Nảy ra ý tưởng bảo vệ môi trường khi thấy ống hút nhựa mắc trong mũi rùa

HOÀI ANH - NGUYỄN HÀ |

Đau đớn và day dứt khi nhìn thấy hình ảnh một nhà nghiên cứu về biển lấy 1 chiếc ống hút nhựa mắc trong mũi một chú rùa ở Costa Rica, chị Võ Quốc Thảo Nguyên (Long An) và những người đồng hành đã nhen nhóm một ý tưởng là tìm các giải pháp từ thiên nhiên để thay thế ống hút nhựa.

Mỗi ngày, tại Mỹ có khoảng 5 triệu chiếc ống hút nhựa bị vứt bỏ. Mỗi năm cả thế giới thải ra khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa. Nhưng chỉ có 9% được tái chế.

Nhằm thay thế hoàn toàn ống hút nhựa, chị Thảo Nguyên đã nghiên cứu phương pháp xử lý cỏ bàng để sản xuất ra ống hút cỏ. Và từ đây, thương hiệu ống hút cỏ bàng - Green Joy ra đời.

"Câu chuyện của tôi bắt nguồn từ việc tôi xem clip một ống hút nhựa mắc kẹt trong mũi một chú rùa, khi đó tôi thấy đau đớn và nghĩ mình cần phải làm gì đó. Tuy nhiên một mình tôi thì không thể làm được gì nhiều, nên tôi nghĩ mình nên làm ra một sản phẩm nào đó để cả cộng đồng có thể sử dụng, góp phần giảm thiểu rác thải nhựa. Và sản phẩm đó chính là ống hút cỏ", chị Nguyên nói.

Cỏ bàng (còn gọi là cây bàng, cây cói) thường mọc trên vùng đất nhiễm phèn ở đồng bằng sông Cửu Long. Từ lâu, nông dân ở đây đã biết sử dụng nguồn nguyên liệu có sẵn này để chế tác thành các vật dụng thủ công mỹ nghệ như đan đệm, chiếu, giỏ xách, nón, lợp nhà…

Với giải pháp này, Green Joy còn giúp cho người nông dân miền Tây có thêm việc làm và thu nhập từ việc trồng cỏ. Nếu như trước đây, người dân bán một bó cỏ bàng tươi giá chỉ từ 10.000 – 12.000 đồng nhưng khi bán cho dự án của Thảo Nguyên thì mỗi bó sẽ được bán với giá 25.000 – 30.000 đồng.

Ngoài ra cỏ bàng còn là nguồn thức ăn quý giá cho loài sếu đầu đỏ, loài chim có nguy cơ bị tuyệt chủng. Việc trồng, sản xuất và bảo tồn các cánh đồng cỏ bàng giúp bà con nông dân giữ vững vùng đất nguyên thủy này và bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên và các sinh vật quý hiếm.

90% quy trình sản xuất ống hút cỏ của Green Joy được tự động hoá, sử dụng năng lượng mặt trời giúp giảm thiểu lượng tiêu thụ điện, nước và đặc biệt là lượng khí thải carbon ra môi trường ở mức thấp nhất. Quy trình tạo ra một ống hút cỏ phải trải qua các bước sau: Thu hoạch cỏ và bán cho cơ sở sản xuất, cắt thành ống nhỏ có chiều dài từ 18cm – 20 cm, thông ống, sấy và tiệt trùng. Ống hút cỏ tươi thì gói trong lá chuối còn ống hút cỏ khô thì gói bằng bao giấy.

Ống hút cỏ của Green Joy. Ảnh: NVCC
Ống hút cỏ của Green Joy. Ảnh: NVCC
Ống hút cỏ của Green Joy. Ảnh: NVCC

Khoảng thời gian đầu mới tiếp cận thị trường, ống hút cỏ của chị Nguyên không được chào đón. Tuy nhiên sau khoảng 2-3 tháng, mọi người bắt đầu tò mò về sản phẩm và đặt mua nhiều.

"Thời gian đầu chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc thuyết phục khách hàng sử dụng ống hút cỏ. Tuy nhiên sau đó, chúng tôi cũng may mắn nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng, tổ chức phi chính phủ nên được nhiều người biết đến và ủng hộ", chị Nguyên tâm sự.

Mới đây, trong cuộc thi “Thử thách sáng tạo giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa” trong khu vực ASEAN (EPPIC) 2020, Green Joy với sản phẩm ống hút cỏ đã là một trong 4 đội giành chiến thắng chung cuộc. Green Joy nhận được số vốn ban đầu lên tới 18.000 USD để áp dụng các giải pháp của họ ở Vịnh Hạ Long và đảo Samui, cũng như được tham gia chương trình đào tạo tăng tốc trong 9 tháng, và có cơ hội kết nối với các doanh nghiệp đầu tư và các doanh nghiệp phát triển chủ chốt khác trong khu vực ASEAN.

Green Joy giành chiến thắng trong cuộc thi “Thử thách sáng tạo giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa” trong khu vực ASEAN (EPPIC) 2020. Ảnh: Hoài Anh

"Chúng tôi đã có kế hoạch phát triển tại Hạ Long trong thời gian tới. Chúng tôi sẽ làm việc với bộ ban ngành ở Hạ Long, cùng với Hội liên hiệp phụ nữ để đưa ống hút cỏ này ra vịnh Hạ Long – nơi đã cấm sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần. Đặc biệt , chúng tôi sẽ bán cho chuỗi nhà hàng khách sạn, du thuyền xanh, đóng gói làm quà tặng cho bạn bè quốc tế", chị Thảo Nguyên tâm sự.

HOÀI ANH - NGUYỄN HÀ
TIN LIÊN QUAN

Nữ sinh dạy tiếng Anh miễn phí cho người khiếm thị vì lí do đặc biệt

HOÀI ANH |

Dành một buổi sáng trong tuần để dạy tiếng Anh cho người khiếm thị, Nguyễn Thị Thuý Quỳnh (sinh viên năm 3, Đại học Hà Nội) nói hành động này của mình là vì một lí do đặc biệt.

Giảm thiểu rác thải nhựa: Bí mật đằng sau những chiếc “túi biết thở”

HOÀI ANH - NGUYỄN HÀ |

Với mong muốn giảm thiểu lượng rác thải nhựa ra môi trường và giúp bảo quản thực phẩm lâu hơn, chị Trần Thị Diễm My và các thành viên của Galaxy Biotech đã cho ra đời bao bì bảo quản sinh học, hay còn gọi là “túi biết thở”.

Nhóm sinh viên "nhốt" nhựa, tái chế thành viên gạch nhẹ

HOÀI ANH |

Xốp từng được coi là sản phẩm khó tái chế, thế nhưng chúng đã được nhóm sinh viên sinh viên Khoa Kỹ Thuật Hoá học (Trường Đại học Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM) "hô biến" thành những viên gạch nhẹ, đạt tiêu chuẩn chịu nén M50 của Việt Nam.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Nữ sinh dạy tiếng Anh miễn phí cho người khiếm thị vì lí do đặc biệt

HOÀI ANH |

Dành một buổi sáng trong tuần để dạy tiếng Anh cho người khiếm thị, Nguyễn Thị Thuý Quỳnh (sinh viên năm 3, Đại học Hà Nội) nói hành động này của mình là vì một lí do đặc biệt.

Giảm thiểu rác thải nhựa: Bí mật đằng sau những chiếc “túi biết thở”

HOÀI ANH - NGUYỄN HÀ |

Với mong muốn giảm thiểu lượng rác thải nhựa ra môi trường và giúp bảo quản thực phẩm lâu hơn, chị Trần Thị Diễm My và các thành viên của Galaxy Biotech đã cho ra đời bao bì bảo quản sinh học, hay còn gọi là “túi biết thở”.

Nhóm sinh viên "nhốt" nhựa, tái chế thành viên gạch nhẹ

HOÀI ANH |

Xốp từng được coi là sản phẩm khó tái chế, thế nhưng chúng đã được nhóm sinh viên sinh viên Khoa Kỹ Thuật Hoá học (Trường Đại học Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM) "hô biến" thành những viên gạch nhẹ, đạt tiêu chuẩn chịu nén M50 của Việt Nam.