Mát lòng với điểm cho nhận của các "bà nội trợ" Đà Nẵng

THUỲ TRANG |

Thoáng thấy 3 người đàn ông đạp xích lô qua ngã tư, một chị trong Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Chính Gián, Đà Nẵng liền gọi với theo: “Các anh dùng mỳ Quảng, lấy quần áo cũ này”. Sau phút chần chừ, cả 3 người kia dừng xe, một tay gạt mồ hôi trên vầng trán đem sạm vì nắng, tay còn lại đón vội lấy hộp mỳ đã được các chị mang đến tận nơi. Cuối giờ chiều, còn độ 10 suất ăn, các chị, các cô vẫn kiên nhẫn đợi “chắc nhóm mấy anh thợ hồ chưa xong việc”.

Điểm tặng suất ăn, áo quần cuối tuần

Sau dịch bệnh, cuộc sống của người dân dần trở lại bình thường với bộn bề công việc, học tập, thế nhưng những ảnh hưởng của cơn đại dịch vừa qua vẫn khiến không ít người lao động gặp khó khăn. Chính vì vậy, hàng trăm suất ăn miễn phí cuối tuần vẫn được Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Chính Gián, quận Thanh Khê, Đà Nẵng duy trì, nhằm chia sẻ một bữa ăn, vài bộ đồ cho những người cần.

 
Từ 4h chiều thứ 7, nhiều người lao động nghèo tại Đà Nẵng được trao tặng suất ăn miễn phí suốt 2 tháng nay. Ảnh: Thuỳ Trang

Lúc thì làm mỳ Quảng, lúc làm bánh bèo, bánh cuốn… tất cả các suất ăn đều do chính các chị, các cô chế biến. “Ban đầu chúng tôi đặt mua, suất ăn 20.000 – 25.000 đồng nhưng thấy vẫn ít quá. Mình tặng cũng phải tặng cho đáng, cho người lao động ăn thoải mái nên mấy chị em bàn nhau tự nấu. Mỗi tuần, vào ngày thứ 7, 3 đến 4 chị sẽ họp nhau đi chợ, nấu nướng từ sáng sớm” – chị Nguyễn Thị Thuỳ Nhiên, thành viên Hội cho hay.

Đến 3 giờ chiều, các chị, các cô đã í ới nhau chở đồ ăn ra nhà văn hoá phường. Mỗi người một tay chia các phần ăn vào hộp.

 
Các chị, các cô còn trao tặng quần áo cũ cho người cần. Ảnh: Thuỳ Trang

Xong phần ăn, các chị lại soạn quần áo ra vỉa hè. “Đó là quần áo cũ được chúng tôi quyên góp, giặt sạch sẽ và phân loại ra để biết đâu có người cần. Nhất là người lao động xa quê, hoàn cảnh khó khăn” – chị Nhiên kể.

Đúng 4h chiều, những vị khách quen của các bà nội trợ sẽ ghé qua nhận suất ăn. Họ là những người bán vé số, anh thợ hồ, chú chạy xe ôm công nghệ, chị nhặt ve chai. Vậy nhưng, thi thoảng các chị, các cô vẫn với gọi một anh đạp xích lô nào đó. Rồi thoáng thấy cái áo của người này đã cũ, các chị lại gặng hỏi thêm “cô, chú lấy thêm cái áo mà mặc đi làm. Mọi người cứ đến thoải mái lựa”. Mặt tiền nhà văn hoá bỗng trở thành nơi trao tặng, sẻ chia tình người.

Có bao nhiêu trao tặng bấy nhiêu

Được biết, để có số tiền duy trì hàng trăm suất ăn cuối tuần, các thành viên trong Hội đã tự vận động nhau đóng góp. Trong khi đó, phần lớn thành viên của Hội là những bà nội trợ. Nói vậy là bởi đa số các chị, các cô đã về hưu hoặc chỉ buôn bán nhỏ ở nhà. Kinh phí duy trì không nhiều nhưng các chị tự nghĩ: “Người ta có nhiều thì làm nhiều, mình có ít làm ít. Hội có 19 chi hội trưởng thì mỗi tuần, mỗi người đóng góp 100.000 đồng là đủ làm 100 suất ăn rồi”.

 
Kinh phí thực hiện chương trình đều do các "bà nội trợ" đóng góp. Ảnh: Thuỳ Trang

Hoạt động nhiều tháng nay, điểm tặng suất ăn và quần áo của các chị cũng trở nên “quen mặt” với nhiều người. Đôi lúc các chị lại nhận được những món quà bất ngờ, khi một người nào đó mang đến những thùng quần áo cũ. Hay có người đàn ông nọ bất ngờ rút ví gửi các chị 200.000 đồng vì “em biết các chị làm lâu rồi, nay em gửi chút tấm lòng”. Mọi người lúc đó ngạc nhiên, chưa kịp nói gì thì anh nọ đã lên xe đi mất. “Chiếc xe ảnh đi cũng cũ lắm, lúc đầu tôi tưởng ảnh vào nhận suất ăn chứ, ai ngờ cũng có những tấm lòng như vậy” – chị Nhiên tâm sự.

Đang trò chuyện, chị Bích, chị Nhân vẫn chăm chú nhìn dòng người, rồi cất tiếng gọi ai đó: “Lấy suất mỳ ăn đỡ đói đi chị” – tiếng gọi khiến một cô nhặt ve chai giật mình nhìn lại. Giữa trời nắng chang, chiếc xe đạp nhỏ của chị hoá khổng lồ vì phải chở đầy thùng các tông.

Một chị trong hội thấy vậy liền nhanh tay mang suất ăn chạy đến trao. Đang đẩy xe nặng nhọc, chị nhặt ve chai như giật mình, bất giác nở nụ cười.

 
Nụ cười xua tan mệt nhọc của người nhặt ve chai khi được gửi tặng tận tay suất ăn. Ảnh: Thuỳ Trang

Lòng tốt có lúc hoá cơn gió mát. Với những người lao động vất vẻ, vậy đã đủ cho một giây phút nghỉ ngơi. Còn với những người như chị Nhiên, chị Bích, vậy là đủ cho một cuối tuần sẻ chia.

THUỲ TRANG
TIN LIÊN QUAN

Cô chủ 9x mở bếp cơm 0 đồng vì sợ “không có ai làm”

THUỲ TRANG - MAI HƯƠNG |

Biết TP.HCM có những quán cơm 0 đồng cho người lao động nghèo nhưng nghĩ và “sợ” ở Đà Nẵng không có ai làm nên chị Nguyễn Quế Chi đã mang mô hình quán ăn này về. “Đến khi mở ra mới biết có 2 nơi khác cũng làm tương tự mình nhưng thôi, tâm nguyện mình đến đâu thì làm đến đó. Ngày nào khoẻ nấu 100 suất, đợt sau dịch có ngày phục vụ cả 300 suất” – chị Chi kể.

Thầy giáo đào vườn xây bể bơi, dạy miễn phí cho hơn 200 trẻ em nghèo

Quách Du |

Xuất phát từ việc gia đình có người thân và chứng kiến nhiều trường hợp học sinh bị đuối nước, thầy Vũ quyết tâm đào vườn xây bể bơi, dạy bơi miễn phí cho các trẻ em nghèo trên địa bàn.

Vào làng nơi có 4 đứa trẻ ăn cơm nguội trộn ve sầu

Hữu Long |

Làng người đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Vụ Bổn (huyện Krông Pắk, Đắk Lắk) toàn nhà tranh vách nứa. Phần lớn người dân làm rẫy nên trẻ con thường tự chơi với nhau ở nhà.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Cô chủ 9x mở bếp cơm 0 đồng vì sợ “không có ai làm”

THUỲ TRANG - MAI HƯƠNG |

Biết TP.HCM có những quán cơm 0 đồng cho người lao động nghèo nhưng nghĩ và “sợ” ở Đà Nẵng không có ai làm nên chị Nguyễn Quế Chi đã mang mô hình quán ăn này về. “Đến khi mở ra mới biết có 2 nơi khác cũng làm tương tự mình nhưng thôi, tâm nguyện mình đến đâu thì làm đến đó. Ngày nào khoẻ nấu 100 suất, đợt sau dịch có ngày phục vụ cả 300 suất” – chị Chi kể.

Thầy giáo đào vườn xây bể bơi, dạy miễn phí cho hơn 200 trẻ em nghèo

Quách Du |

Xuất phát từ việc gia đình có người thân và chứng kiến nhiều trường hợp học sinh bị đuối nước, thầy Vũ quyết tâm đào vườn xây bể bơi, dạy bơi miễn phí cho các trẻ em nghèo trên địa bàn.

Vào làng nơi có 4 đứa trẻ ăn cơm nguội trộn ve sầu

Hữu Long |

Làng người đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Vụ Bổn (huyện Krông Pắk, Đắk Lắk) toàn nhà tranh vách nứa. Phần lớn người dân làm rẫy nên trẻ con thường tự chơi với nhau ở nhà.