Mất việc vì COVID-19, chàng trai làm cầu nối mang nông sản đến khu cách ly

Minh Ánh |

Kể từ thời điểm Cần Thơ bùng phát dịch, Lâm Đại Phú - chàng trai 21 tuổi sống tại Phong Điền, Cần Thơ đã giúp người dân tiêu thụ hơn 12  tấn nông sản, sau đó gửi đến bà con gặp khó khăn trong vùng dịch.

Suốt 2 tháng nay, Lâm Đại Phú đã trở thành cái tên quen thuộc đối với nhiều nông dân tại Phong Điền, Cần Thơ. Nhiều người biết đến và gọi Phú để quyên góp nông sản. Khi thì trái mướp, khi thì chanh, hạnh, đu đủ đến cả bông súng, những sản phẩm này sẽ được Phú kết nối với các đầu mối để vận chuyển đến bà con ở vùng dịch - nơi thiếu thốn lương thực, thực phẩm để chống chọi với dịch bệnh.

Chàng trai Lâm Đại Phú, 21 tuổi, hiện đang sinh sống tại Phong Điền, Cần Thơ. Ảnh: MA
Chàng trai Lâm Đại Phú, 21 tuổi, hiện đang sinh sống tại Phong Điền, Cần Thơ. Ảnh: MA

Phú là chàng trai 21 tuổi, sống tại huyện Phong Điền, Cần Thơ. Dịch bệnh bùng phát khiến chàng thanh niên mất công việc phục vụ tại quán ăn. Thấy bà con ở các khu phong toả thiếu đồ ăn, Phú đã vận động bà con quanh vùng quyên góp nông sản, bạn chia sẻ: "Mới đầu, em cùng gia đình đi xin mớ rau của bà con, sau đó, em có đăng tải lên mạng xã hội, bà con biết tới và gọi điện tới cho đồ”.

Ông Hà Ngọc Sương, nông dân trồng đu đủ tại xã Trường Long, Phong Điền cho biết: "Vụ này vườn nhà tôi có khoảng 4 tấn đu đủ, do dịch bệnh nên chúng tôi không thể tiêu thụ được. Bữa trước tôi thấy Phú đăng tải trên mạng xã hội, nên gọi điện cho Phú và hẹn ngày vào hái". Ông Sương cho biết gia đình ông rất vui khi được làm một điều ý nghĩa giúp cho bà con.

Phú cùng hộ gia đình ông Hà Ngọc Sương thu gom đu đủ để mang gửi tặng bà con vùng dịch. Ảnh: MA
Phú cùng hộ gia đình ông Hà Ngọc Sương thu gom đu đủ để mang gửi tặng bà con vùng dịch. Ảnh: MA

Ông Lê Văn Tuấn, nông dân trồng chanh xã Trường Long, cho biết, mọi năm trước, đến thời điểm này gia đình ông đã tiêu thụ được hết nông sản, nhưng do bệnh dịch kéo dài nên ông cũng như các hộ dân khác ở đây bán không được, nông sản vẫn còn trên cây, thậm chí để chín không hái. "Vì vậy tôi xin gửi tặng nông sản đến cho bà con đang gặp khó khăn hơn mình", ông Tuấn nói.

Sau một thời gian triển khai, Phú trở nên nổi tiếng và được nhiều bà con tin tưởng, có người đã tự thu gom nông sản và mang đến quyên góp.

“Có nhiều cô chú biết mình quyên góp nông sản cho bà con vùng dịch, cô chú đã tự mang nông sản đến tận nơi nhóm đang thu hoạch. Người khệ nệ vác, người đặt hẹn một ngày gần nhất qua lấy. Khi ấy nhóm rất cảm kích, mình cảm thấy lời cảm ơn không thể diễn tả hết sự biết ơn của mình dành cho bà con”, Phú chia sẻ.

Tính đến nay, Phú cùng bạn bè, người thân đã quyên góp được hơn 12 tấn nông sản, ủng hộ bà con vùng dịch. Ảnh: MA
Tính đến nay, Phú cùng bạn bè, người thân đã quyên góp được hơn 12 tấn nông sản, ủng hộ bà con vùng dịch. Ảnh: MA

Chỉ cần một cú điện thoại, Phú cùng bạn bè và người thân đi đến tận rẫy thu hoạch rau, củ cùng nông dân. Nhóm thu hoạch hiện có 12 thành viên, có bạn đang là học sinh. Phú cho biết, đồng hành nhiều nhất cùng mình trong công việc này là mẹ nuôi Ngô Thị Kim Ngân.

“Đây là khoảng thời gian và sẽ là kỷ niệm đáng nhớ nhất của mình cùng mọi người”, Phú chia sẻ.

“Đối tác” thường xuyên của Phú là "Chuyến xe yêu thương" - chương trình do Thành đoàn Cần Thơ, Công đoàn ngành GDĐT TP Cần Thơ và trường PT Thái Bình Dương tổ chức. Từ những chuyến xe này, rau, củ và nhu yếu phẩm được mang đến tặng người dân trong các khu phong tỏa.

Từ đầu mùa dịch, Phú được bà con quyên góp rất nhiều loại nông sản như chanh, hạnh, đu đủ, mít, rau muống,...Ảnh: Tạ Quang
Từ đầu mùa dịch, Phú được bà con quyên góp rất nhiều loại nông sản như chanh, hạnh, đu đủ, mít, rau muống,...Ảnh: Tạ Quang

Anh Nguyễn Tây Du, tình nguyện viên của Chuyến xe yêu thương cho biết, “từ đầu mùa dịch, nhóm đã nhận được khoảng từ 4-5 tấn nông sản của nhóm bạn Phú hỗ trợ. Những nông sản này sẽ được chúng tôi phân phối đến người dân ở khu phong toả trên địa bàn thành phố, hoặc những người dân nghèo đang gặp khó khăn”.

Ngoài quyên góp cho Chuyến xe yêu thương, Phú cũng cùng nhóm tự vận chuyển đến rất nhiều khu phong toả khác trên địa bàn. Tính từ đầu mùa dịch đến nay, nhóm đã thu hoạch hơn 12 tấn rau củ, trái cây cho bà con gặp khó khăn.

Hiện, Phú cùng bạn bè và người thân vẫn đang tiếp tục kết nối và kêu gọi hỗ trợ từ bà con để hỗ trợ những người khó khăn. Công việc sẽ được duy trì cho đến khi đầy lùi được dịch bệnh. 
Minh Ánh
TIN LIÊN QUAN

Hội phụ nữ, đoàn thanh niên giúp nông dân tiêu thụ nông sản ngày phong toả

THUỲ TRANG |

Trước thông tin các loại nông sản từ rau củ qua đến trái cây, nấm… của nông dân huyện Hoà Vang, Đà Nẵng đang bị ùn ứ do lệnh phong toả, giãn cách toàn thành phố, Hội Liên hiệp phụ nữ cùng thanh niên đã xắn tay vào giúp kết nối nguồn cung cầu vừa giúp nông dân tiêu thụ nông sản, vừa giúp người dân ở khu vực khác có thực phẩm xanh.

Hơn 60 tấn nông sản từ Công đoàn Giáo dục gửi tới các tỉnh vùng dịch

Huyên Nguyễn - Thành An |

Chương trình “Chuyến xe yêu thương” của Công đoàn Giáo dục Việt Nam với hơn 60 tấn nông sản đã được gửi tới thầy cô, người dân các tỉnh phía Nam đang chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.

Quầy nông sản 0 đồng lưu động đến tận tay người dân khu vực bị phong toả

HÀ ANH CHIẾN |

Tại TP.Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai hiện nay nhiều phường đang bị cách ly y tế, khó tiếp cận nguồn lương thực, thực phẩm đặc biệt là các loại nông sản. Do đó, nhiều cá nhân, tổ chức đã tổ chức các chuyến xe lưu động đưa nông sản 0 đồng đến tận tay người dân, giúp họ vượt qua được khó khăn dịch bệnh COVID-19.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Hội phụ nữ, đoàn thanh niên giúp nông dân tiêu thụ nông sản ngày phong toả

THUỲ TRANG |

Trước thông tin các loại nông sản từ rau củ qua đến trái cây, nấm… của nông dân huyện Hoà Vang, Đà Nẵng đang bị ùn ứ do lệnh phong toả, giãn cách toàn thành phố, Hội Liên hiệp phụ nữ cùng thanh niên đã xắn tay vào giúp kết nối nguồn cung cầu vừa giúp nông dân tiêu thụ nông sản, vừa giúp người dân ở khu vực khác có thực phẩm xanh.

Hơn 60 tấn nông sản từ Công đoàn Giáo dục gửi tới các tỉnh vùng dịch

Huyên Nguyễn - Thành An |

Chương trình “Chuyến xe yêu thương” của Công đoàn Giáo dục Việt Nam với hơn 60 tấn nông sản đã được gửi tới thầy cô, người dân các tỉnh phía Nam đang chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.

Quầy nông sản 0 đồng lưu động đến tận tay người dân khu vực bị phong toả

HÀ ANH CHIẾN |

Tại TP.Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai hiện nay nhiều phường đang bị cách ly y tế, khó tiếp cận nguồn lương thực, thực phẩm đặc biệt là các loại nông sản. Do đó, nhiều cá nhân, tổ chức đã tổ chức các chuyến xe lưu động đưa nông sản 0 đồng đến tận tay người dân, giúp họ vượt qua được khó khăn dịch bệnh COVID-19.