya dậy sớm. Chỉ sợ không làm kịp quà Tết cho các chiến sĩ thôi. Nên hễ cứ rảnh giờ nào là làm giờ đó hoặc tranh thủ chế biến sẵn nguyên liệu, khi nào rảnh là bắt tay vào làm”. Má Năm cũng tiếp lời: “Rút kinh nghiệm lần trước mình gói 1.000 đòn bánh tét nhưng bánh này chỉ để được 5 ngày, lần này các loại bánh mứt ngày tết chúng tôi làm sử dụng được hơn 1 tháng”.

Tận mắt chứng kiến không khí khẩn trương, những giọt mồ hôi lăn dài trên má của người dân Cồn Sơn, mới thấy được tấm lòng, tình yêu thương của hậu phương dành cho tiền tuyến. Công việc tất bật nhưng ẩn chứa trong đó là niềm vui đồng hành, chia sẻ. Những gói bánh mứt nhỏ nhưng đã gói trọn Tết quê, gói trọn tấm lòng của người dân gửi ra biên ải. “Niềm mong mỏi nhỏ từ bà con Cồn Sơn đơn giản chỉ là vùng biên giới được yên bình, dịch bệnh COVID-19 chấm dứt để các chiến sĩ được về nhà, vì ai cũng cần có xuân như nhau. Ai cũng xứng đáng có được niềm vui sum vầy hạnh phúc” - lời tâm sự của Má Năm cũng là niềm mong mỏi chung của tất cả những người dân đang mong chờ một cái Tết yên bình, hạnh phúc.

SƠN VY - NHẬT THỊNH
TIN LIÊN QUAN

Cô gái dân tộc Mông đem lửa yêu thương đến với bản làng

Hương Mai |

Xuất phát từ mong muốn làm điều gì đó cho quê hương, cô sinh viên dân tộc Mông Lồ Thị Sáy đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa cho bản làng của mình.

Nụ cười hạnh phúc từ việc cắt tóc miễn phí

LAN NHƯ |

Tại Yên Xá (Thanh Trì, Hà Nội), một nhóm bạn trẻ chuyên cắt tóc miễn phí cho tài xế xe ôm công nghệ, người già không nơi nương tựa, người bán vé số…. Đó là các nhân viên đến từ một tiệm cắt tóc.

Hàng nghìn người mặc mưa rét, đi hiến máu ngày Chủ nhật đỏ

Hiền Linh |

Ngày 17.1, Chương trình “Chủ nhật đỏ” lần thứ XIII năm 2021 chính thức được khai mạc tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Mặc dù trời lạnh và có mưa vào buổi sáng nhưng vẫn không ngăn được bước chân của các bạn trẻ đến với điểm hiến máu.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Cô gái dân tộc Mông đem lửa yêu thương đến với bản làng

Hương Mai |

Xuất phát từ mong muốn làm điều gì đó cho quê hương, cô sinh viên dân tộc Mông Lồ Thị Sáy đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa cho bản làng của mình.

Nụ cười hạnh phúc từ việc cắt tóc miễn phí

LAN NHƯ |

Tại Yên Xá (Thanh Trì, Hà Nội), một nhóm bạn trẻ chuyên cắt tóc miễn phí cho tài xế xe ôm công nghệ, người già không nơi nương tựa, người bán vé số…. Đó là các nhân viên đến từ một tiệm cắt tóc.

Hàng nghìn người mặc mưa rét, đi hiến máu ngày Chủ nhật đỏ

Hiền Linh |

Ngày 17.1, Chương trình “Chủ nhật đỏ” lần thứ XIII năm 2021 chính thức được khai mạc tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Mặc dù trời lạnh và có mưa vào buổi sáng nhưng vẫn không ngăn được bước chân của các bạn trẻ đến với điểm hiến máu.